MỤC TIÊU.
- H thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ thân ái, đoàn kết với bạn bè.
-RKNS: Học sinh có thái độ đối xử thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Đồ hoá trang đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ. T: Nêu các biểu hiện của tình bạn đẹp?
2. Bài mới.
Hoạt động 1. Đóng vai( BT1, SGK)
Mục tiêu: H biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.
Cách tiến hành.
Tuần 10 Từ 29/10 đến 2/11/2012 Thứ Tiết Môn học Bài dạy Thứ hai 1 2 3 4 Chào cờ Đạo đức Tập đọc Toán Tình bạn Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1) Luyện tập chung Thứ ba 1 2 4 Toán Luyện từ và câu Kể chuyện Kiểm tra định kì giữa kì I Ôn tập giữa học kì I (Tiết 2) Ôn tập giữa học kì I (Tiết 3) Thứ tư 1 2 4 Tập làm văn Chính tả Toán Ôn tập giữa học kì I (Tiết 4) Ôn tập giữa học kì I (Tiết 5) Cộng hai số thập phân Thứ năm 1 2 3 4 Toán Tập đọc Luyện từ và câu Lịch sử Luyện tập Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6) Kiểm tra định kì giữa kì I Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập Thứ sáu 2 3 Tập làm văn Toán Kiểm tra định kì giữa kì I Tổng nhiều số thập phân Ghi chú: - Kiểm tra giữa học kì I. Soạn : 27/10/2012 Giảng: Thứ hai, 29/10/2012 Đạo đức: Tình bạn I. Mục tiêu. - H thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. - Có thái độ thân ái, đoàn kết với bạn bè. -RKNS: Học sinh có thái độ đối xử thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học. Đồ hoá trang đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ. T: Nêu các biểu hiện của tình bạn đẹp? 2. Bài mới. Hoạt động 1. Đóng vai( BT1, SGK) Mục tiêu: H biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai. Cách tiến hành. - GV chia nhóm: 6 nhóm. - H thảo luận đóng vai các tình huống của BT. Lưu ý: việc sai trái như: vứt rác không đúng quy định, quay cóp bài, làm việc riêng trong giờ học. - H thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp. T: Tại sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn em không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp? Vì sao? Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt. Hoạt động 2. Tự liên hệ. Mục tiêu: H biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè. Cách tiến hành. - H tự liên hệ bản thân. - H lớp nhận xét, T khen những em có thái độ, hành động tốt. Kết luận: tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta càn phải cố gắng vun đắp, giữ ginf. Hoạt động 3. H hát, kể chuyện, đọc thưo, ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn. Cách tiến hành: H xung phong lên bảng thể hiện. 3. Củng cố - dặn dò: T lớp nhận xét. Bổ sung: Tiếng Việt: ôn tập giữa kì I (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc) Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập một (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật) 2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên. II. đồ dùng dạy - học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5, tập một (17 phiếu – gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí, kịch) để HS bóc thăm. Trong đó: + 11 phiếu – mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Nghìn năm văn hiến, Lòng dân, Những con sếu bằng giấy, Một chuyên gia máy xúc, Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai, Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít, Những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh, Cái gì quý nhất? Đất Cà Mau. + 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên bài tập đọc có yêu cầu HTl để HS bốc thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hoặc đoạn văn, khổ thơ yêu thích: Thư gửi các HS , Sắc màu em yêu, Bài ca về trái đất; Ê-mi-li, conTiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà; Trước cổng trời. iii. các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài (2 phút )- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập, củng cố kiên thức và kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I. - GV nêu MĐ, YC của tiết 1. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(khoảng 1/4 số HS trong lớp) ( 36 phút ) - GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau: - H lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2phút - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lơì. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 . - HS làm việc theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò (2 phút) Bổ sung: Toán: Tiết 46 Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp H củng cố về: - Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân, đọc, viết số thập phân - So sánh số đo độ dài. - Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. - Giải bài toán có liên quan đến "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số" II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: H làm bài vào nháp Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 35dm 5cm = 35,5 dm 7kg 3g = 7,003 kg 2. Bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1/48: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó. H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chữa bài a, = 12,7 Mười hai phẩy bảy b, = 0,65 Không phẩy sáu mươi lăm c, = 2,005 Hai phẩy không không năm d, = 0,008 Không phẩy không không tám Bài 2/49: Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02 km. H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chữa bài: chuyển các số đo đã cho về dạng số thập phân có đơn vị là km và rút ra kết luận. 1H báo cáo kết quả trước lớp. H cả lớp theo dõi và nhận xét. - Yêu cầu H giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02 km Bài 3/49: H nêu yêu cầu – Làm miệng – Chữa bài Bài 4/49: H đọc bài toán T Bài toán cho biết gì? Bài toán này hỏi gì? T Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên 1 số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào? H Số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần T Có thể dùng cách nào để giải bài toán này? Cách 1: Rút về đơn vị Cách 2: Tìm tỉ số Chữa bài tập: Gọi 1 số em đọc bài giải H nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố - dặn dò: T nhận xét giờ học Bổ sung: Soạn : 28/10/2012 Giảng: Thứ ba, 30/11/2012 Toán: Tiết 47 kiểm tra ( KIểM tRA THử) I. Mục tiêu: Kiểm tra H về: - Viết số thập phân giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân, viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - So sánh số thập phân, đổi đơn vị đo diện tích. - Giải bài toán bằng cách "Tìm tỉ số" hoặc "Rút về đơn vị" - Giáo dục H tự giác làm bài tốt. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: T ghi đề bài lên bảng Phần 1: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1, Số "Mười bảy phẩy bốn mươi hai" viết như sau: A. 107,402 B. 17,402 C. 17,42 D. 107,42 2, Viết dưới dạng số thập phân được A. 1,0 B. 10,0 C. 0,01 D. 0,1 3, Số lớn nhất trong các số: 8,09; 7,99; 8,89; 8,9 là A. 8,09 B. 7,99 C. 8,89 D. 8,9 4, 6cm2 8mm2 = .... mm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là A. 68 B. 608 C. 680 D. 6800 5, Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây. Diện tích của khu đất đó là. A. 1 ha B. 1km2 20dam C. 10 ha D. 0,01 km2 50dam Phần 2: 1, Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a, 6m 25cm = ... m b, 25 ha = .... km2 2, Mua 12 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? Hướng dẫn đánh giá Phần 1: (5 điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1 điểm. 1, Khoanh vào C 2, Khoanh vào D 3, Khoanh vàoD 4, Khoanh vào B 5, Khoanh vào C Phần 2: (5 điểm) Viết đúng mỗi số vào chỗ chấm được 1 điểm a, 6m 25cm = 6,25 m b, 25 ha = 0,25 km2 Bài 2 (3 điểm) Giải 60 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là. 60 : 12 = 5 (lần) Số tiền mua 60 quyển vở là. 18 000 x 5 = 90 000 (đồng) 3. Củng cố - dặn dò: T thu bài chấm, nhận xét giờ học. Tiếng Việt: ôn tập giữa kì I (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. 2. Nghe – viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. II. đồ dùng dạy - học : Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1) iii. các hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài ( 2 phút ) - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4số HS trong lớp): - Thực hiện như tiết 1. ( 21 phút ) 3. Nghe – viết:( 15 phút ) GV đọc bài viết . - giúp HS hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man. - Hiểu nội dung đoạn văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. - Tập viết các tên (Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viết sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ,. - GV đọc - HS viết bài 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Bổ sung: Tiếng Việt: ôn tập giữa kì I (Tiết 3) I. Mục tiêu 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. 2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học. II. đồ dùng dạy - học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1) iii. các hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài : ( 2 phút ) - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 36 phút ) Bài tập 2: H nêu yêu cầu - GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau. - HS làm việc độc lập : Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó. GV khuyến khích HS nói thêm nhiều hơn 1 chi tiết, đọc nhiều hơn một bài. - HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích. 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - GV nhận xét tiết học và dặn HS : - Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết 4. - Các n ... trường. Bổ sung: Toán: Tiết 48 cộng hai số thập phân I. Mục tiêu: Giúp H hiểu: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân. - Rèn luyện kĩ năng cộng hai số thập phân đúng, nhanh. - Giáo dục H ham thích học toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của học sinh 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn H thực hiện phép cộng hai số thập phân: Ví dụ 1: * Hình thành phép cộng hai số thập phân T Vẽ đường gấp khúc ABC như SGK lên bảng - 1H đọc ví dụ 1 ở SGK T49 H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Nêu kết quả - Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta làm thế nào? - Hãy nêu rõ tổng độ dài của hai đoạn thẳng AB và BC T- Vậy để tính độ dài đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84m + 2,45m * Tìm kết quả: T hướng dẫn H đổi thành các số đo có đơn vị là xăng ti mét và tính * Giới thiệu kĩ thuật tính:T hướng dẫn H đặt tính như SGK T Cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29 Yêu cầu H đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,45; 184 + 245 1H lên bảng làm. H làm vào vở nháp. H thực hiện: - H so sánh để tìm điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính vừa thực hiện ở trên - Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy ở kết quả trong phép tính cộng hai số thập phân. H Trong phép tính cộng hai số thập phân (viết theo cột dọc) dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau. Ví dụ 2: T nêu ví dụ. đặt tính rồi tính 15,9 + 8,75 H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng nêu cách đặt tính và làm như SGK – Nêu kết quả Ghi nhớ: T Qua hai ví dụ trên em hãy nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. H nêu ghi nhớ ở SGK trang 50. Gọi 3 em nêu lại. Luyện tập thực hành: Bài 1/50: (a/b) H: Thảo luận nhóm: Tính H làm bài vào vở – Nêu kết quả T Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào? H Dấu phẩy ở tổng viết thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng Bài 2/50(a/b) Đặt tính rồi tính - H làm vào vở - chữa bài Bài 3/50: Gọi 1H đọc bài toán T. Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? T Muốn biết Tiến cân nặng bao nhiêu kg ta làm thế nào? 3. Củng cố - dặn dò: T nhận xét giờ học, tuyên dương những em làm bài tốt. Bổ sung: Soạn : 30/10/2012 Giảng: Thứ năm, 01/11/2012 Toán: Tiết 49 Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp H: - Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Nhận biết tích chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - Giải bài toán có nộ dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẳn nội dung BT1 III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào? 43,28 + 7,25; 37,645 + 25,32 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1/50: H: Thảo luận nhóm: Nêu giá trị của a và b từng cột rồi cho tính giá trị của a + b, của b + a. Sau đó so sánh các giá trị để thấy chẳng hạn 5,7 + 6,24 bằng 6,24 + 5,7 và đều bằng 11,94 H: Nêu kết quả H làm tương tự với các cột còn lại T: Hướng dẫn H làm việc cả lớp -T Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b + a -T Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a + b? H Khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng a + b thì được tổng b + a có giá trị bằng tổng ban đầu. * H nêu được: Phép cộng các số thập phân có tích chất giao hoán. Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. H nhắc lại. c) Luyện tập: H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Nêu kết quả Bài 2/50: Thực hiện phép cộng rồi dùng tích chất giao hoán để thử lại Bài 3/51: Gọi 1H đọc bài toán H làm bài vào vở 3. Củng cố - dặn dò: Chữa BT4, nhận xét giờ học. Bổ sung: Tiếng Việt: ôn tập giữa kì I (Tiết 6) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 2. Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ. II. đồ dùng dạy - học: -Vở BT. iii. các hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn giải bài tập Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu - GV: vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? Vì các từ đó được dùng chưa chính xác. - HS làm việc độc lập. GV phát biểu ý kiến cho 3-4 HS. - Cả lớp và GV góp ý. Bài tập 2 H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Nêu kết quả GV chốt lời giải đúng : - Lời giải: no; chết; bại; đậu; đẹp. -HS Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa. Bài tập 4- HS làm việc độc lập. - GV nhắc HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh. -HS tiếp nối nhau đọc các câu văn; sau đó viết vào vở 3 câu, mỗi câu mang 1 nghĩa của từ đánh. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị giấy bút cho 2 tiết kiểm tra viết giữa kì I. Bổ sung: Tiếng Việt: ôn tập giữa kì I (Tiết 7) 1. Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). Các bước tiến hành như sau: - GV phát đề kiểm tra cho từng HS theo số báo danh chẵn lẻ. - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài: khoanh tròn vào kí hiệu hoặc đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng (hoặc ý đúng nhất, tuỳ theo đề). + Đề chẵn: Câu 1: ý d (Mùa đông) Câu 2: ý a (Dùng những động từ chỉ hành động cảu người để kể, tả về mầm non) Câu 3: ý a (Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnhvật mùa xuân) Câu 4: ý b (Rừng thưa thớt vì cây không có lá) Câu 5: ý c (Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên) Câu 6: ý c (Trên cành cây có những mầm non mới nhú) Câu 7: ý a (Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh) Câu 8: ý b (Tính từ) Câu 9: ý c (nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách) Câu 10: ý a (lặng im) + Đề lẻ Câu 1: ý b (Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non) Câu 2: ý d (Mùa đông) Câu 3: ý a (Rừng thưa thớt vì cây không có lá) Câu 4: ý c (Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân) Câu 5: ý a (Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên) Câu 6: ý a (tính từ) Câu 7: ý c (Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh) Câu 8: ý b (Trên cành cây có những mầm non mới nhú) Câu 9: ý c (lặng im) Câu 10: ý b (nhỏ nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách) Bổ sung: Lịch sử: Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập I. Mục tiêu. Học xong bài này, H biết. - Ngày 2. 9. 1945, tại Quảng trường Ba Đình( Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Ngày 2. 9. trở thành ngày quốc khánh của nước ta. II. Đồ dùng dạy học: ảnh trong SGK. ảnh tư liệu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ. Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. 2. Bài mới. Hoạt động 1. Làm việc cả lớp. GV dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. T nêu nhiệm vụ cho H. Biết tường thuật lại diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập. Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn Độc lập được trích trong SGK. Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2. 9. 1945. Hoạt động 2. H làm việc theo nhóm. T tổ chức cho H tường thuật lại diễn biến của buổi lễ. H đọc thầm SGK " ngày 2.9. 1945... bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập" H thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập. Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích tuyên ngôn Độc lập. H nghiên cứu SGK, ghi vào vở BT. H nêu kết quả - H lớp nhận xét, bổ sung. T cung cấp thêm tư liệu. T kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã: Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Hoạt động 3. H làm việc cả lớp. T tổ chức cho H tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện 2. 9. 1945. H làm rõ sự kiện 2.9.1945 có tác động sâu sắc tới lịch sử nước nhà, khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới. T: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập. 3. Củng cố- dặn dò. T nhận xét tiết học. Bổ sung: Soạn : 31/11/2012 Giảng: Thứ sáu, 02/11/2012 Kiểm tra giữa kì i Tiết 8 ( đề của chuyên môn) Toán: Tiết 50 tổng nhiều số thập phân I. Mục tiêu: Giúp H: - Biết tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân) - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - Giáo dục H ham thích học toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: H làm bài va ò nháp – Chữa bài : 75m8 + 249,19; 15,7 + 5,38 2. Bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân: a, T nêu ví dụ (như trong SGK) rồi viết ở trên bảng một tổng các số thập phân. 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Nêu kết quả T. Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng. H tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5 Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5 H đặt tính: H nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình. Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau - Cộng như cộng các số tự nhiên - Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. * T Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân. b, Bài toán: Gọi 1 em đọc bài toán trong SGK T Bài toán cho biết gì? T Bài toán yêu cầu tìm gì? T Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác. H Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh H: Thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Nêu kết quả * Luyện tập thực hành: Bài 1/51: Yêu cầu H đặt tính và tính tổng các số thập phân- H làm bài vào vở Gọi H đọc bài 1 chữa bài Chú ý: Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng. Bài 2/52: H đọc thầm đề bài trong SGK Yêu cầu học sinh tính giá trị của hai biểu thức (a + b + c và a + (b + c) trong từng trường hợp. H làm bài vào vở – Nêu kết quả T Giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi ta thay các chữ bằng cùng 1 bộ số. T ghi lên bảng (a + b + c và a + (b + c) T Theo em phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không? Vì sao? Gọi 2H nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. Bài 3/52: H làm bài vào vở a/c 3. Củng cố - dặn dò: Củng cố lại cách tính tổng nhiều số thập phân. Tiếng Việt:
Tài liệu đính kèm: