Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy toán 5 (bốn phép tính với số thập phân)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy toán 5 (bốn phép tính với số thập phân)

Trong chương trình toán lớp 5 ở chương III ( Số thập phân, các phép tính về số thập phân ) là một chương trình học đóng vai trò rất quan trọng, đây là cơ sở nền tảng giúp cho học sinh học tốt các chương còn lại đồng thời cũng là cơ sở giúp cho học sinh học tốt một số môn học ở các bậc học tiếp theo.

 Trong thực tế giảng dạy lớp 5 qua nhiều năm tôi nhận thấy dạy học sinh tính cộng, trừ, nhn v chia số thập phân theo quan điểm sách học sinh và sách giáo viên đã hướng dẫn thì học sinh trung bình và yếu thường sai một số trường hợp như sau :

 - Học sinh đặt tính sai dẫn đến kết quả sai .

 - Học sinh quên đặt dấu phẩy ở tổng, hiệu, tích hoặc thương tìm được .

* để khắc phục những lý do nêu trên nên bản thân tôi tiến hành chọn viết chuyên đề : “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LỚP 5 (BỐN PHP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN ” Nhằm khắc phục những tình trạng nêu trên.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy toán 5 (bốn phép tính với số thập phân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỐN 5
( Bốn phép tính với số thập phân )
	I . Nguyên Nhân :
	Trong chương trình toán lớp 5 ở chương III ( Số thập phân, các phép tính về số thập phân ) là một chương trình học đóng vai trò rất quan trọng, đây là cơ sở nền tảng giúp cho học sinh học tốt các chương còn lại đồng thời cũng là cơ sở giúp cho học sinh học tốt một số môn học ở các bậc học tiếp theo. 
	Trong thực tế giảng dạy lớp 5 qua nhiều năm tôi nhận thấy dạy học sinh tính cộng, trừ, nhân và chia số thập phân theo quan điểm sách học sinh và sách giáo viên đã hướng dẫn thì học sinh trung bình và yếu thường sai một số trường hợp như sau :
	- Học sinh đặt tính sai dẫn đến kết quả sai .
	- Học sinh quên đặt dấu phẩy ở tổng, hiệu, tích hoặc thương tìm được .
* để khắc phục những lý do nêu trên nên bản thân tôi tiến hành chọn viết chuyên đề : “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LỚP 5 (BỐN PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN ” Nhằm khắùc phục những tình trạng nêu trên.
II/ Nội dung và phương pháp thực hiện .
	Để khắc phục các trường hợp nêu trên, dưới đây là một số quan điểm mà tôi đã đặt ra nhằm áp dụng thực hiện trong việc giảng dạy bốn phép tính với số thập phân như Sau :
	1. Nội dung :
	a. Phép cộng, trừ và nhân số thập phân.
	b. Phép chia số thập phân.
2. Phương pháp thực hiện ( kĩ thuật dạy phép tính ) :
	a. Sơ đồ về hình thành kĩ thuật tính với các số thập phân.
Kĩ thuật tính :
-Đặt tính
-Tính ( như với số tự nhiên )
- “Xử lí” dấu phẩy ở kết quả.
Tình huống thực tế
Phép tính với số thập phân
Chuyển về phép tính với số tự nhiên
`	
Ví dụ :
Bài tốn (Ví dụ 1, SGK, Trang 49)
Đặt tính rồi tính :
1 , 8 4
 + 2 , 4 5 
 4 , 2 9(m)
1,84+2,45 = ? (m)
184
 + 245
 429 (cm)
Ta cĩ 429 cm = 4,29 m.
Vậy : 1,84 + 2,45 + 4,29 (m)
b. Kĩ thuật dạy phép tính cộng trừ nhân hai số thập phân :
	Việc 1. Nêu bài tốn ( Trong SGK) dưới dạng tĩm tắt.
	Việc 2. Hướng dẫn học sinh viết câu lời giải và phép tính.
	Việc 3. Hướng dẫn học sinh nhận biết đây là phép tính với các số thập phân.
	Việc 4. hướng dẫn học sinh chuyển số đo dưới dạng số thập phân về số đo dưới dạng số tự nhiên, tính kết quả, sau đĩ chuyển số đo dưới dạng số tự nhiên về số đo dưới dạng số thập phân.
	Việc 5. Hướng dẫn học sinh viết kết quả bài tốn dưới dạng số thập phân.
	Việc 6. Hướng dẫn học sinh kĩ thuật thực hiện phép tính với số thập phân: 
- Đặt tính.
- Tính như số tự nhiên.
-“Xử lí” dấu phẩy ở kết quả.
