Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 24 (chi tiết)

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 24 (chi tiết)

I. MỤC TIÊU:

 1. KT: Củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

 2.KN: Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

 3. TĐ: HS học tập tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 24 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày tháng năm 2013
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 1. KT: Củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 2.KN: Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
 3. TĐ: HS học tập tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
Bài 1:
- Nhắc lại cách tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
- GV chữa bài
Bài 2:
- Hỏi để củng cố cách tính
- Gọi HS nêu kết quả
* Bài 3: GT
- Gọi một em lên giải
- GV chữa bài
Bài giải:
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 × 6 × 5 = 270 (cm3).
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 
4 × 4 × 4 = 64 (cm3).
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 - 64 = 206 (cm3).
Đáp số : 206 cm3
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nêu công thức tính thể tích của HLP
- Chuẩn bị bài tiết sau
- Nhận xét tiết học
- Một HS đọc đề bài
- HS trả lời
- 1HS làm bảng, lớp làm vở
- S 1 mặt HLP là: 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
 S toàn phần HLP là: 6,25 x 6 =37,5 (cm2)
- V HLP là: 2,5 x 2,5 x 2,5 =15,625 (cm3)
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
- HS tự làm bài và đổi bài cho bạn để kiểm tra.
- 3 em đọc kết quả
 (1) 110 cm2 ; 252 cm2 ; 660 cm3
 (2) 0,1 m2 ; 1,17 m2 ; 0,09 m2
 (3) dm2 ; dm2 ; dm3
- HS đọc đề toán, quan sát hình vẽ
- Lớp làm vào vở ( nếu có thể )
- 1 HS làm bảng
Thể tích khối gỗ ban đầu:9x6x 5=270 (cm3)
Thể tích khối gỗ cắt đi: 4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần còn lại: 270 - 64 = 206 (cm3)
- 2 HS
 Buổi chiều
Chính tả: (Nghe - viết)
NÚI NON HÙNG VĨ
I. MỤC TIÊU: 
 1.KT: Nghe - viết đúng chính tả , viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
 2. KN: Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ ( BT2)
 3.TĐ: HS viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp
- Nghe-viết đúng chính tả bài: Núi non hùng vĩ. 
 - Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT )
 *HS khá giỏi: Giải được các câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT )
 * GDHS: Rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết lại những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS nghe-viết
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. 
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào giấy nháp. 
- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc bài cho HS soát lỗi. 	
- GV thu khoảng 10 bài để chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 : 
- Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. 
- GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng
Bài tập 3 : Gọi HS đọc đề bài. 
 - HS tự suy nghĩ, làm bài vào vở
- GV chấm chữa bài
- GV nhận xét chung
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
- Viết lại tên 5 vị vua, học thuộc lòng các câu đố, đố lại người thân.
- Dặn .
- 2 em viết ở bảng 
- Cả lớp viết vào giấy nháp
- HS theo dõi trong SGK.
 - Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
- GV nhắc HS chú ý những từ viết dễ sai và các tên riêng: Phan-xi-păng ; Ô Quy Hồ; Sapa ; Lào Cai
... vùng biên cương Tây Bắc của nước ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- HS luyện viết những từ dễ viết sai: Tày đình, hiểm trở, lồ lộ. Các tên địa lí: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.
- HS viết bài. 
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi .
* Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. 
* Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ nông.
* Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.
- HS lắng nghe
* Một HS đọc nội dung BT3:
- HS làm vào vở (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung,Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông).
- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
- 3 HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiệnHS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân
Tập đọc: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. MỤC TIÊU: 1.KT: Hiểu nội dung: 
Luật tục nghiêm minh và công bằng của Người Ê - đê từ xưa ; 
kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2.KN: Đọc với giọng trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 3.TĐ: Có ý thức sống và làm việc theo pháp luật.
* GDHS: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn: giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn HS phát âm đúng các từ khó.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
c) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ? GV tiểu kêt và nêu 1 số luật cho HS rõ. - Bài văn muốn nói lên điều gì ?
d) Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1. YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: Học qua bài này em biết được điều gì ?. Giáo dục HS: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
Chú đi tuần? Nêu nội dung của bài?
 + Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
- Lớp nhận xét. HS lắng nghe.
- 1 HS khá, giỏi đọc bài
- Bài văn có thể chia 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp. 
- HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát  
- 1 em đọc chú giải sgk.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài. HS lắng nghe
+ Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. 
+Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao,  của kẻ phạm tội;. 
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.. 
- 1 HS đọc lại
*ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. 
 3 HS đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe. HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. 2 em nêu. HS lắng nghe
- Về đọc lại bài, học thuộc nội dung.
Buổi chiều:
Đạo đức: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Yêu Tổ quốc Việt Nam.
 KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam)
	 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
 - Kĩ năng hợp tác nhóm. Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam. TTHCM@: yêu quê hương, đất nước.
 GDBVMT: (Liên hệ): GDHS tích cực tham gia các hoạt động BVMT thể hiện tình yêu đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh như SGK phóng to. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về đất nước Việt Nam. Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
- Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3, SGK).
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
* Cách tiến hành: GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hóa, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việ
Hoạt động 3: Triễn lãm nhỏ (bài tập 4, SGK).
* Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết về tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
KNS*: Kĩ năng hợp tác nhóm.
-Y/c từng nhóm cử người giới thiệu tranh trước lớp.
-Y/c cả lớp xem tranh và trao đổi. 
-GV tổ chức HS bình chọn tranh của các nhóm theo quy định của GV
--Y/c từng nhóm cử đại diện hát, đọc thơ, ca dao  về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò:Em có cảm nghĩ gì khi được tìm hiểu về đất nước Việt Nam của chúng ta? →GV kết luận. GV nhận xét tiết học. Tuyên dương các HS tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa cố gắng. Các em về nhà xem lại bài, đọc tìm hiểu trước bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ... oả hoạn, nêu được vai trò của cầu chì và công tơ điện.
- Giao việc – H/dẫn thực hiện
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo
* Sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện 6V
* Sử dụng nguồn điện 110V cho vật dùng điện 220
* Cầu chì có tác dụng gì?
* Vai trò của công tơ điện?
- Kết luận- Liên hệ 
* Lưu ý: Khi dây chì bị chảy không thay dây chì bằng dây sắt, dây đồng.
HĐ3: Các biện pháp t/kiệm năng lượng điện .
- Nhắc nhở HS có ý thức tiết kiệm điện.
* Kết luận:
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- HS trả lời cấu hỏi.
- HS thảo luận 2.
- HS quan sát hình 1,2/ sgk + TLCH
-.nguy hiểm, vướng vào dây điện – chết người
-..nguy hiểm đến tính mạng
- Hoạt đọng theo h/dẫn của gv
- Mỗi hs của mỗi đội chỉ ghi một biện pháp
- 1 HS nêu lại các biện pháp phòng tránh bị điện giật Liên hệ: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác? Từng nhóm trình bày kết quả.
 HS thực hành : Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 sgk.
-..sẽ làm hỏng vật dùng điện
-sẽ không hoạt động
- Quan sát cầu chì. Công tơ điện
-nếu dòng điện quá mạnh – nóng chảymạch điện ngắt- tránh được sự cố nguy hiểm về điện
-để đo năng lượng điện
- HSQS cầu chì và g/th thêm: - HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện? HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí. HS liên hệ với việc s/dụng điện ở nhà - thảo luận theo cặp. Mỗi tháng gđ bạn thường dùng hết mấy số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện? Ở gia đình bạn có những thiết bị, máy móc gì s/d điện, việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lí không ? Làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi s/d điện ở gia đình bạn?
- Chuẩn bị: Ôn vật chất và năng lượng.
 Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 1 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu quy tắc tính DTXQ, DTTP và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi 1 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Chữa bài
Bài 2: Dành cho HS khá
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp nối vào vở. 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét 
 KQ: a. 36cm b. 54cm c. 27 cm 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở
- Nhận xét bài bạn, sửa nếu sai.
- Tự làm vào vở.
- Nêu kết quả, nhận xét.
GĐ-BD Toán:HSG
LUYỆN: TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU: Củng cố để HS nắm được cách tính diện tích,thể tích của các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Gọi HS nêu cách tính DTXQ, DTTP avf thể tích của hình hộp chữ nhật, HLP.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có:
a. Chiều dài 0,8m, chiều rộng 0,5m, chiều cao 1,2m.
 b. Chiều dài dm, chiều rộng dm, chiều cao dm.
Bài 2: Một hình lập phương có cạnh 3,6 dm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lập phương đó. 
Bài 3: Làm bài 4 VBT (trang 38)
- Yêu cầu HS quan sát và tìm cách giải
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Vài HS lên trả lời.
- Lớp nhận xét 
- 2 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
 KQ: a. 3,12m và 0,48 m 
 b. dm và dm 
- Cả lớp làm vở, 1 HS khá lên bảng
 KQ: 51,84dm và 46,65dm 
- Chữa bài nếu sai.
- 1 HS khá lên bảng, cả lớp làm vào vở. Nhận xét bài bạn.
KQ: 6 cm 
Buổi chiều
TH Tiếng Việt:
TIẾT 1 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Cưới vợ cho Hà Bá”.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
- Tìm được câu ghép có cặp từ hô ứng và phân tích cấu tạo của câu ghép đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:
- 1 HS đọc cả bài. Chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Đáp án:
a, ý 3 b, ý 3 c, ý 1 d, ý 2 
Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tìm cách chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp, 3 lượt.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở.
- Lần lượt trả lời từng câu.
- 1HS lên bảng làm, nhận xét.
 GĐ - BD Tiếng Việt: HSG 
 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ tăng tiến và phân tích được cấu tạo của câu ghép đó.
 - Biết điền tiếp vào chỗ trống để có câu ghép có quan hệ tăng tiến.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. Gọi HS nêu các cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến.
2. Bài mới:Bài 1:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. Yêu cầu HS đọc thầm, tìm các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến và phân tích cấu tạo của câu ghép đó. Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi 2 em đọc nội dung, yêu cầu bài
-Yêu cầu HS tự đọc thầm lại bài và làm vào vở bài tập. Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng.
3. Củng cố:Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng
- Nhận xét bài bạn.
- Chữa bài (nếu sai)
KQ: a/ a, d
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở, trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét.
Buổi chiều TH Toán: TIẾT 2- TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: Củng cố để HS nắm được cách tính phần trăm của một số.
 - Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương, diện tích các hình đã học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vở.1 HS khá lên bảng
 - Nhận xét. 
Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
- Gọi 1 HS TB lên bảng. Chữa bài.
Bài 4: Dành cho HS khá
- Yêu cầu HS đọc đề và làm vào vở. Nhận xét.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học
 2 HS nêu. 
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Làm vào vở, nêu kết quả, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ cách làm.
- Làm vào vở, nhận xét bài bạn
KQ: 8 lần
- Tự làm vào vở.
- Một số HS trình bày, bổ sung.
KQ: 259 m 
1 HS khá lên bảng vẽ.
GĐ-BD Toán:HSG
LUYỆN: TÍNH TỈ SỐ PHẦN TRĂM, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố để HS biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
 - Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập của HS.
- GV nhận xét, cho điểm
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
*HS làm bài tập ở VBT Toán (Trang 39)
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài 
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK) 
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm và viết vào vở. GV nhận xét chốt lại.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn, gợi ý:
- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- Muốn tính thể tích của hình lập phương ta làm thế nào ?
- Cho cả lớp làm bài vào vở. GV chấm, chữa bài
Bài 3: 
- GV cho HS nêu bài toán rồi qsát hình vẽ 
- Cho cả lớp làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm.
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học
- 2 em chữa bài 
- Lớp nhận xét
- 1 em đọc
- HS lắng nghe
- HS làm bài vào vở 
- HS TB nêu câu trả lời, nhận xét.
- 1 em đọc 
- HS lắng nghe
- 2 em nêu 
 - 1 em nêu
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng.
 (Đáp số: a) 160% ; b) 200cm3)
 - HS đọc đề bài và tìm hiểu đề.
- HS tự trình bày bài giải vào vở
- 1HS khá lên bảng	 
- HS làm bài và chữa bài
- 1HS khá nêu câu trả lời.
KQ: c. 18cm3
- HS về nhà làm lại bài còn sai.
TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc truyện “Cô bé Chổi Rơm” và nêu được cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
 - Biết lập dàn ý chi tiết miêu tả một đồ vật rõ ràng, đúng ý.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Chọn đề và viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Kể lại câu chuyện cho hay hơn.
GĐ - BD Tiếng Việt: HSG ( tr 72,73)
Đọc hiểu câu chuyện: CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG (71,72) Sách 35 bộ đề ôn luyện Tiếng Việt 5.
Luyện từ và câu:
Đặt hai câu có từ sơn là từ đồng âm, trong đó có một câu có từ sơn là danh từ là động từ. 
Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? 
 Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nũa...
Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? 
 Ông không viêc gì, nhưng nó thì "bị thương".
Câu " Chỉ khác là quả thị màu vàng". thuộc kiểu câu ai là gì? hay ai thế nào?
Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trông cho thích hợp: 
Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến .... thì chiếc bi đông cũng theo ông đến...
..... biết nhiều chuyện về chiếc bi đong tôi.... quý nó.
Chi Thăm thích thú với mấy quả thị ..... thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông ....
CẢM THỤ VĂN HỌC: 
Nhờ chiếc bi đông mà bạn nhỏ trong câu chuyện hiểu thêm được nhưng gì về người ông của mình? Đặt mình vào vai bạn ấy để viết đoạn văn kể về điều đó.
TẬP LÀM VĂN
1. Hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn tả chiêc bi đông trong câu chuyện.
2. Hãy Viết một đoạn văn tả đồ vật gắn bó thân thiết với em.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 24(1).doc