Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 8 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 8 năm 2011

 I. mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu:

- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới bao gồm nhiều quốc gia trên thế giới, đây là tổ chức có nhiều thiết lập để bảo vệ hoà bình và công bằng trên thế giới.

- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và cần phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam thực hiện các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.

- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc có nghĩa là tuân thủ theo các quy định chung của Liên Hợp Quốc, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc làm việc đạt kết quả cao nhất.

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn:22/03/2010
Ngày giảng:Thứ hai ngày 29 tháng 03 năm 2010
Đạo đức
em tìm hiểu về liên hợp quốc ( Tiết 1 )
 I. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu:
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới bao gồm nhiều quốc gia trên thế giới, đây là tổ chức có nhiều thiết lập để bảo vệ hoà bình và công bằng trên thế giới.
- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và cần phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam thực hiện các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc có nghĩa là tuân thủ theo các quy định chung của Liên Hợp Quốc, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc làm việc đạt kết quả cao nhất.
2. Thái độ.
- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc.
- Tích cực giúp đỡ và ủng hộ các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc.
3.Hành vi.
- Quan tâm đến các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
- Tuyên truyền về vai trò và hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
ii. Đồ dùng dạy-học.
- Phiếu thảo luận nhóm HĐ 1-tiết 1 (đủ cho các nhóm).
- Bảng phụ (HĐ 1-tiết 1) 
- Thẻ mặt cười, mặt mếu cho tất cả học sinh trong lớp.
- Phiếu thực hành (HĐ thực hành-tiết 1)
iII. các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:
tìm hiểu thông tin về liên hợp quốc 
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
+1 HS trong nhóm đọc thông tin về Liên Hợp Quốc trang 40.41 SGk cho cả lớp nghe và thảo luận, kết hợp với hiểu biết của mình về Liên Hợp Quốc để hoàn thành bảng thông tin.
-HS làm việc theo nhóm, theo hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành bảng thông tin.
Các thông tin cần điền.
- GV treo bảng phụ có nội dung phiếu thảo luận nhóm.
- GV gọi đại diên 2 nhóm lên trình bày kết quả: nhóm 1: Điền thông tin và Liên Hợp Quốc, nhóm 2: Điền thông tin về Việt Nam. Yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Hỏi HS.
+ Các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì?
+ Việt Nam có liên quan thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc?
+ Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
- GV cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
Các thông tin cần điền:
1. 24/10/1954
2. 191
3. Thiết lập hoà bình và công bằng trên thế giới.
4. Niu- Yooc.
5. Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Đại diện các nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS trả lời:
+ Các hoạt động đó nhằm bảo vệ hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
+ Chúng ta phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động.
 - 3-4 HS nhắc lại.
Hoạt động 2:
Xử lý tình huống
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 
+ GV đưa bảng phụ ghi 3 tình huống để học sinh
+Yêu cầu trao đổi, thảo luận tìm cách hợp lý để sử lý tình huống
Tình huống 1: Khi có người nước ngoài đại diện cho tổ chức Liên Hợp Quốc đến địa phương em làm việc, Bạn An tỏ thái độ không vui và cho là: NGười nước ngoài không nên làm việc của người Việt Nam , nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn An?
Tình huống 2: Trong một buổi thảo luận về công ước quốc tế và quyền trẻ em bạn Hoa phát biểu : Đây là quy định của Liên Hợp Quốc đặt ra nước ta không cần phải thực hiện em có tán thành không nếu không tán thành em sẽ nói gì với bạn?
Tình huống 3: có một người nước ngoài là người của tổ chức Liên Hợp Quốc nhờ em đưa đến UBND xã, phường em sẽ làm gì ?
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả
- GV hỏi: chúng ta phải có thái độ như thế nào? với hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
- HS làm việc theo nhóm quan sát tình huống và trao đổi với nhau để sử lý tình huống 
- Cách giải quyết tốt tình huống 1 em sẽ giải thích cho bạn AN biết rằng: những người nước ngoài đến với mong muốn giúp địa phương và đất nước ta những điều tốt đẹp. Họ chỉ giúp đỡ những gì ta cần chứ không xâm phạm và công việc riêng của Việt Nam.
Tình huống 2: Em không tán thành em sẽ nói với bạn rằng công ước là một quy định đem lại niềm vui hạnh phúc cho trẻ em hơn Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và đã kí hiệp thực hiện công ước nên cần thực hiện theo quy đinh chung như thế mới tôn trong tổ chức Liên Hợp Quốc.
Tình huống 3: em sẽ nhiệt tình chỉ đường cho họ hoặc nhiệt tình đi cùng họ tới nơi. Nếu không biết ngoại ngữ em sẽ cố gắng tìm cách giao tiếp phù hợp để giúp được họ
- Mỗi tình huống đại diện lên trình bày các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến góp ý 
- Phải tôn trọng giúp đỡ họ đồng thời tuân theo quy định chung của Liên Hợp Quốc.
IV.Củng cố dặn dò
-Nêu ý nghĩa của các hoạt động của Liên Hợp Quốc?
-Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết 2.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-------------------------------------------o0o--------------------------------------------
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Rèn kĩ năng giải bài toán về chuyển động.
- Chuyển đổi các đơn vị đo quãng đường, thời gian, vận tốc trong toán.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta làm các bài toán luyện tập chung có liên quan đến tính vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- GV hướng dẫn giải:
+ Quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Ô tô đi hết quãng đường đó trong bao lâu ?
+ Xe máy đi hết quãng đường đó trong bao lâu ?
+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?
+ Muốn biết được mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét chúng ta phải biết được những gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS và ghi điểm.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề bài
- GV hỏi: Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm như thế nào ?
- GV: Bài tập yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào ?
- GV : Với quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp ?
- GV: Hãy đổi đơn vị phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tương tự bài tập 2, cũng có thể cho HS tính vận tốc theo đơn vị km/giờ sau đó mới đổi về đơn vị m/phút.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV hỏi:
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?
+ Bài toán cho vận tốc của cá heo là bao nhiêu ?
- GV hướng dẫn: Bài toán cho đơn vị vận tốc của cá heo tính theo đơn vị km/giờ, nhưng lại cho quãng đường tính theo đơn vị mét. Trước khi tính toán thời gian cá heo đi em cần đổi vận tốc về đơn vị m/giờ hoặc đổi đơn vị quãng đường từ mét thành đơn vị ki-lô-mét.
- GV yêu cầu HS làm bài.
GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT .Cách làm tương tự các bài trên lớp.
-Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
 - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời.
+ Quãng đường dai 135km.
 + Ô tô đi hết quãng đường trong 3 giờ.
 + Xe máy đi hết quãng đường trong 4 giờ 30 phút.
+ Bài toán yêu cầu em tính xem mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Chúng ta phải biết được vận tốc của xe máy.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
135 : 3 = 45 (km/giờ)
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc của xe máy là:
135 : 4,5 = 30 (km/giờ)
Mỗi giờ ô tô chạy nhanh hơn xe máy là:
45 - 30 = 15 (km/giờ)
Đáp số : 15km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK.
- HS: Để tính vận tốc của xe máy chúng ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta tính vận tốc của xe máy theo đơn vị là km/giờ.
- HS: Quãng đường đi phải tính theo ki-lô-mét và thời gian đi phải tính theo đơn vị giờ.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1250m = 1,25km
2 phút = 1/30 giờ
Vận tốc của xe máy là:
1,25 : 1/30 = 37,5 (km/giờ)
Đáp số : 37,5 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS làm được tương tự như sau: 
Bài giải
1giờ 45 phút = 104 phút
15,75km = 15750m
Vận tốc của xe ngựa là:
15750 : 104= 150 (m/phút)
Đáp số : 150 m/phút
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK.
- HS trả lời:
+ Bài toán yêu cầu tính xem cá heo bơi 2400m hết bao nhiêu thời gian.
+ Bài toán cho biết vận tốc của cá heo là 75km/giờ.
- HS nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
2400m = 2,4km
Thời gian bơi của cá heo là:
2,4 : 72 = 1/30 giờ
1/30 giờ = 60 phút : 30 = 2 phút
Đáp số : 2 phút
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc:
Ôn tập giữa học kì I(Tiết 1)
I. mục đích yêu cầu
	- Kiểm tra đọc
+ Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc cảu nhân vật.
+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc,
	- Ôn tập về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép ), tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu.
II. đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- Phiếu kẻ sẵn bảg bài 2, trang 100 SGK
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm ra bảng nhóm treo lên bảng. Đọc câu minh hoạ. GV cungnf HS cả lớp nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự.
+Câu đơn
+ Câu ghép không dùng từ nối
+ Câu ghép dùng quan hệ từ
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng ... g ta viết phân số chỉ phầ đã tô màu của mỗi hình đã cho.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
a) 
b) 
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt giải thích trước lớp mỗi HS giải thích về 1 hình.
- 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. ( Muốn rút gọn một phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số khác 0.)
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và thống nhất kết quả làm bài.
- HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- 1 HS trả lời trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) và . MSC = 25
b) và . MSC = 36
; giữ nguyên 
c) và . MSC = 60
 - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các phân số.
 - HS nêu cách của mính trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ So sánh 2 phân số cùng mẫu số; so sánh 2 phân số cùng tử số; quy đồng mẫu số ( hoặc tử số ) để so sánh.
+ Có thể nêu thêm các cách so sánh khác đã được giới thiệu: So sánh qua đơn vị. so sánh phân số bù với đơn vị; so sánh qua phần hơn với đơn vị; so sánh qua phân số trung gian.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lần lượt nêu ý kiến về so sánh 3 cặp phân số trên.
. Vì hai phân số cùng mẫu số nên ta so sánh tử số của chúng với nhau. 7> 5 nên .
 . Vì 
. Vì hai phân số cùng tử số nên ta so sánh mẫu số. 10 > 9 nên .
- HS quan sát và đọc thầm tia số.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
- Trên tia số từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành 6 phần bằng nhau.
+ HS tìm và nêu:
+ Tương ứng với số hay .
+ Là phân số hay .
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------o0o-------------------------------------------
Tập làm văn:
Ôn tập giữa học kì II ( Tiết 6 )
 I. Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra đọc lấy điểm ( yêu cầu như tiết 1 )
- Sử dụng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- 3 đoạn văn ở bài tập viết vào bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học
2. Kiểm tra đọc
Tiến hành tương tự như tiết 1
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Nhắc HS: Sau khi điền xong các từ ngữ thích hợp, cần xác định đó là liên kết theo cách nào.
- Gọi HS làm bài vào bảng nhóm treo lên trên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà soạn tiết 7, 8 và chuẩn bị kiểm tra.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.
- 3 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Chữa bài.
a) Nhưng nối câu 3 với câu 2.
b) Chúng nối câu 2 với câu 1
c) Nắng - ánh nắng - nắng ở các câu 2,3,6 lặp lại ánh nắng ở câu 1 - liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ.
Sứ ở câu 5 lặp lại Sứ ở câu 4.
Chị ở câu 7 thay cho Sứ ở các câu trước.
- Chuẩn bị bài sau.
Địa lí:
Bài 26: Châu mĩ (Tếp theo)
 I. Mục đích yêu cầu
	Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được phần lớn người dân châu Mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư châu Mĩ.
- Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra b ài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy tìm và chỉ vị trí cảu châu Mĩ trên quả Địa cầu.
+ Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ.
+ Kể những điều em biết về vùng rừng A-ma-dôn.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về tự nhiên châu Mĩ, trong tiết này chúng ta tìm hiểu về dân cư và kinh tế châu Mĩ.
Hoạt động 1:
Dân cư châu Mĩ
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
C Nêu số dân của châu Mĩ.
C So sánh số dân của châu Mĩ với các châu lục khác.
+ Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ.
+ Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
- GV giảng: Sau khi Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, người châu âu và và các châu lục khác đã di cư sang đây, chính vì vậy hầu hết dân cư châu Mĩ là người nhập cư, chỉ có người Anh-điêng là sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ.
+ Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
- HS tự làm việc theo yêu cầu sau mỗi nhiệm vụ 1 em nêu ý kiến các HS khác bổ sugn để có câu trả lời hoàn chỉnh:
+ Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người, đứng thứ ba trong các châu lục trên thế giới, chưa bằng số dân của châu á. Nhưng diện tích chỉ kém châu á có 2 triệu km2.
+ Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau:
C Người Anh-điêng, da vàng
C Người gốc Âu, da trắng
C Người gốc Phi, da đen.
C Người gốc á, da vàng
C Người lai
+ Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
 + Người dân châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông.
- GV kết luận: Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ 3 về số dân trong các châu lục trên thế giới. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
Hoạt động 2:
Kinh tế châu Mĩ
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành bảng so sánh về kinh tế của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS, cùng thảo luận để hoàn thành bảng so sánh về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ.
Tiêu chí
Bắc Mĩ
Trung Mĩ và Nam Mĩ
Tình hình chung của nền kinh tế
Phát triển
Đang phát triển
Ngành nông nghiệp
- Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại.
- Quy mô sản xuất lớn.
- Sản phẩm chủ yếu: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,....
Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu...
Ngành công nghiệp
Nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, hàng không vũ trụ..
Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung bảng so sánh trình bày khái quát về kinh tế châu Mĩ
- 3 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp theo 3 tiêu chí so sánh.
- 1 HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các ngành công, nông nghiệp hiện đai; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản.
Hoạt động 3
hoa kì
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm để hoàn thành sơ đồ các đặc điểm địa lí Hoa Kì như sau
- HS làm việc theo nhóm, điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ ( phần in nghiêng)
Hoa kì
Các yếu tố địa lí tự nhiên
Kinh tế - xã hội
Kinh tế: Phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao, xuất khẩu nông sản
Dân số: Đứng thứ 3 trên thế giới
Thủ đô: Oa-sinh-tơn
Khí hâu: Chủ yếu là ôn đới
Diện tích: Lớn thứ 3 thế giới
Vị trí địa lí: ở bắc Mĩ giáp Đại Tây Dương, Ca-na-đa, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô
- GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ HS hoàn thành sơ đồ như trên.
- GV gọi 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung bảng so sánh trình bày khái quá về tự nhiên và kinh tế Hoa Kì.
- HS nêu cầu hỏi khi gặp khó khăn
- HS trình bày kết quả.
- GV kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghiệp cao và còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng thế giới như lúa mì, thịt, rau.
củng cố - dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------o0o----------------------------------------
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt tuần 28
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học.
- Luyện viết chữ đẹp .
- Thực hiện tốt ATGT, Phòng dịch sốt xuất huyết.
*Tuyên truyền về về việc bảo vệ môi trường thông qua các tranh ảnh và việc làm cụ thể. 
c. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
 - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
Kí duyệt của tổ trưởng
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc