Ôn tập luyện từ và câu cuối năm

Ôn tập luyện từ và câu cuối năm

1/ Dòng nào sau đây là nhóm từ đồng nghĩa:

 A. siêng năng – chăm chỉ -- giỏi giang C. siêng năng – chăm chỉ -- cần cù

 B. chăm chỉ -- cần mẫn – đảm đang D. đảm đang – giỏi giang – siêng năng

2/ Dòng nào sau đây là nhóm từ đồng nghĩa:

 A. bao la – mênh mông – hiu quạnh C. hiu quạnh – vắng vẻ -- thênh thang

 B. bát ngát – thênh thang – vắng ngắt D. vắng vẻ-- vắng ngắt – hiu quạnh

 

doc 8 trang Người đăng nkhien Lượt xem 20189Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập luyện từ và câu cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU CUỐI NĂM
1/ Dòng nào sau đây là nhóm từ đồng nghĩa:
	A. siêng năng – chăm chỉ -- giỏi giang	C. siêng năng – chăm chỉ -- cần cù
	B. chăm chỉ -- cần mẫn – đảm đang	D. đảm đang – giỏi giang – siêng năng
2/ Dòng nào sau đây là nhóm từ đồng nghĩa:
	A. bao la – mênh mông – hiu quạnh	C. hiu quạnh – vắng vẻ -- thênh thang
	B. bát ngát – thênh thang – vắng ngắt	D. vắng vẻ-- vắng ngắt – hiu quạnh
3/ Cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa:
	A. hẹp – rộng	C. hòa bình – bình yên
	B. đoàn kết -- giữ gìn	D. ngày – tháng
4/ Các từ in đậm trong các câu sau đây có quan hệ với nhau như thế nào? 
nước sông ở đây rất đục. Con chim gõ kiến đang đục thân cây.
A. từ đồng nghĩa 	B. từ đồng âm	C. từ nhiều nghĩa
b) đằng chân trời, một đàn cò trắng đang bay. Chúng tôi cắm trại ở chân núi.
A. từ đồng nghĩa 	B. từ đồng âm 	C. từ nhiều nghĩa
5/ Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 “những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô”
	A. nhân hóa	B. so sánh	C. cả a và b đúng
6/ Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa:
 Phân vân – se sẽ -- quyến luyến – do dự -- nhè nhẹ -- quấn quýt
7/ Từ “chao” trong câu “chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.”
	A. vỗ	B. đập	C. nghiêng
8/ Câu sau thuộc kiểu câu gì? “bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.”
	A. ai là gì? 	B. ai làm gì? 	C. ai thế nào?
9/ Chủ ngữ trong câu “bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.” là:
	A. Bé Hà	C. bầu trời
	B. bầu trời ngoài cửa sổ	D. bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà
10/ Câu “Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.” Thuộc kiểu câu:
	A. ai là gì? 	B. ai làm gì? 	C. ai thế nào?
11/ Câu “Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao khi chiều về.” có mấy vế:
	A. 2 vế	B. 3 vế	C. 4 vế
12/ Tìm từ trái nghĩa với từ: hồi hộp, hẹp hòi,..
13/ Đặt 2 câu với từ “chiếu” để phân biệt từ đồng âm
14/ Đặt 2 câu với từ “bụi” để phân biệt từ nhiều nghĩa
15/ Từ bén trong các câu sau, là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa hay từ đồng nghĩa
Cậu bé vội vã đi, chân không bén đất.
Con dao này bén quá !!
16/ Từ “bản” trong câu sau, là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa hay từ đồng nghĩa
con đường từ huyện vào bản tôi rất đẹp.
photo cho tôi thành hai bản nhé !!!
17/ Câu “Đoạn đường dành riêng cho người dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” Có chủ ngữ là:
	A. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về	C. Đoạn đường
	B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi
18/ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: “Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như con người biết buồn vui; biển lúc lạnh lùng đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã.”
19/ Từ “sắc” trong các câu sau, là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa hay từ đồng nghĩa
Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời.
Con dao này rất sắc.
Mẹ em đang sắc thuốc cho bà.
20/ Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
 “nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím, hồng, xanh biếc.”
21/ Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
 “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.”kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.”
22/ Câu “Tôi yêu lắm những buổi trưa hè!” thuộc kiểu câu gì?
23/ Từ đồng nghĩa với từ “vô dụng” là:
	A. vô duyên 	B. vô ơn 	C. vô lý 	D. vô tích sự
24/ Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì? 
 “Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây.”
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
Ngăn cách các vế câu ghép.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
25/ Dòng nào sau đây chỉ toàn là những từ láy:
Không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
26/ Chủ ngữ trong câu sau là gì? “Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào lòng.”
Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt
Hương từ đây
Hương
27/ “mùi thơm” thuộc loại nào? 
	A. Danh từ 	B. tính từ 	C. động từ
28/ Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
 “khi đi trong làng, tôi luôn thấy làn hương quen thuộc của đất quê.”
	A. chỉ nơi chốn	B. chỉ thời gian	C. chỉ nguyên nhân
29/ Từ nào đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”
	A. trẻ em	B. thời thơ ấu	C. trẻ con
30/ Câu “Con đê quen thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ?
	A. 2 quan hệ từ (đó là ..)
	B. 2 quan hệ từ (đó là ..)
	C. 2 quan hệ từ (đó là ..)
31/ Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chổ trống trong mỗi câu dưới đây:
	a) .nghị lực của mình chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ.
	b) .. chú Trọng không có ý chí và nghị lực  chú sẽ không thành công.
	c) chú Trọng là một nông dân bình thường .. chú ấy có ý chí và nghị lực hơn người.
32/ Gạch dưới quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng.
Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
Tuy không nhặt đá đắp thì chú không có đất trồng trọt.
Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì đuổi theo.
33/ Dấu ngoặc kép trong câu: “Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá để đắp thành là “điên” có ý nghĩa gì?
Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Đánh dấu lời nói của nhân vật.
Đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.
34/ Câu “Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng đây đậu bò xanh rờn nở hoa tím ngắt.” Có mấy trạng ngữ? gạch dưới trạng ngữ.
	A. 1 trạng ngữ 	B. 2 trạng ngữ	C. 3 trạng ngữ
35/ Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
 “Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lúc có 1 không 2: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đà dài 800m.”
Giải thích cho bộ phận đứng trước.
Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Cả a và b đều đúng.
36/ Tìm quan hệ từ trong đoạn văn sau:
 “Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên để chơi, có một cậu bé cứ ngắm nhìn chiếc xe đạp với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.”
37/ Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau:
 “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.”
38/ Cho biết từ hay trong các câu sau thuộc loại câu hỏi gì?
Cô bé nghỉ xem mình có nên tiếp tục hát nửa hay không. ()
Cô bé hát rất hay. ()
Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời. ()
39/ Xác định từ loại cho những từ được gạch dưới trong câu sau:
 “Mẹ Tê-ra-sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nổi đơn côi,
Không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình.”
40/ Tìm một từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ “biết ơn”
41/ Điền quan hệ từ thích hợp vào chổ trống:
 “Chúng ta phải đi đến sân bay ..xe taxi”
42/ Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mãnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ.
43/ Tiếng truyền trong “kẻ thù truyền kiếp” có ý nghĩa gì?
Trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)
Làm lan rộng ra cho nhiều người biết	C. nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người
44/ Xác định từ loại của từ gạch dưới trong các câu sau:
Con mới chính là người anh hùng thật sự, con trai ạ! ..
Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ! 
45/ Từ trái nghĩa với từ tuyệt vọng
	A. vô vọng	B. hi vọng 	C. thất vọng
46/ Gạch chân quan hệ từ “Cuộc đời của ông ấy đúng là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.”
47/ Câu “Ngoài ra, ông ấy còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí Khoa học.” thuộc kiểu câu gì?
	A. ai là gì ?	B. ai làm gì? 	C. ai thế nào?
48/ Điền quan hệ từ thích hợp vào chổ trống:
. Cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá .. cậu bé vô cùng xúc động.
. Cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình . Cậu bé đã không tính công những việc cậu đã làm cho mẹ.
49/ từ trái nghĩa với từ phức tạp là:
	A. đơn sơ 	B. đơn giản	C. đơn độc	D. rắc rối
50/ Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
 “Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.”
51/ Điền cặp từ hô ứng:
Tôi ... cầm sách để đọc, cô giáo . Nhận ra là mắt tôi không bình thường.
Bạn . Cho nhiều, bạn .. nhận được nhiều.
52/ Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
 “Ổng bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nửa.”
53./ Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì?
“Ông không việc gì nhưng cái bi đông thì bị “thương”
54/ Điền cặp từ hô ứng
Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến  thì cái bi đông cũng theo ông đến ..
..biết nhiều chuyện về cái bi đông ông kể, tôi  quý nó.
55/ Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào?
	A. học hỏi	B. suy nghỉ	C. tranh luận 	D. hiểu biết
56/ Dấu phẩy trong câu: “Anh bắt đầu nói khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có tác dụng gì?
57/ Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
 ‘Trường em nằm trên con đường Lê Lợi, một con đường nằm ở trung tâm thành phố. Trước trường, đỏ rực màu hoa phượng vĩ. Mấy hôm nay, bọn em thường rủ nhau nhặt những cánh hoa học trò rơi về ép vào trong vở.”
58/ Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau:
 a) Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới 3 em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái bằng giấy mũn mĩm.” .
Ông cười, bảo tôi:
Nín đi con. Hôm nay là ngày noel mà.
59/ Các câu trong đoạn văn sau được liên kết bằng cách nào?
 “Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên có cả những con búp bê.”
60/ Trong các câu sau câu nào là câu ghép:
Rau khúc vừa dai, vừa dẻo.
Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau khúc rất ngắn.
Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biếng ngay.
61/ Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
 “Bởi vì ngay bây giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần ăn cho mình một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn là trong hoài niệm.”
Đánh dấu chỗ bắt đầu lói nói của nhân vật trong đối thoại.
Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
62/ Hai câu: “Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau khúc ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” Được liên kết với nhau bằng cách nào.?
	A. lặp từ ngữ	B. Thay thế từ ngữ	C. từ nối.
63/ Hai câu: “Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài.” Liên kết với nhau bằng cách nào.”
A. thay thế từ và lặp từ	B. dùng từ nối và lặp từ 	C. thay thế từ và dùng từ nối
64/ Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
 “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm ai mà chẳng thích.”
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
65/ câu nào là câu ghép.
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm.
Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
66/ Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
 “Tết đến hoa đào đỏ thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.”
	A. lặp từ ngữ 	B. dùng từ nối	C. thay thế từ.
67/ Câu “Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương mẹ vẫn sống cố đứng vững.” Có mấy vế câu:
	A. 1 vế câu	B. 2 vế câu	B. 3 vế câu
68/ “Nhưng Bạch Dương mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên.”
câu trên là câu gì? ..
xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó.
Câu có các quan hệ từ nào:
69/ Trong câu ghép “chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần phải trang điểm và làm tóc.” Từ nào nối các vế câu:
	A. vừavừa 	B. chỉ có 	C. vì 	D. và 
70/ Dấu hai chấm trong câu sau có tác dùng gì?
	“ Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nổ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.”
dẩn lời nói trực tiếp của nhân vật.
giải thích cho bộ phận đứng trước 	C. liệt kê sự việc.
71/ Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì
 “Nếu ta quen sống một cuộc sống phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ bay được .”
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
72/ Dấu ngoặc kép có tác dụng gì trong câu?
 “Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi.”
Trích dẩn lời nói của nhân vật 
Báo hiệu từ dùng trong ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt
Báo hiệu nguồn trích dẫn.
73/ Dấu gạch ngang có tác dụng gì? “Hai vợ chồng đều muốn mời cả ba người đàn ông – vẫn đang ngồi ở trước cửa nhà họ -- vào nhà.”
Đánh dấu chổ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
74/ Các từ gạch dưới thuộc loại từ gì?
 “Nghe nó mà xốn xang mãi không chán.” 
75/ Từ in đậm thuộc loại từ gì?
Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.(.)
Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị mình.(.)
Tự nhiên nước mắt tôi trào ra.(.)
76/ Các vế câu được nối như thế nào?
 a) Mọi người đứng dậy reo mừng: Hồ chủ tịch đã đến 
	A. nối bằng từ có tác dụng nối 	B. nối trực tiếp
 b) Lan ít nói, hiền lành còn Loan thì lanh lẹ, nóng tính.
	A. nối bằng từ có tác dụng nối 	B. nối trực tiếp
77/ Đặt câu ghép có các vế câu được nối:
nối trực tiếp: .
nối bằng từ có tác dụng nối: .
78/ Điền từ quan hệ thich hợp:
 “Mình đến nhà bạn . Bạn đến nhà mình?”
79/ Các câu ghép sau biểu thị mối quan hệ gì?
 a) Vì thời tiết xấu nên máy bay không cất cánh (.)
 b) Nếu em không thuộc bài thì em sẽ bị điểm kém. (.)
 c) Giá mà tôi không chủ quan thì tôi không thua cuộc (.)
 d) Mặc dù trời nắng gay gắt nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng. ()
 e) Chẳng những Hồng giỏi văn mà bạn ấy còn giỏi toán. (.)
80/ Đặt câu ghép biểu thị quan hệ:
Nguyên nhân – kết quả.
Điều kiện – kết quả.
Tương phản 
Tăng tiến
81/ Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
 “Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung , cũng phơi phới.”
	A. lặp từ 	B. thay thế từ	C. Dùng từ ngữ nối
82/ “Chị Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng. Nhưng hình ảnh của người con gái đất đỏ ấy vẫn sống mãi trong lòng mọi người.”
A. lặp từ và thay thế từ	B. dùng từ nối và thay thế từ 	C. dùng từ nối và lặp từ
83/ “Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Trước khi cưới chồng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây chỉ thấy chồng nàng cau có, gắt gỏng.” 
A. lặp từ và thay thế từ	B. dùng từ nối và thay thế từ 	C. dùng từ nối và lặp từ
84/ Các câu sau thuộc kiểu câu gì?
Khu vườn của bà xanh mượt, tươi tốt. (.)
Em đừng bắt chước cậu ta! (.)
Vầng trăng sáng quá!	(.)
85/ Đặt câu với các trường hợp sau và dùng dấu câu thích hợp
Nhờ ai đó bật đèn dùm
Hỏi xem khi nào mẹ đi chợ
Thể hiện cảm xúc khi xem bộ phim hay
86/ Dấu gạch ngang trong các câu sau đây có tác dụng gì?
Bạn Sơn – người đội nón đỏ -- là tổ trưởng tổ Hai. (.)
Khi ở nhà một mình em không nên:
Cho người lạ biết em đang ở nhà một mình
Cho người lạ vào nhà
Mở toang cửa (.)
Thầy hỏi:
Cháu muốn đi học chưa hay còn thích chơi? 
87/ Dấu hai chấm có tác dụng gì?
Cả nhà em vui mừng: bà đã khỏi bệnh. .
Tôi hỏi Toàn:
Cậu học bài chưa? 
88/ Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
Tôi hỏi Toàn : “Cậu học bài chưa?” .

Tài liệu đính kèm:

  • docBDHSGTV5 DANH DONG TINH.doc