	Việc 7. Hướng dẫn học sinh nêu thành quy tắc.
	c. Phép chia.
	Kĩ thuật dạy chia số thập phân theo từng trường họp sau :
	* Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
	Nội dung được trình bày tương tự như bài cộng, trừ, nhân ở trên.
	Lưu ý : Trong việc 6 : vừa tính vừa “ xử lí” dấu phẩy ( Trước khi đưa chữ số đầu tiên ở phần thập phân vào phép chia thì đặt dấu phẩy vào thương rồi mới tiếp tục phép chia )
	* Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
	Việc 1. Nêu bài tốn
	Việc 2. Hướng dẫn học sinh viết câu lời giải và phép tính
	Việc 3. Hướng dẫn học sinh nhận biết đây là phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên.
	Việc 4. Tổ chức học sinh đặt tính chia
	Việc 5. Tổ chức học sinh thực hiện tính chia 
	Việc 6. Cho học sinh nhận xét kết quả của phép chia này ( Phép chia cịn dư )
	Việc 7. Hướng dẫn học sinh thực hiện tiếp phép chia để cĩ kế quả ( thương là số thập phân )
	Việc 8. Hướng dẫn học sinh viết kết quả và nêu thành quy tắc
	* Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	Việc 1. Nêu bài tốn.
	Việc 2. Hướng dẫn học sinh viết câu lời giải và phép tính.
	Việc 3. Hướng dẫn cho học sinh nhận biết đây là phép chia số tự nhiên cho số thập phân.
	Việc 4. Hướng dẫn hoc sinh chuyển về phép chia cho số tự nhiên.
	Việc 5. Tổ chức học sinh thực hiện phép chia.
	Việc 6. Hướng dẫn học sinh viết kết quả và nêu quy tắc.
* Chia một số thập phân cho một số thập phân.
	Kĩ thuật thực hiện tương tự như chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	Chú ý : Trong phép chia số thập phân, cĩ thể xác định được số dư của mỗi bước chia, cịn số dư của phép chia phụ thuộc vào việc xác định thương.
Ví dụ :
22,44 18
 4 4 1,24
 84
 12
	Với thương là 1,24 thì số dư là : 0,12
22,44 18
 4 4 1,246
 84
 120
 12
 Với thương là 1,246 số dư là : 0,012
III. GIÁO ÁN MINH HỌA ĐỀ TÀI.
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
 A. Mục tiêu.
	 Giúp HS :
Biết cộng hai số thập phân.
Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
 B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp.
- GV giới thiệu buổi học.
-GV giới thiệu GV dự giờ ( nếu có )
-Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài sau :
+ 2,45m =  em 
+ 2 5 7
 +3 2 1
- HS – GV nhận xét. Cho điểm.
- Nhận xét phần kiểm tra.
3 .Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài.
 Ở lớp học dưới các em đã tìm hiểu các phép tính với số tự nhiên. Đối với số thập phân có thể thực hiện các phép tính được hay không, cách thực hiện như thế nào ?
 Hôm nay lớp ta sẽ tìm hiểu về : “ II - CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN ”. Phần 1 : Phép cộng. Với bài 
 CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
3.2 Bài giảng
a. Hướng dẫn HS thực hiện cộng hai số thập phân.
* Ví dụ 1.
-GV ghi VD1 
-Gọi 2HS đọc.
- Hỏi : Đề cho biết gì ? Đề hỏi gì ?
-Muốn biết đường gấp khúc đó dài bao nhiêu ta làm như thế nào ? 
-Mấy cộng với mấy ?
-GV nêu : 1,84 + 2,45 là phép cộng hai số thập phân.
- Yêu cầu HS trao thảo luâïn nhóm tìm cách giải bài toán nầy.
- Gọi HS nêu cách giải bài toán.
- Gọi HS lên bảng giải.
- GV chuyển ý và hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK.
- Cho HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa hai phép cộng.
- Gọi HS nêu cách cộng hai số thập phân.
- GV kết luận.
* Ví dụ 2 
- GV ghi ví dụ : 15,9 + 8,75 = ?
-Gọi HS lên bảng tính. Yêu cầu : Vừa tính vừa nói theo cách cộng hai số thập phân.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS nhận xét hai ví dụ : VD1 và VD2 về số các chữ số trong phần thập phân của các số hạng.
- Khi đặt tính trong phép cộng này ta cần chú ý điều gì ?
* Rút ra quy tắc : Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào ?
-GV nhận xét và rút ra kết luận. Ghi bảng.
b. Thực hành
 Bài 1 a,b. HS làm việc cá nhân.
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-Gọi 4 HS lên bảng tính
- HS – GV nhâïn xét. Ghi điểm.
Bài 2a,b. Thực hiện tương tự bài 1.
 * GV chuyển ý khen HS, Tặng HS mỗi em 1 bông hoa điểm thưởng. 
Yêu cầu HS di chuyển và hát vui sau đó ngồi vào vị trí đã quy định ( các bạn có cùng 1 loại hoa ngồi với nhau tạo thành 1 nhóm )
Bài 3. 
- Gọi HS đọc đề
- Hỏi : Đề bài cho biết gì ?
- Đề bài hỏi gì ?
- Muốn biết Tiến cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài 3/ .
-Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- HS – GV nhận xét. Khen nhóm làm đúng nhất, chính xát nhất.
4. Củng cố – Dặn dò.
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào ?
-Liên hệ bài .
-Nhận xét tiết học.
- HS học bài.
-Làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài mới.
2HS lên bảng làm bài
HS theo giỏi nhận xét
* Ví dụ 1
- HS quan sát.
- 2HS đọc VD
- Đọan AB dài 1,84 m ; Đoạn BC dài 2,45m
 Đề hỏi : Đường gấp khúc đó dài bao nhiêu.
- Ta tính tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và BC.
-1,84 + 2, 45 =  m
- HS nghe.
- HS thảo luận tìm cách giải toán.
- HS nêu.
-HS giải 
 1,84m = 184 em 184
 2,45m = 245 em + 245 
 429 ( em )
 429 em = 4,29 ( m )
 Vậy : 1,84 + 2,45 = 4,29 ( m )
- HS nhận xét :
+ Giống : Đặt tính giống, cách tính giống.
+ Khác : Một phép tính có phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.
- HS nêu. HS khác nghe và nhâïn xét 
* Ví dụ 2
-HS theo giỏi
- 1HS lên bảng tính. HS còn lại theo giỏi và nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS nêu : VD1 Phần thập phân của hai số hạng có các chữ số bằng nhau. 
VD2 phần thập phân số hạng thứ nhất có 1 chữ số ; phần thập phân số hạng thứ hai có hai chữ số.
- Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải 
của số hạng thứ nhất cho bằng số chữ số trong phần thập phân của số hạng thứ hai.
* HS nêu như SGK.
b. Thực hành
Bài 1
- HS nêu yêu cầu.
- HS lên bảng làm.
Bài 2
* HS nhận hoa
- HS di chuyển theo quy định.
Bài 3
- HS đọc đề
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS làm bài.
- HS trình bài kết quả.
 Tiếng cân nặng là :
 3 2,6 + 4,8 = 37,4 ( kg)
 Đáp số : 37, 4 (kg)
IV Kết quả thực hiện :
 Qua thực tế, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi nhận thấy đạt được những kết quả sau : 
 -HS học tập tích cực. Đa số HS biết cách đặt tính và thực hiện đúng bài toán. HS không còn quên đặt dấu phẩy ở kết quả tìm được. 
 - HS có kiến thức nền tảng để học tập nội dung tiếp theo của chương trình học.
 - HS có thái độ đúng đắng trong học tập.
 - Đây chính là kết quả dẫn đến chất lượng cao ở môn toán của học sinh lớp năm trong năm học qua.	
Duyệt của hội đồng khoa học nhà trường.
Tân Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Người viết
Thái Trung Tính
V . Bài học kinh nghiệm .
Sau thời giang thực hiện chuyên đề bảng thân tôi nhận thấy đạt được một số kết quả sau :
	 - Giúp cho mọi đối tương học sinh đăt tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân một cách chính xác và rất dễ dàng . 
	- Giúp cho mọi đối tượng học sinh không quên đặt dấu phẩy ở kết quả đã tìm được .
	-Giúp cho học sinh học tốt các chương còn lại của môn Toán lớp 5 và một số môn học khác
Môn 
Năm học trước
Chất lượng qua 2 năm học trước
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
 Toán 
2006-2007
2007-2008
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến học sinh khối 5 của trường xét đỗ tốt nghiệp tiểu học đạt chỉ tiêu trong nhiều năm qua 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 4 phep tinh voi so thap phan.doc