Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

I. Lý do chọn đề tài

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân tộcViệt Nam, là thứ của cải vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, giữ gìn và bảovệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nước . Vì vậy,mỗi chúng ta phải luôn luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự giàu có và trong sáng của tiếng việt , để tiếng Việt mãi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người Việt Nam, là công cụ bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Để làm được điều này thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng bởi tiếng việt chính là một môn học trong hệ thống giáo dục .

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1933Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THANH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Lĩnh vực	: Môn Tiếng việt
Tên tác giả	: Lê Thị Thắm
Chức vụ	: Giáo viên
Năm học : 2010 - 2011
 MỤC LỤC 
	TRANG
 A. MỞ ĐẦU 
I.Lý do chọn đề tài ........................................................................................2
II.Mục đích, nhiệm vụ ..................................................................................3
III. Đối tượng, phạm vi, phương pháp...........................................................4
 B. NỘI DUNG 
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập 
MRVT theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 
I.Cơ sở lí luận ...............................................................................................5 
II.Cơ sở thực tiễn...........................................................................................7
Chương 2: Hệ thống bài tập MRVT theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 
I.Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập........................................................8
II.Hệ thống bài tập MRVT............................................................................9
III.Hướng dẫn sử dụng và thực nghiệm sư phạm .......................................32
IV.Thiết kế giáo án thử nghiệm ..................................................................36
V.Kết luận. .................................................................................................39
VI.Tài liệu tham khảo .................................................................................41
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân tộcViệt Nam, là thứ của cải vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, giữ gìn và bảovệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nước . Vì vậy,mỗi chúng ta phải luôn luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự giàu có và trong sáng của tiếng việt , để tiếng Việt mãi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người Việt Nam, là công cụ bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Để làm được điều này thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng bởi tiếng việt chính là một môn học trong hệ thống giáo dục .
2. Ngày nay do yêu cầu của sự phát triển văn hoá , khoa học , kinh tế 
- Môn Tiếng Việt ở phổ thông (trong đó có môn Tiếng Việt lớp 3) được dạy tích hợp. Dạy tích hợp như vậy ít nhiều gây khó khăn, bỡ ngỡ cho cả người dạy lẫn người học . Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa dùng trong nhà trường mang tính pháp lí, cần phải có thêm những cuốn sách tham khảo cho giáo viên và học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học.
- Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhưng chưa
thấycó một công trình nghiên cứu nào xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm dùng cho học sinh lớp 3 một cách toàn diện.
3. Hình thành năng lực từ ngữ cho học sinh (HS) cấp tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng là mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ ở cấp tiểu học . Bởi vậy, muốn thực hiện được mục tiêu này trước hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng 4. Ngoài những căn cứ lí luận và thực tiễn nói trên, tôi "Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3" còn là vì hệ thống bài tập được xây dựng theo chủ điểm sẽ phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy (chương trình phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3 được bố trí dạy theo chủ điểm), phù hợp với đặc trưng về tính hệ thống của từ vựng, phù hợp với qui luật tích luỹ vốn từ.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
-Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực tế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 tôi làm đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm một cách tương đối toàn diện về hình thức cũng như nội dung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt lớp 3, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn nàyỷơ trường trong vài năm gần đây.
- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài để làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập.
- Xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng theo chủ điểm trong Tiếng Việt 3.
- Thiết kế một bài dạy thử nghiệm và tổ chức dạy thực nghiệm ở một số lớp bước đầu đánh giá hiệu quả và tính thực thi của đề tài 
III. Đối tượng , phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm được sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3
2. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 bao
gồm 15 chủ điểm nhưng đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 5 chủ điểm, đó là:
- Chủ điểm Măng non;
- Chủ điểm Tới trường;
- Chủ điểm Thành thị và Nông thôn;
- Chủ điểm Sáng tạo;
- Chủ điểm Nghệ thuật;
Đề tài cũng chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo 5 chủ điểm trên.
