Thiết kế bài dạy lớp 5 tuần 13 năm học 2012

Thiết kế bài dạy lớp 5 tuần 13 năm học 2012

I.MỤC TIÊU.

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền cho mọi người không nên phá rừng. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS

II.CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 tuần 13 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13
 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 
T1 - TẬP ĐỌC : NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I.MỤC TIÊU.
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền cho mọi người không nên phá rừng. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KTBC:
-Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ: Hành trình của bầy ong, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới.- Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
HĐ 1.Luyện đọc
-Gọi hs khá đọc.
-Bài văn chia làm mấy đoạn ?
-Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ L1: Luyện phát âm cho HS
+ L2: Giúp HS giải nghĩa từ ở phần chú giải
+ L3: Giúp HS ngắt nghỉ những câu dài
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV hướng dẫn đọc toàn bài và đọc diễn cảm bài văn.
HĐ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
-Thoạt tiên nhìn thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào ?
-Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
-Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm ?
-Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ ?
-Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
HĐ 3: Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
-Gọi 3 HS đọc 3 đoạn, tìm giọng đọc.
-Nhận xét, ghi điểm.
-GV đọc diễn cảm đoạn 3.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
3.Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 1 HS nêu nội dung bài.
-Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng.
-Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau:Trồng rừng ngập mặn.
-Nhận xét tiết học.
- 1 HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
-Bài văn chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến ra bìa rừng chưa ?
+ Đoạn 2:từ : qua khe lá đến thu lại gỗ
+ Đoạn 3: còn lại.
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc : gác rừng, sớm truyền sang em; loanh quanh, trộm gỗ, loay hoay,
- HS đọc chú giải SGK: Rô bốt, còng tay,
- HS luyện đọc theo cặp, giúp đỡ nhau luyện phát âm, ngắt nghĩ những câu dài.
- Lắng nghe.
- Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào.
- Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chở gỗ vào buỏi tối
- Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh:Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng-lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc-khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
- Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm :Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của bọn xấu.Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
- HS nối tiếp trả lời:
-Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá,
- Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ
-Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung./ Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ./ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh,
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoan, nêu cách đọc.
- Lắng nghe.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
*/Nội dung:Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- 1HS nêu lại nội dung bài.
**********************************************************
T 2 : ANH VĂN ( GV bộ môn dạy)
**********************************************************
T3 - TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU.
- Củng cố về phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Biết vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với 1 số thập phân để làm tính và giải toán.
- Củng cố kỹ năng nhân nhẩm 10, 100, 1000 ; 0,1 ; 0.01 ; 0,001.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ:
+ Bảng phụ, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. KTBC: Gọi HS lên bảng làm lại bài 2 tiết trước:
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới. - Giới thiệu bài- ghi đầu bài :Luyện tập chung.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc trước khi làm bài.
Bài 2. Gọi HS đọc đề bài.
-Cho HS nêu miệng, nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Cho HS tìm hiểu dạng toán và làm bài vào vở.
-Cho 1 em làm bài trên bảng phụ.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề.
-Cho HS thảo luận theo cặp, làm nháp và nêu kết quả.
-Gọi HS nêu nhận xét.
Câu b. cho HS tự làm rồi chữa bài
3. Củng cố.
-Muốn nhân một số thập phân với 10, 100 ta làm thế nào ?
-Muốn nhân một số thập phân với 0,1;0,01 ta làm thế nào ?
4.Dặn dò.
Làm bài ở vở bài tập toán.
Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập chung (tt) 
Nhận xét tiết học.
Bài 2. Tính:
a.(28,7 + 34,5) x 2,4=
 63,2 x 2,4 = 151,68
b.28,7 + 34,5 x 2,4=
 28,7 + 82,8 = 111,5
Bài 1.Đặt tính rồi tính:
+
-
a. 375,86 b. 80,475 
 29,05 26,827 
 404,91 53,648 
Bài 2. Tính nhẩm.
78,29 x 10 = 782,9;
265,307 x 100 = 26530,7
78,29 x 0,1 = 7,829 
265,307 x 0,01 = 2,65307
Bài 3. HS đọc đề tìm hiểu đề bài.
Tóm tắt.
5kg: 38500 đồng
3,5kg phải trả ít hơn:. . . đồng ?
Bài giải.
Giá tiền 1 kg đường 
38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền mua 3,5 kg đường là:
7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường (cùng loại) là:
38500 – 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số:11550 đồng.
