Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 27

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 27

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay

(di chuyển và dùng sức tung bóng đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn).

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Dẫn bóng”.

II. Địa điểm – phương tiện:

- Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Phương tiện: dây nhảy, sân, bóng

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2012
THỂ DỤC 	–Tiết 53-
NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI : “ DẪN BÓNG ”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay
(di chuyển và dùng sức tung bóng đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn).
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Dẫn bóng”. 
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: dây nhảy, sân, bóng
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung.
- Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn.
- Đi thường hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
2. Phần cơ bản:
a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
* Ôn di chuyển tung và bắt bóng 
- GV nêu tên, giải thích kỹ thuật.
- Tồ chức cho HS tập luyện.
- GV quan sát, sửa sai.
*Ôn nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau 
-GV tố chức tập cá nhân theo tổ. 
-GV tổ chức thi biểu diễn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 
- Cho từng tổ thi đua dưới sự điều khiển của tổ trưởng. 
b) Trò chơi vận động: 
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi, làm mẫu. 
-Cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức 
3. Phần kết thúc: 
-GV cùng HS hệ thống bài học. 
-Trò chơi: “ Kết bạn ”
-GV nhận xét, đánh giá giờ học
€
€
€ € € € € €
€ € € € € €
€ € € € € €
€ € € € € €
TẬP ĐỌC	 -Tiết 53-
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: “Ga-vơ- rốt ngoài chiến lũy”
- Gọi 2-3 HS đọc bài và TLCH.
- Nhận xét -ghi điểm 
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài:
vHướng dẫn luyện đọc: 
-Gọi HS đọc cả bài.
- Gv chia 3 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu...phán bảo của chúa trời
+Đoạn 2: Chưa đầy...gần bảy chục tuổi +Đoạn 3: Còn lại 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: Cô –péc-ních, Ga –li-lê.
+ Lượt 2: Giảng nghĩa từ
- Y/c HS luyện đọc theo cặp và thi đọc
- GV giới thiệu giọng đọc và đọc mẫu 
vTìm hiểu bài:
-Yc HS đọc từng đoạn và TLCH:
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? 
+ Ga-li-lê viết sách đề làm gì ?Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
+Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga–li–lê thể hiện ở chỗ nào ?
+ Nội dung chính của bài là gì?
vĐọc diễn cảm:
-Yc 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
-Treo bphụ ghi đoạn 3
-Yc HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
-Nhận xét và ghi điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
-Củng cố nội dung bài học.
-Chuẩn bị: “Con sẻ”
- Nhận xét tiết học
-2-3 HS đọc bài và TLCH
-1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS phát âm sai đọc lại.
+ HS đọc chú giải SGK.
- Luyện đọc theo cặp và thi đọc
- Lớp theo dõi.
- Đọc và TLCH:
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô–péc–ních đã chứng minh ngược lại 
+Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc –ních. Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội.
+Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán của Chúa Trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ .
+Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 2-3 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.
- 2 HS đọc lại nội dung bài
TOÁN	- Tiết 131-
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện các phép tính với phân số.
- Biết cách giải bài toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Bài mới: 
vGiới thiệu bài: 
vHướng dẫn luyện tập: 
*Bài 1: 
- Hướng dẫn, yc HS làm vở, lần lượt từng HS lên làm bài trên bảng.
 -GV chữa bài – nhận xét.
*Bài 2:
- Hướn dẫn, yc HS TLN
- Yc các nhóm trình bày.
- Nhận xét và chốt ý đúng
*Bài 3: 
- Hd cách làm, yc HS làm vở, 1 HS làm bảng.
- Nhận xét và ghi điểm
*Bài 4: (HS khá giỏi làm)
3. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Kiểm tra định kì GHK II
- Nhận xét tiết học.
- Đọc yc BT
a) ;
 ;
b) PS bằng nhau là:;
- HS đọc yc và nd BT.
- TLN làm vào PBT.
a) Phân số chỉ 3 tổ HS là 
b) Số HS của 3 tổ là: 32 x = 24 (bạn)
- HS đọc yc và nd BT.
- Làm vở, 1 HS làm bảng
Quãng đường anh Hải đã đi:
( km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi:
15 – 10 = 5 ( km)
Đáp số: 5 km
KHOA HỌC 	-Tiết 53-
CÁC NGUỒN NHIỆT 
*Tích hợp SDNLTK&HQ: Bộ phận
I. Mục tiêu:
-Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
-Thực hiện được 1 số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sd các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
* SDNLTK&HQ: Gd HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hộp diêm, nến, bàn ủi, kính lúp 
- Tranh ảnh sử dụng về nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
-Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài: 
vHoạt động 1: Nói về nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
-GV tổ chức cho HS qs hình /106, HS làm việc theo nhóm thảo luận: 
+ Những vật là là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? Hãy nói về vai trò của chúng. 
+Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? 
- Gọi HS trình bày 
- Nhận xét và chốt ý đúng.
*SDNLTK&HQ: Gd HS có ý thức tiết kiệm khi sd các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
vHoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 
+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
+Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? 
- Em hãy quan sát hình 5,6 SGK/107 nêu những rủi ro có thể xảy ra có trong hình? 
+Vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh những rủi ra trên? 
- Yc hoạt động nhóm 4 ghi vào phiếu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt mà em biết và cách phòng tránh 
- Nhận xét và chốt lại: Khi sử dụng các nguồn nhiệt, các em nhớ phải thật cẩn thận và nhớ những việc làm cần tránh để không xảy ra những rủi ro, nguy hiểm. 
vHoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày
- Yc hoạt động nhóm đôi nói cho nhau nghe em và gia đình có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. 
- YC các nhóm phát biểu 
- Gọi nhóm khác nhận xét – chốt ý đúng.
3. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: 
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc. 
- Qs và thảo luận nhóm và trình bày:
+Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành muối,.. (hình 1) 
+Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước,..(hình 2) 
+Bàn ủi điện: giúp ta ủi khô quần áo (hình 3) 
+Bóng đèn đang sáng:sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông
+Sấy khô, đun nấu, sưởi ấm 
- Theo dõi.
+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt: ánh sáng Mặt trời, bàn ủi, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy sấy tóc,...
+Lò nung gạch,đồ gốm, lò sưởi điện,...
+Chơi gần bếp đang nấu nước sôi có thể bị bỏng (h5); để quên bàn ủi điện đang nóng trên quần áo sẽ cháy áo và cháy những đồ vật khác (h6)
+ Không chơi gần bếp lửa, không được ủi đồ rồi làm việc khác.
-HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Lần lượt phát biểu:
+ Tắt bếp điện khi không dùng 
+ Đậy kín phích nước nóng để giữ cho nước nóng lâu hơn
+ Không để lửa quá to khi đun bếp
+ Không để bàn ủi đang nóng mà không ủi đồ 
- 2 HS đọc mục bạn cần biết.
ĐẠO ĐỨC	-Tiết 27-
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 2)
*Tích hợp HTVLTTGĐĐHCM
I. Mục tiêu:	
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn của lớp, ở trường và công cộng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận dụng bạn bè, gia đình cùng tham gia.
*HTVLTTGĐĐHCM: Lòng nhân ái, vị tha.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1/ Bài cũ: Tiết 1
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38
- Em có thể làm gì để giúp đỡ những người gặp khó khăn, thiên tai...?
- Nhận xét và tuyên dương.
2/ Bài mới:
vGiới thiệu bài:
vHoạt động 1: TLN2 (BT 4- SGK/39)
 -GV nêu yc bài tập.
+ Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a/. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b/ Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c/ Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d/. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e/. Hiến máu tại các bệnh viện.
-GV kết luận: b, c, e là việc làm nhân đạo.
vHoạt động 2: Xử lí tình huống(BT2/38- 39)
-GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1 : Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2: Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
-GV kết luận và chốt ý đúng.
vHoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT5/39)
- YC HS thảo luận nhóm 6 ghi kết quả vào phiếu học tập theo mẫu BT5
- Gọi các nhóm trình bày 
-Kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
*HTVLTTGĐĐHCM: Lòng nhân ái, vị tha
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38 
3/ Củng cố - dặn dò:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Tôn trọng luật giao thông”
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thục hiện yc
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Những việc làm thể hiện nhân đạo là:
b)Vì với nguồn quỹ này, nhiều gđ và người nghèo sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ, vượt qua khó khăn. 
c)Vì những em khuyết tật cũng là những người gặp khó khăn.
e)Vì hiến máu giúp bệnh viện có thêm nguồn máu để có thể giúp đỡ các bệnh nhân nghèo. 
-HS lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận.
+Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn) ,quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe và có nhu cầu  )
+Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, dọn nhà cửa.
- Chia nhóm 6 trao đổi với các bạn về những người gần nơi các ...  1: 
-Gọi HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vở.
- Nhận xét và ghi điểm.
*Bài 2: 
- Yc HS thực hiện BT 
- Nhận xét và ghi điểm 
*Bài 3: (HS khá giỏi làm) 
3.Củng cố – Dặn dò:
-Củng cố nội dung bài học
-Chuẩn bị: Luyện tập 
-Nhận xét tiết học.
-2 HS nêu 
-HS qs hình, cắt và ghép theo HD của GV
 M B N 
 A O C
- Qs và trả lời 
-HS trả lời 
-Vài HS nhắc lại.
-Gọi HS nêu yc
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
a) 6 cm2; b) 14 cm2 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thực hiện Bàng con
 a) 50dm2; b) 300 dm2 
- 2 HS nêu lại quy tắc tình DT hình thoi.
ĐIẠ LÍ 	-Tiết 27-
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
*Lồng ghép GDBVMT: Bộ phận
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của ĐB DHMT
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bảo dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ có vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
* GDBVMT: Gd HS biết trồng cây để cải tạo không khí thêm mát mẻ.
II/ Đồ dùng dạy-học: Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
III/ Các hoạt động dạy-học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1/ Bài mới:
vGiới thiệu bài: 
vHoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều côn cát ven biển
- Treo bản đồ địa lí VN và chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ TPHCM đến Hà Nội.
- Yc HS xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ VN: Phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp ĐBNB; phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; phía đông là Biển Đông. 
- Treo lược đồ: Yc HS quan sát lược đồ, hãy đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam. 
- Các em hãy hoạt động nhóm 4, qs lược đồ, ảnh trong SGK trao đổi với nhau về:
+Tên gọi:
+Vị trí:
+Độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung so với ĐBBB và ĐBNB. 
- Nhận xét và kết luận
- Treo lược đồ đầm phá ở Thừa Thiên Huế, giới thiệu và minh họa trên lược đồ: các đồng bằng ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, những vùng thấp, trũng ở cửa sông, nơi có doi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nên các đầm, phá.
- Quan sát hình 2, em hãy đọc tên các đầm phá ở Thừa Thiên-Huế 
+ Ở các vùng ĐB này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện gì xảy ra? 
- Nhân dân ở đây làm gì để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền? 
- Ngoài đặc điểm nhỏ, hẹp, nằm sát biển đb duyên hải miền Trung còn có đặc điểm gì? 
* GDBVMT: Gd HS biết trồng cây để cải tạo không khí thêm mát mẻ.
v Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam 
- Gọi HS đọc mục 2 SGK/136
- Yc HS qs lược đồ h1 SGK: chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân; đọc tên hai thành phố ở phía bắc và nam dãy núi Bạch Mã
- Giải thích: Dãy núi này đã chạy thẳng ra bờ biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng (Chỉ trên lược đồ). Người ta gọi đây là bức thành bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 
- Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào? 
- Yc HS q.sát hình 4 thảo luận nhóm đôi miêu tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân. 
- Gọi HS trình bày 
- Nhận xét và chốt ý: Ngoài tuyến đường bộ qua đèo Hải Vân, ta có thể đi đường hầm qua đèo Hải Vân mới được xây dựng vừa rút ngắn, vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn. 
- Gọi HS đọc SGK mục 2 /136 và 137
- Các em hãy đọc lại SGK TLN2 cho biết: Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào? 
- Gọi các nhóm trình bày 
- Nhận xét và chốt đúng.
+ Sự khác biệt về nhiệt độ như vậy là do đâu? 
- Vì thế ta gọi dãy Bạch Mã là bức tường chắn gió của ĐB duyên hải miền Trung
+ Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐBDH miền Trung? 
+Thời tiết như thế có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân? 
- Chốt ý: Đây cũng là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước. Các em xem ti vi thấy hàng năm miền Trung đều bị chịu những cơn lũ tàn phá. Vì thế các em phải biết chia sẻ khó khăn với nh.dân miền Trung 
2/ Củng cố, dặn dò:
- Củng cô nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDH miền Trung. 
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát trên bản đồ, lắng nghe, ghi nhớ 
- ĐB Thanh-Nghệ-Tĩnh, ĐB Bình -Trị -Thiên, ĐB Nam - Ngãi, ĐB Bình Phú-Khánh Hoà, ĐB Ninh Thuận, Bình Thuận 
- Làm việc nhóm 4
- Trình bày:
+Tên gọi của các dải đồng bằng lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó.
+Vị trí: Nằm sát biển, Phía bắc giáp ĐBBB, phía tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía nam giáp ĐBNB, phía đông là Biển Đông
+Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc: phá Tam Thanh, đầm Cầu Hai 
+ Thường có hiện tượng di chuyển của các cồn cát. 
+ Nhân dân trồng phi lao 
+ Có nhiều cồn cát và đầm phá.
- 1 HS đọc to trước lớp 
- Quan sát và vài HS lên bảng chỉ và đọc tên 2 TP: Huế, Đà Nẵng 
- Lắng nghe 
- Đi đường bộ trên sườn đèo Hải Vân 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Trình bày: Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn. Nếu đi từ Nam ra Bắc bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn dốc xuống biển. cảnh đèo Hải Vân là cảnh đẹp rất hùng vĩ. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc to trước lớp 
- Thảo luận nhóm 4 
* Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã
+ Có mùa đông lạnh
+ To có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ.
* Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã 
+ Không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa&khô
+ To tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm 
- Lắng nghe 
+Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông. 
+ Vào mùa hạ, không khí khô, nóng làm ruộng đồng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Cuối năm thường có mưa lớn và bão. 
+Mưa bão làm nước sông dâng lên đột ngột, đồng ruộng bị ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại về người và của. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc mục ghi nhớ 
Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2012
TẬP LÀM VĂN 	-Tiết 54-
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,). Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài văn theo sự hdẫn của GV.
II. Chuẩn bị:
-Bút, giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
-Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi ( chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:
vHướng dẫn nhận xét về kết quả bài làm 
-GV viết đề bài lên bảng 
-Nêu nhận xét 
* Ưu điểm bài viết cuả HS: 
+Xác định đúng đề bài (tả cây cối), kiểu bài (miêu tả); bố cục; ý, diễn ý, sự sáng tạo; chính tả hình thức trình bày bài văn, 
+GV nêu những HS viết đúng yc; hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần mở bài, kết bài hay 
*Những thiếu sót, hạn chế:
+Nêu một vài VD cụ thể, tránh nêu tên HS.
+Thông báo điểm số cụ thể 
-GV trả bài cho HS
vHướng dẫn chữa bài 
* HD từng HS chữa lỗi 
- Phát phiếu cho HS 
- YC HS trao đổi với bạn để soát lỗi còn sót.
- Theo dõi, kiểm tra HS làm việc 
* HD chữa lỗi chung 
-Chép các lỗi trên bảng: Chính tả, Câu,... 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi
- Cùng HS nhận xét, chữa lại cho đúng. 
vH.dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
- Đọc những bài văn hay của một số HS.
- Cùng HS trao đổi, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn. 
- YC HS chọn đoạn văn trong bài làm của mình để viết lại 
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại 
4. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt) 
-Khen ngợi những HS làm việc tốt 
-Chuẩn bị: Ôn tập 
-Nhận xét tiết học.
-HS đọc lại đề bài 
-HS lắng nghe 
-Mỗi em đọc lời phê của GV, đọc những chỗ lỗi trong bài; viết vào phiếu học tập và sửa lỗi
- Trao đổi cùng bạn bên cạnh 
- Theo dõi
- Cả lớp tự chữa trên nháp 
 - HS chép bài chữa vào vở 
- Lắng nghe 
- Trao đổi, nhận xét 
- HS chọn và viết lại theo cách hay hơn
- 3-4 HS đọc 
- Lắng nghe, thực hiện
TOÁN	-Tiết 135-
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nói. 
- Tính được diện tích hình thoi. 
II. Đồ dùng dạy học: Giấy A4 để gấp hình thoi.
III. Hoạt động dạy học: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Bài cũ: “Diện tích hình thoi”
- Gọi 2 HS tính DT hình thoi, biết độ dài các đường chéo là: a) 3cm và 14cm; b) 4m và 8m.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới 
vGiới thiệu bài
vThực hành:
*Bài 1:
- Nêu lần lượt từng câu, yc HS làm vào vở.
- Nhận xét và ghi điểm.
*Bài 2:
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
- Nhận xét và ghi điểm.
*Bài 3: (HS khá giỏi làm)
*Bài 4:
- Yc các em thực hành gấp giấy như hd SGK 
- Nhận xét sự gấp giấy của HS
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiế học.
- 2 HS làm bài
- Đọc yc BT
a) 19 x 12 : 2 = 114 (cm2)
b) 7dm = 70cm 
 30 x 70 : 2 = 105 (cm2) 
- Đọc yc BT
 Diện tích miếng kính là :
 (14 x10 ): 2 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thực hành gấp giấy 
THỂ DỤC	-Tiết 54-
MÔN TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách thực hiện tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150 g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
 - Biết cách chơi và tham gia trò chơi: “ Dẫn bóng”. 
II. Địa điểm - phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi và tập môn tự chọn. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung.
- Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn.
- Ôn bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
2. Phần cơ bản:
a) Môn tự chọn: Tập tâng cầu bằng đùi.
-GV làm mẫu, giải thích động tác:
-Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, 
-GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu.
-GV chia tổ cho các em tập luyện. 
- Quan sát và sửa sai
b) Trò chơi vận động: 
-GV nêu tên tchơi, giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Làm mẫu. 
- Cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
- Nhận xét và tuyên dương
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Trò chơi: “ Kết bạn ”
 -GV nhận xét, đánh giá giờ học 
€
 €
 € € € € € €
€ € € € € €
 € € € € € €
€ € € € € €
€
€ € € € € €
€ € € € € €
€ € € € € €
€ € € € € €

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 27Tran Thanh Tan(1).doc