3.Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để khảo sát, phân loại các dạng bài tập, phân loại kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được dùng để phân tích, tổng hợp kết quả điều tra thực tế. Phương pháp này còn được dùng để phân tích và tổng kết kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: phương pháp này còn được dùng để so sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy và học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được vận dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm những dạng bài tập mà đề tài đề xuất.
	 B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HS LỚP 3
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh
-Trong dạy học từ ngữ thì mục tiêu: Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh chính là mục tiêu quan trọng nhất của dạy - học từ ngữ. vậy năng lực từ ngữ là gi?
1.1:Năng lực từ ngữ là gì ?
- Năng lực từ ngữ là một bộ phận của năng lực ngôn ngữ, bao gồm vốn từ và kỹ năng sử dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản. Như vậyđể có năng lực ngôn ngữ nói chung và năng lực từ ngữ nói riêng tt thì trước hết mỗi cá nhân phải có một vốn từ nhất định, sau nữa là phải nắm được nghĩa và có kỹ năng sử dụng chúng trong mọi tình huống.
1.2: Vốn từ của cá nhân và vốn từ của học sinh tiểu học
- Vốn từ của cá nhân: "Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp" 
-Vốn từ của mỗi cá nhân có thể có được do quá trình tích luỹ tự nhiên (vô thức) hoặc được hình thành do quá trình học từ (có ý thức)
-Vốn từ của cá nhân luôn biến động và phát triển theo độ tuổi, môi trường sống và những hoạt động của cá nhân ấy. 
- Vốn từ của học sinh tiểu học: Khó có thể thống kê một cách chính xác vốn từ của mỗi cá nhân nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng, bởi vốn từ luôn là một hệ thống mở có tác giả ước tính học sinh học xong tiểu học sẽ có vốn từ khoảng 12.000 từ.
- Vốn từ của học sinh tiểu học cũng có thể hình hành từ 2 con đường: hình thành theo con đường tự nhiên và hình thành theo con đường tự giác, có ý thức.
- Vốn từ của học sinh tiểu học hình thành theo con đường tự nhiên, vô thức lệ thuộc nhiều vào môi trường sống và địa bàn cư trú
- Vấn đề vốn từ của học sinh tiểu học là một vấn đề phức tạp: do vốn từ của học sinh tiểu học chủ yếu hình thành qua cách học tự nhiên, vô thức, dựa vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp để phỏng đoán nghĩa của từ... cho nên trong vốn từ này, có một số từ không được hiểu đúng về âm thanh - chữ viết, học sinh hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về nghĩa, sử dụng từ không đúng hoặc chưa thích hợp...
2 . Phương pháp mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học.
- Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học theo Lê Hữu Tỉnh là phải dựa
vào quy luật nhận thức (quy luật tiếp nhận từ ngữ) của con người nói chung, trẻ
em nói riêng. Đồng thời cũng phải dựa vào qui luật liên tưởng của con người, cụ thể dựa trên quan hệ liên tưởng giữa các từ trong đầu óc con người [35, tr.25].
- Từ ngữ tích luỹ trong đầu óc học sinh không phải là một sự sắp xếp lộn xộn mà tạo thành những hệ thống liên tưởng nhất định. Chính vì đặc điểm này mà khi mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải chú ý đến qui luật liên tưởng để cung cấp những từ ngữ cần thiết cho các em.
- Ngoài phương pháp cung cấp (hoặc hướng dẫn các em) tìm những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, có quan hệ ngữ nghĩa với từ đã cho , chúng ta còn có thể hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ dựa vào việc cung cấp cho các em những từ ghép hay từ láy cùng gốc.
3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ tiếp theo của việc dạy từ ngữ
- Nếu chỉ có vốn từ trong đầu mà không biết sử dụng những từ đó trong từng hoàn cảnh giao tiếp thì vốn từ đó cũng chỉ là một vốn từ chết. Cho nên, rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc mở rộng vốn từ (cung cấp từ) mà còn phải dạy các em biết cách sử dụng và cao hơn nữa là sử dụng tốt vốn từ đó.Tức là phải dạy các em nắm vững nghĩa của từ, sau đó mới dạy cách sử dụng vốn từ đó.
 - phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng từ cho học sinh rất đa dạng nhưng cách thông dụng và phù hợp nhất là yêu cầu và hướng dẫn các em làm bài tập. Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng dùng từ cho học sinh thường gặp là: Điền từ vào chỗ trống (dạng bài tập điền khuyết), đặt câu (hoặc tạo cụm từ) với từ cho trước, viết đoạn văn với một số từ cho sẵn, chữa lỗi dùng từ, v.v....
Kết luận:
-Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là: khái niệm và phương pháp rèn luyện năng lực từ ngữ 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1.Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3
- Môn Tiếng Việt 3 gồm 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập Viết, Tập làm văn. Phân môn Luyện từ và câu được dạy mỗi tuần 1 tiết.
- Nội dung chính của phân m ... ược đề tài trình bày ở mục 3.2.3.3.
3.2.2.Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 
Bảng 3.1:
Tên giáo viên dạy
Lớp
Số
HS
Lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng
Lê Thị Thắm
3 C
23
thực nghiệm
Nguyễn Thị Thanh Tâm
3 B
24
đối chứng
3.2.3. Quy trình thực nghiệm
3.2.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm: Gồm các khâu sau đây:
- Trao đổi với giáo viên và học sinh về mục đích kế hoạch và phương thức thực nghiệm.
- Hướng dẫn giáo viên dạy lớp thực nghiệm soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học theo thiết kế bài giảng mà đề tài đề xuất.
3.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm
- Giờ học được tiến hành theo tiến trình sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên.
- Giờ học được tiến hành theo chương trình nhưng có sử dụng những bài tập mà đề tài đưa ra 
3.2.4. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm
3.2.4.1. Cách kiểm tra và đánh giá.
- Dùng phiếu thăm dò và kiểm tra giấy để đánh giá kết quả dạy - học của cả hai lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
- So sánh kết quả của lớp dạy thực nghiệm và lớp dạy đối chứng rồi rút ra kết luận về dạy học một bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm mà đề tài đưa ra 
Kết quả giờ dạy được đánh giá qua bài làm của học sinh (xem bảng 3.2).
3.2.4.2. Kết quả thực nghiệm qua các bài kiểm tra của học sinh
 Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra 
Số học sinh
Kết quả bài làm của học sinh
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 0-2
SL
bài
Tỷ lệ
%
SL
bài
Tỷ lệ
%
SL
bài
Tỷ lệ
%
SL
bài
Tỷ lệ
%
SL
bài
Tỷ lệ
%
ĐC
24
3
12,5
7
29,2
8
33,3
6
25,0
0
0
TN
23
 7
30,4
10
43,5
5
21,7
1
4,4
0
0
3.2.4.3. Nhận xét về kết quả học tập của học sinh qua dạy thực nghiệm
-Bảng tổng hợp điểm ở Bảng 3.2 cho thấy kết quả học tập của học sinh ở 2 lớp: lớp dạy thực nghiệm và lớp dạy đối chứng như sau:
- Số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm tỷ lệ cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể điểm khá - giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng » 17,9 %. 
- Số học sinh đạt điểm yếu kém ở lớp đối chứng cao hơn lớp thực
nghiệm cụ thể là: » 20,6 %.
- Số học sinh đạt điểm trung bình ở lớp học đối chứng cao hơn số học sinh ở lớ thực 
nghiệm. Cụ thể là: »11,6 %;
IV) THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM 
Giáo án 
I. Mục tiêu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC
(Thời gian: 1 tiết)
- Xác định được các từ ngữ thuộc chủ điểm tới trường 
- Củng cố thêm vốn từ về trường học, biết vận dụng để viết và nói.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập;
- Phiếu học tập;
- Tranh ảnh về trường học: Hoạt động, đồ dùng dạy và học, bàn ghế...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học rồi ghi đầu bài lên bảng.
Bài tập1: Gạch chân những từ chỉ đồ dùng học tập trong dãy từ dưới đây: Lớp, trường, xe đạp, bút, thước, sách,
vở, bút chì, bảng, bàn, ghế.
Bài tập 2: Những từ nào được dùng để chỉ hoạt động học tập của học sinh trong các từ sau đây:
Vẽ, đọc, hát, lau (bảng), giải (bài tập),
- Học sinh đọc thầm yêu cầu bài của nhóm, suy nghĩ, một em đại diện nhóm lên bảng làm bài.
- Cả lớp cùng nhận xét bài của từng bạn làm trên bảng.
Bài tập 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Hùng rất...........học. Em giữ gìn
sách rất..............
b. Thu đi học rất......., cả năm Thu không......buổi học nào.
c. Ngày 5 tháng 9 là ngày................
d. Hết năm học, chúng em sẽ............ e. .....đen của lớp tôi làm bằng,.........
- Giáo viên đọc và ghi bài tập lên bảng.
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài (mỗi
em làm 1 ý.
Cho cả lớp nhận xét.
Bài tập 4: Điền từ thích hợp vào ô trống theo mô hình và các gợi ý dưới đây:
a. Được học tiếp lên lớp trên: có 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L
b. Sách dùng để dạy và học trong nhà trường có 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ S.
c. Nghỉ giữa buổi học: bắt đầu bằng chữ r, có 2 tiếng

- Học sinh đọc thành tiếng bài tập.
- Suy nghĩ tìm hiểu yêu cầu của bài.
Các từ để điền:
a- chăm, cẩn thận
b- đều, nghỉ
c- khai trƣờng
d- nghỉ hè
e- bảng, ghỗ
- Học sinh đọc và suy nghĩ yêu cầu của bài tập.
- Lựa chọn từ có số chữ cái bằng
số ô trống.
- Viết sẵn các từ tìm được vào nháp để kiểm tra số chữ cái có bằng số ô không.
- 3 học sinh lên bảng điền từ vào 3 mô hình.
Đáp án:
a. LÊN LỚP
b. SÁCH GIÁO KHOA
c. RA CHƠI
- Các em cần chú ý đến gợi ý và số ô trống. Số chữ cái của từ cần điền phải bằng số ô trống trong mô hình và phù hợp với gợi ý.
- Gọi 3 học sinh lên làm 3 ý của bài.
- Cho cả lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét kết quả bài làm của học sinh trên bảng và dưới lớp.
Bài tập 5: (Học sinh khá, giỏi)
Hãy chỉ ra những từ dùng không đúng và sửa lại bằng cách thay thế từ khác cho phù hợp:
a- Ngày khai giảng, các bạn học sinh đều náo nhiệt trong lòng.
b- Linh là lớp trưởng nhưng bạn rất gương mẫu.
Giáo viên cho học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài, gợi ý cho học sinh lưu ý từ nào khi đọc lên thấy không sát nghĩa, không đúng nghĩa, hoặc không phù hợp với câu văn.
- Sau khi học sinh trả lời, có thể cho học sinh giải thích thêm tại sao dùng từ đó là sai.
- Sau đó, giáo viên giải thích rõ thêm: náo nức:	chỉ tinh thần ở trạng thái hăm hở, phấn khởi.
náo nhiệt: chỉ không khí rộn ràng sôi nổi.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh tìm thêm các từ nói về nhà trường ở nhà
- Học sinh dưới lớp chú ý theo dõi
để chuẩn bị nhận xét bài làm của
bạn trên bảng.
- Sau khi các bạn làm xong một số học sinh nhận xét bài làm của bạn. Đọc kỹ yêu cầu của bài tập, suy nghĩ theo gợi ý của giáo viên.
Trả lời:
ý a: dùng sai từ náo nhiệt
Sửa: Thay từ náo nhiệt bằng từ
náo nức
- Ngày khai giảng, các bạn học sinh đều náo nức trong lòng.
ý b: Dùng sai từ nhưng
Sửa lại: Thay từ nhưng bằng từ
nên
- Linh là lớp trưởng nên bạn rất gương mẫu.
- Học sinh về nhà làm bài tập theo yêu cầu.
V.KẾT LUẬN 
1. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xây dựng một hệ thống bài tập tương đối toàn diện để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt 3, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học, mở rộng vốn từ cho học sinh.
2. Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu chính, đó là: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu và phương pháp thực nghiệm.
3. Hệ thống bài tập trong đề tài được xây dựng dựa trên những cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và một số nguyên tắc nhất định.
- Cơ sở lí luận của hệ thống bài tập là một số vấn đề lý thuyết về từ và từ tiếng Việt như lý thuyết về trường nghĩa, lý thuyết về các kiểu quan hệ trong ngôn ngữ, lý thuyết về các phương pháp dạy học, v.v...
- Cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập là chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 và thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở chương trình này.
- Sáu nguyên tắc được coi là những chỉ dẫn quan trọng để xây dựng hệ thống bài tập đã trình bày trong đề tài là: Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình, nguyên tắc đảm bảo tính vừa sứcvà phát huy tinh sáng tạo của học sinh, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
4. Đề tài đã xây dựng được 142 bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3. Hệ thống bài tập này được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm bài tập Nhận dạng từ;
- Nhóm bài tập Tìm từ dựa vào từ gốc cho trước;
- Nhóm bài tập Sử dụng từ;
- Nhóm bài tập Phát hiện và sửa lỗi dùng từ.
-Bốn nhóm bài tập này bao gồm 13 kiểu nhỏ. Mỗi kiểu đươc đề tài trình bày qua một hệ thống bài tập theo 5 chủ điểm đã chọn: Chủ điểm Măng non, chủ điểm Tới trường, chủ điểm Thành thị và Nông thôn, chủ điểm Sáng tạo.
Tóm lại, có thể nói rằng, hệ thống bài tập Mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 được trình bày trong đề tài tuy tương đối đa dạng nhưng cũng chưa phải là tất cả, bởi còn có nhiều kiểu bài tập để mở rộng vốn từ cho các em. Song do thời gian nghiên cứu có hạn nên hệ thống bài tập ở đây mới chỉ được coi là những gợi ý bước đầu để những ai quan tâm có thể hoàn thiện được .
VI) TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến
(1998), Phương pháp dạy học tiếng Việt tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàn Cao Cường , Trần Minh Phương, Lê Ngọc Diệp (2007), Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3 tập 2, Nxb Đại Học Sƣ phạm.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dạy lớp 3 theo chương trình tiểu học mới,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Hướng dẫn giảng dạy các môn học lớp 3 cho các vùng miền và các lớp học 2 buổi / ngày, Công văn, (Số 7590).
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002),	Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3 tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Thị Hạnh, (2005), Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hạnh ( 2006), “Dạy học phần luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3”, Tạp chí giáo dục, (số 85).
8.Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Nghiệp, Trần Thị Minh Phƣơng, Lê A (2005),
Bài tập nâng cao tiếng Việt 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Thuyết, (2004), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hoà Bình, Trần Mạnh Hưởng, Lê Thị Tuyết
Mai, Trịnh Mạnh (2005), Tiếng Việt 3 tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hoà Bình, Trần Mạnh Hưởng, Lê Thi Tuyết Mai, Trịnh Mạnh (2005), Tiếng Việt 3 tập một, sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Minh Thuyết, Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí (2005), Tiếng Việt 3 tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Thuyết, Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí (2005), Tiếng Việt 3 tập hai, sách giáo viên, Nxb Giáo dục
14. Nguyễn Trại , Lê Thị Thu Huyền, Phạm Thị Thu Hà (2004), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3 Tập một, Nxb Hà Nội.
15. Hoàng Thị Tuyết, Vũ Thị Phương Anh (2006), Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Trí (2002), Phối hợp các hình thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học tiếng Việt, Tạp chí giáo dục (số 26)
17. Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương
trình mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Trí, Dương Thị Hương, Thảo Nguyên (2004), Để dạy học tốt
Tiếng Việt 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 Hợp Thanh ngày 15 tháng 5 năm 2011
 Người viết 
 Lê Thị Thắm 
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI SKKN GIAI C THANH PHO(2).doc