Bài 4.a.Tính rồi so sánh giá trị của (a+b) x c và a x c + b x c
a
b
 c
(a+b) x c
axb+axc
2,4
3,8
1,2
(2,4+3,8) x 1,2 = 7,44
=7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5+2,7)x 0,8 =7,36
.=7,36
(a+b) x c =a x c + b x c
-HS làm bài vào vở.
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7+3,3)
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35+0,35 x 2,2 = 0,35 x (7,8+2,2)
 =0,35 x 10 = 3,5
- HS cử đại diện nhóm thi đua tính nhanh
Bài tập : Tính nhanh:
15,5 ´ 15,5 – 15,5 ´ 9,5 + 15,5 ´ 4	
*****************************************************
T4 - KHOA HỌC : NHÔM
I.MỤC TIÊU.
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm. Quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của nhôm. Nêu được nguồn gốc và tính chất của nhôm .
- Nêu được cách bảo quản những đồ dùng nhôm có trong nhà.
- Giaó dục học sinh ý thức bảo quản giữ gìn các đồ dùng trong nhà.
II.CHUẨN BỊ:
 -Hình vẽ trong SGK trang 52, 53 SGK . Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Đồng và hợp kim của đồng.
Giáo viên gọi 2HS trả lời:
Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ?
- Nêu tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Làm vệc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm nêu tên các đồ dùng làm bằng nhôm, thư kí ghi lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác nhân xét
- GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, 1 số bộ phận của phương tiện giao thông
Hoạt động 2: Nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Gv cho HS	làm việc theo nhóm đôi quan sát các đồ dùng làm bằng nhôm đem đến lớp, mô tả độ sáng, màu sắc, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng làm bằng nhôm. Nêu nguồn gốc của nhôm. 
- Gọi đại diện 1 số cặp nêu kết quả thảo luận.Cho lớp nhận xét.
GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng,có thể kéo thành sợi, dát mỏng.Nhôm nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số Ait có thể ăn mòn nhôm.
Hoạt động 3: Cách bảo quản 
- Trong gia đình em có vật dụng gì làm bằng nhôm?
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng nhôm hoặc kim loại của nhôm ?
- Cho lớp nhận xét .
GV kết luận :
-Nhôm là kim loại
-Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: 
Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm?
Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Dặn hs đọc lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị bài: Đá vôi
Nhận xét tiết học .
- 2HS trả lời
Học sinh khác nhận xét.
1) Các đồ dùng được làm bằng nhôm:
-Học sinh các nhóm đại diện nêu ý kiến, các nhóm khác nhân xét:
Ấm, nồi, thau, chảo, môi, thìa, mâm, cặp lồng, cửa ( nhà), tủ, vỏ của nhiều loại hộp 
2 )Nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó. Nêu nguồn gốc của nhôm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác bổ sung:
+ Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dát mỏng.Nhôm nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số axit có thể ăn mòn nhôm.
+ Nhôm có ở các quặng nhôm.
3)Cách bảo quản một số đồ dùng làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- HS lần lượt nêu tên các đồ dùng trong nhà làm bằng nhôm.
- Cách bảo quản :Không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm đễ bị a-xít ăn mòn.
- 2 HS nêu lại bài học
**********************************************************
T5 - CHÍNH TẢ	:( Nghe – viết) 
 HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.MỤC TIÊU.
- Học sinh nghe và viết đúng chính ta 2 khổ thơ trong bài “Hành trình của bầy ong”.
- Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu s – x 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp. 
II.CHUẨN BỊ:
+Bảng phụ, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng, mỗi hs tìm 2 cặp từ có tiếng chứa âm đầu s/x 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2 . Bài mới: Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
Giáo viên cho học sinh đọc một lần bài thơ.
+ Bài thơ ca ngợi ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong ?
- Cho HS tìm các từ khó, tập viết các từ khó.
+ Bài có mấy khổ thơ?
+ Viết theo thể thơ nào?
-GV đọc bài
-Cho hs đổi vở soát bài. 
- Giáo viên chấm bài chính tả.
- Sửa bài chấm
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 2a: Yêu cầu đọc bài.
- Gv tổ chức cho hs thi tiếp sức tìm các từ ngữ chứa các tiếng sau: sâm- xâm; sương- xương; say – sưa; siêu –xiêu.
- Gv theo dõi, cho lớp nhận xét, tuyên  ... ốn chia một số thập phân với 10,100, 1000, ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1: gọi HS đọc đề.
-Gọi HS nêu miệng.
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
-Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
-Hs nêu miệng, GV ghi bảng, nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì?
-Cho hs làm bài vào vở, cho 1 em làm bài trên bảng phụ, nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc chia nhẩm 10 ; 100 ; 1000
3.Dặn dò.
-Về nhà làm bài 2.c,d
-Chuẩn bị: “Chia số tự nhiên cho số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.”
Dặn học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học. 
a. 26,5 : 25 = 1,26 
-1 em lên bảng làm, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 213,8 10
 13 21,38
 38
 80
 0
-Muốn chia. 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang trái 1 chữ số.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 89,13 100
 891 0,8913
913
 130
 300
 0
Muốn chia một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
-Học sinh nêu ghi nhớ ở SGK.
Bài 1. Tính nhẩm
a.43,2 :10 = 4,32 b. 23,7:10 = 2,37
 0,65:10 = 0,065 2,07:10 = 0,207
Bài 2.Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính:
a.12,9:10 và 12,9X 0,1
12,9:10 = 1,29
12,9 x 0,1 = 1,29
*So sánh : 12,9 : 10 = 12,9 x 0,1
b.123,4 : 100 và 123,4 X0,01
 123,4 : 100 = 1,234;
123,4 x 0,01 = 1,234
-Học sinh nêu: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000ta chỉ việc nhân số đó với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
Bài 3. 
Bài giải
Số gạo đã lấy ra là:
537,25:10= 53,725 (tấn)
Số gạo còn lại trong kho là:
537,25 - 53,725= 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn.
-HS nhắc lại.
**********************************************************
T3 - KHOA HỌC : ĐÁ VÔI
I.MỤC TIÊU.
- Kể tên 1 số vùng núi đá vôi, hang động của chúng và ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
- Giáo dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học.
-Việc khai thác khoáng sản cũng như luyện kim đem đến cho con người những vật dụng cần thiết cho cuộc sống.Tuy nhiên mặt trái cảu sự phát triển là sự suy thái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất các nguyên liệu. Vì vậy cần phải bảo vệ môi trường không khí, nguồn nước, nguồn đất..
II.CHUẨN BỊ:
 - Hình vẽ trong SGK, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nhôm.
Hãy nêu tính chất và nguồn gốc của nhôm ?
Nêu một số đồ dùng làm bằng nhôm và cách bảo quản chúng?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Đá vôi.
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
- Cho HS Làm việc theo nhóm đôi: Kể tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng, nêu ích lợi của đá vôi.
- Cho lớp nhận xét.
-GV Kết luận :
-Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)
Dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng
Hoạt động 2 : Làm việc với mẫu vật, quan sát hình SGK
-Cho HS thảo luận theo nhóm .
-Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng làm việc điều khiển các bạn làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành SGK trang 49.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của học sinh chưa chính xác.
-Kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 
- Nêu lại kết quả làm thí nghiệm, tính chất của vôi.Thi đua: Trưng bày tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà học lại bài, học ghi nhớ.
-2 Học sinh trả lời.
Học sinh khác nhận xét.
- Các nhóm thảo đôi luận Kể tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng, ích lợi của đá vôi : Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình), Bích Động (Ninh Bình), các hang động khác ở Vịnh Hạ Long Quảng Ninh, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
-Ích lợi : Dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, nung vôi ,sản xuất xi măng, tạc tượng
- HS thảo thảo luận :
-Thí nghiệm, Mô tả hiện tượng,Kết luận
1.Cọ sát hòn đá vôi vào hòn đá cuội
-Chỗ cọ sát và đá cuội bị mài mòn
- Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào
- Đá vôi mềm hơn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội
-Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
-Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm hoặc a-xít bị chảy đi.
-Đá vôi có tác dụng với giấm (hoặc a-xít loãng) tạo thành chất khác và khí các -bô-níc sủi lên
-Đá cuội không có phản ứng gì với a-xít.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Học sinh trưng bày, giới thiệu trước lớp.
-HS nêu lại bài học.
**********************************************************
T4 - TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I.MỤC TIÊU.
- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
- Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
- Giáo dục HS quan tâm, yêu quý những người xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC: 
HS trình bày dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp ( đã sữa ) 
GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài , ghi đầu bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp yêu cầu của đề và 4 gợi ý SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của bài văn .
- Cho HS nêu cấu trúc một đoạn văn miêu tả.
-GV nhắc HS : Có thể viết đoạn văn tả 1 số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết đoạn văn tả riêng 1 nét ngoại hình tiêu biểu nhân vật. Cũng có thể viết đoạn văn tả riêng 1 nét ngoại hình tiêu biểu.
-Gv theo dõi HS làm.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV chấm 1 số bài viết hay
- Giáo viên nhận xét – chốt lại ý.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học – Dặn HS về nhà ôn lại bài, em nào viết chưa đạt về nhà viết lại.
Chuẩn bị cho tiết TLV “ Luyện tập làm biên bản cuộc ..
-2HS trình bày dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp ( đã sữa ) 
- 4 HS đọc nối tiếp yêu cầu của đề và 4 gợi ý SGK.
- Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
- Miêu tả đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
- Các sắp xếp các câu hay trong đoạn hợp lí.
-HS viết đoạn văn vào vở.
VD: Chú Ba vẻ ngoài không có gì đặc biệt. Quanh năm ngày tháng, chú chỉ có trên người bộ đồng phục công an. Dáng người chú nhỏ nhắn, giọng nói cũng nhỏ, nhẹ. Công việc bận, lại phức tạp, phải tiếp xúc với cả những đối tượng xấu nhưng chưa bao giờ thấy chú nóng nảy với một người nào.Chỉ có một điều đặc biệt khiến ai mới gặp cũng nhớ ngay là chú có tiếng cười rất lôi cuốn và một đôi mắt hiền hậu, trông như biết cười.
- Nhắc lại nội dung bài học .
****************************************************
T5 - THỂ DỤC: BÀI 26
I.MỤC TIÊU.
- Chơi trò chơi “ Chạy nhanh theo số”.Yêu cầu chơi chủ động và nhiệt tình.
- Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
 - Sân trường, chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
GV
HS
1.Phần mở đầu:
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:
- Cho HS đi đều vòng quanh sân tập, vừa đi vừa đánh tay bình thường, kết hợp với hát.
-Cho HS đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
2.Phần cơ bản:
-Cho HS chơi trò chơi “ Chạy nhanh theo số”
-GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho các em chơi thử 1 lần, sau đó cho chơi chính thức theo hình thức thi đua.
-Cho HS ôn 6 động tác thể dục đã học:
+ Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập.
-GV đi đến từng tổ quan sát, sửa sai cho HS. Cho HS học động tác nhảy: 5-6 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 
GV nêu tên, làm mẫu, giải thích động tác cho hs tập theo.
N1: Bật nhảy đồng thời tách 2 chân, tay trái đưa ngang,( bàn tay sấp); tay phải gập cẳng tay trước ngực,( bàn tay sấp), nâng cánh tay bằng vai, căng ngực, mặt quay sang trái.
N2: Bật nhảy về tư thế chuẩn bị.
N3: Như nhịp 1 nhưng đổi bên.
N4: Như nhịp 2.
N5: Bật nhảy, đồng thời tách hai chân, hai tay đưa sang ngang-lên cao, hai bàn tay vỗ vào nhau ngẩng đầu.
N6: Bật nhảy đồng thời khép chân, hạ 2 tay về tư thế chuẩn bị.
N7: Như nhịp 5.
N8:Như nhịp 6.
3.Phần kết thúc: Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh: hít vào sâu, thở ra
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét đánh giá kết quả bài học
-Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
-HS xếp thành 3 hàng dọc, lắng nghe.
-Đi đều theo 1 hàng dọc theo yêu cầu của GV và hát.
-Khởi động các khớp.
-HS chơi thử 1 lần, sau đó chơi theo tổ.
-Chơi thi đua giữa các tổ, tổ nào chạy nhanh, đúng không phạm quy là tổ đó thắng
-HS tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
Học động tác nhảy: 5-6 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
-Lắng nghe và tập theo GV, theo đội hình 3 hàng ngang, đứng cách nhau mỗi em 1 sải tay.
 HS đứng thành vòng tròn tập một số động tác hồi tĩnh do GV hướng dẫn.
-HS cùng gv hệ thống bài
-Lắng nghe.
*****************************************************
SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU.
-Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 13
-Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 14
II.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức
2.Sinh hoạt lớp
-Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
-Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
-GV nhận xét:
a.Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b.Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Các em đã có ý thức vươn lên trong học tập, không khí lớp học sôi nổi hơn trước.
-Tồn tại: Còn có em lười học, một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng, còn làm việc riêng
c.Các công tác khác:Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
3.Kế hoạch tuần 14
a.Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp, không chơi đùa nghịch gây mất đoàn kết.
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
b.Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
-Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
-Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
-Khắc phục tồn tại ở tuần 13
-Theo dõi giúp đỡ những nhóm bạn cùng tiến
 c.Các công tác khác: tham gia đay đủ các buổi lao động do Đội phân công
 ********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 13 DU CAC MON.doc