Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5 (từ tuần 19 đến tuần 28)

Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5 (từ tuần 19 đến tuần 28)

Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương.

- Biết đọc đúng một văn bản kịch : ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật ; đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài ; giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa phần một của trích đoạn kịch : Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân.

 

doc 317 trang Người đăng hang30 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5 (từ tuần 19 đến tuần 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th.s Trần Quốc Khánh
Th.s Nguyễn Văn Kiêm
Thiết kế bài giảng
Tiếng Việt 5
 (từ tuần 19 đến tuần 28)
Tuần 19
Tập đọc
người công dân số Một
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch : ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật ; đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài ; giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa phần một của trích đoạn kịch : Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to). ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX hoặc ảnh bến Nhà Rồng - nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (nếu có).
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần luyện đọc diễn cảm cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Mở đầu
- GV cho HS quan sát các ảnh minh họa cho chủ điểm Người công dân và yêu cầu HS nói về những hình ảnh đó. 
 - GV giới thiệu : Các em là những chủ nhân tương lai của nước nhà. Chủ điểm Người công dân sẽ giúp các em làm quen và hiểu được trách nhiệm của một người công dân đối với đất nước. Đó là lòng yêu nước, yêu đồng bào, là trách nhiệm xây dựng một xã hội văn minh, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Tranh vẽ các bạn HS đang bầu ban chỉ huy đội (hoặc liên đội), thực hiện nghĩa vụ của những công dân tương lai.
- HS lắng nghe.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV đưa tranh minh họa bài tập đọc (phóng to) cho HS quan sát và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
- HS quan sát tranh và trả lời : Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện với nhau trong ánh sáng của ngọn đèn dầu.
- Đây là tranh minh họa cho bài tập đọc Người công dân số Một. Bài tập đọc này nói lên tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (chính là Bác Hồ khi còn trẻ).
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS mở SGK theo dõi bài đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
- GV đọc diễn cảm màn kịch - HS theo dõi giọng đọc của GV : giọng đọc rõ ràng, rành mạch (đủ phân biệt các nhân vật, tên nhân vật với lời nói của nhân vật ấy). Đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chú thích trong ngoặc đơn nói về thái độ, hành động của nhân vật. Đọc phân biệt lời nói của từng nhân vật :
+ Giọng anh Thành : chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở suy nghĩ về vận nước.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình thể hiện tính các của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bè bạn, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
- GV hướng dẫn HS nhận biết các đoạn để luyện đọc.
- HS nhận biết các đoạn trong bài :
* Đoạn 1 : Từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì.
* Đoạn 2 : Còn lại.
- GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài. Trước khi HS đọc bài, GV nhắc HS chú ý đọc đúng các từ gốc tiếng Pháp như (phắc-tuya, Sát-xơ-lúp Lô-ba).
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. 
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). GV có thể ghi bảng những những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho HS. 
- HS phát âm lại các tiếng còn đọc sai hoặc luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp (nếu có). 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2. 
- Ba HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.
- Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài lần 3.
- HS đọc nối tiếp bài lần 3, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và hỏi : Đoạn trích vở kịch có những nhân vật nào ? Họ có quan hệ gì với nhau ?
- Đoạn trích vở kịch có anh Thành và anh Lê. Họ là bạn của nhau.
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Những câu nói nào của anh Thành trong bài cho chúng ta thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân tới nước ?
- Những câu nói của anh Thành trong bài này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Trong đó, những câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước là :
+ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
+ Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
- Những câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó ?
- Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là :
+ Khi anh Lê báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nghĩ đến điều đó. 
+ Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
(Anh Lê hỏi : “Vậy anh vào Sài gòn này làm gì”. 
Anh Thành đáp : “Anh học trường Sát-xơ-lúp Lô-ba... thì ... ờ ... anh là người nước nào".
Anh Lê nói : “Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa".
Anh Thành trả lời : “Anh Lê ạ, vì ngọn đèn dầu Nam không sáng bằng ngọn đèn Hoa Kì..."
- Vì sao câu chuyện giữa hai người có lúc lại không ăn khớp với nhau ?
- Vì mỗi người lúc ấy đang theo đuổi những ý nghĩ khác nhau, tâm trạng và mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Trong lúc anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn ở Sài Gòn, đến cuộc sống trước mắt, thì anh Thành lại nghĩ đến việc ra đi tìm đường cứu nước cứu dân.
- Yêu cầu HS đọc đoạn (từ lời nói của anh Lê : "Không bao giờ..." đến hết bài và thảo luận với bạn chọn ý kiến đúng trong các ý đã ghi sẵn trên bảng phụ, như sau :
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm và thảo luận, theo nhóm đôi, phát biểu chọn ý c là ý đúng nhất. 
Đánh dấu vào lời giải thích em cho là đúng nhất :
 Anh Thành nói với anh Lê nhiều về những cái đèn là vì :
a) Anh rất thích cái đèn điện vì nó sáng như ban ngày lại không có mùi, có khói.
b) Anh Thành mượn cớ nói về những cái đèn để nói lên những suy tư trăn trở tìm ra ánh sáng của con đường cứu nước, cứu dân.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- GV yêu cầu hai HS đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi và tìm cách đọc diễn cảm của bài.
- Hai HS đọc nối tiếp diễn cảm ba đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện dọc).
- Hướng dẫn cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn : Từ đầu đến : “Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?", như sau :
+ GV đọc mẫu : đọc phân biệt giọng của anh Thành, anh Lê (như đã nói ở trên), lưu ý cách ngắt giọng nhấn giọng. Ví dụ : Anh Thành ! (đọc nhấn giọng, vẻ hồ hởi như một lời gọi) ; Có lẽ thôi anh ạ. (Giọng điềm tĩnh, mong đợi được thông cảm, ẩn chứa một tâm sự chưa nói ra được) ; Sao lại thôi ? (nhấn giọng ; bày tỏ sự thắc mắc) ; (Nói nhỏ) Vì tôi với họ : ... (giọng thì thầm, vẻ bí mật, kết hợp với điệu bộ) ; Vậy anh vào Sài Gòn làm gì ? (hơi sẵng giọng, bày tỏ sự ngạc nhiên, thắc mắc...)
+ HS theo dõi, lắng nghe giọng đọc của GV.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp.
+ Ba đến bốn HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc.
+ GV nhận xét cho điểm từng HS.
- GV tổ chức cho HS đọc theo cách phân vai.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ GV lớp thành các nhóm (ba HS một nhóm). Nhắc HS luyện đọc phân vai trong nhóm như sau : Mỗi bạn nhận một vai (người dẫn chuyện, anh Thành, anh Lê). Vai người dẫn chuyện phải đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch ; những chữ trong ngoặc đơn giới thiệu thái độ, của chỉ, hành động của nhân vật và tên nhân vật. Các vai khác đọc lời thoại của mình.
+ HS nhận biết nhóm của mình, HS luyện đọc phân vai trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Thi đọc phân vai trước lớp.
+ Ba nhóm thi đọc bài theo cách phân vai.
+ GV và HS nhận xét giọng đọc của từng nhóm, từng bạn, chọn ra bạn nhóm đọc hay nhất tuyên dương trước lớp.
+ HS nhận xét giọng đọc từng nhóm, từng bạn, bình ra nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Đoạn kịch trên nói lên điều gì ?
- Nói lên tâm trạng day dứt, trăn trở của anh Thành về con đường cứu nước cứu dân.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch và đọc trước bài tập đọc tuần tới.
- HS lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Chính tả
Nghe - viết : Nhà yêu nước nguyễn trung trực
Phân biệt âm đầu r / d /gi hoặc âm chính o / ô
I. Mục tiêu
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bút dạ và 3 - 4 tờ phiếu khổ to phô-tô-cóp-pi nội dung Bài tập 2, 3. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe viết bài Chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực và luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi (hoặc âm chính o / ô).
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS mở SGK trang 6 và gọi một HS đọc to đoạn văn Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Một HS đọc to đoạn văn, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Vì sao ông Nguyễn Trung Trực lại được coi là nhà yêu nước ?
- GV nói về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực : giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất của Nguyễn Trung Trực ; tên ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố ở nước ta.
- Vì ông đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Khi bị giặc bắt đưa ra hành hình ông đã không hề khiếp sợ mà còn khẳng khái nói rằng khi nào nước Nam hết cỏ thì mới hết người đánh Tây.
- HS lắng nghe.
b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả
- Cho HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả. Sau đó GV yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
- HS đọc và viết các từ : chài lưới, khởi nghĩa, chiến công, hành hình, ...
c) Viết chính tả
- GV nhắc sơ bộ HS những hiện tượng chính tả cần lưu ý khi viết, tư thế ngồi viết, yêu cầu HS chú ý lắng nghe không hỏi lại.
- HS lắng nghe.
- GV đọc từng câu ngắn hay cụm từ cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5 (6 chữ / 1 phút). Mỗi dòng thơ đọc 2 lượt.
- HS lắng nghe và viết bài.
d) Soát lỗi  ... m một bài kiểm tra viết về những điều các em đã học. Điểm khác trong tiết học này là các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn (không phải chỉ là một đoạn văn như các tiết học trước).
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
* Bước 1 : Xác định đề
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề kiểm tra yêu cầu HS đọc bài.
- HS đọc đề bài cả lớp theo dõi đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS xác định đề.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Bài văn tả người bao gồm mấy phần là những phần nào ?
+ HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
* Bước 2 : Tổ chức cho HS làm bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài.
- Thu bài cuối giờ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
Hình thức chế bản đề kiểm tra (phô tô phát cho từng HS)
Họ và tên : ......................................................... .........................................................
Lớp 5......
Ngày .... tháng .... năm 200
đề kiểm tra giữa học kì II - môn tiếng việt lớp 5
đề chẵn
 Bài kiểm tra đọc
(30 phút)
A. Đọc thầm :
Bên sông cầu
Bìm bịp kêu đâu đó. Thế là mùa nước lên. Những con chim cánh nâu, ức cổ mang màu đỏ như lửa bay là là ngang qua mặt đê cao, ngang qua mặt người. Chúng bay gần lắm, tưởng như với tay là tóm được. Nhưng chính lúc ta sững lại vì ngỡ ngàng là chúng mất hút trong bãi dâu.
Trời trong xanh. Mây trắng ngổn ngang, tầng tầng lớp lớp. Dưới sông Cầu, nước trôi băng băng. Con sông già nua vốn thường uể oải lờ đờ mà nay bỗng quay cuồng với những dòng xoáy trông vào đến khiếp. Vài ba con thuyền ngược dòng nặng nhọc, buồm kéo lên đón gió nam. Nhưng vẫn phải có thêm dăm người khom lưng cõng dây kéo. Họ lầm lũi bước chậm chạp ven bờ.
Bên trong đê lại là một khung cảnh khác hẳn, thật êm ả. Cánh đồng rộng không một bóng người. Vừa gặt chiêm xong, mặt ruộng khô ráo, còn trơ những gốc rạ. Giữa đồng là một dãy chuôm nước trong veo. Đấy là vết chân ngựa Ông Gióng, móng ngựa cắm sâu vào đất, để lại kỉ niệm muôn đời. Dãy chuôm chạy từ những vùng đất xa xôi về tới đây thì chấm hết. Thuở ấy Ông Gióng qua đây rồi leo lên núi Sơn, bay về trời. Ông đánh tan giặc là đi luôn. Trên núi giờ vẫn còn đền thờ Ông.
 Đỗ Chu
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng :
 1. Chim bìm bịp kêu vào thời gian nào trong năm ?
 a) Mùa xuân.
 b) Mùa hạ.
 c) Mùa đông.
 2. Câu văn “Nhưng chính lúc ta sững lại vì ngỡ ngàng là chúng mất hút trong bãi dâu”, nhằm nói lên điều gì ?
 a) Thông báo về xuất hiện của chim bìm bịp.
 b) Tả sự xuất hiện của loài chim đẹp rồi mất hút.
 c) Nói về trạng thái bị bất ngờ, tiếc ngẩn ngơ vì sự xuất hiện rất gần cũng là lúc biến mất của chim bìm bịp.
3. Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất sự biến đổi của nước sông Cầu khi mùa nước lên ?
 a) Thế là mùa nước lên.
 b Con sông già nua vốn thường uể oải lờ đờ mà nay bỗng quay cuồng với những dòng xoáy trông vào đến khiếp. 
 c) Dưới sông Cầu, nước trôi băng băng.
4. Cảnh tĩnh lặng, êm ả của bên trong đê được tác giả miêu tả một vài nét qua những cảnh vật nào ?
a) Cảnh cánh đồng và những dãy chuôm nước.
b) Cảnh trời trong xanh, mây trắng ngổn ngang.
c) Cảnh những con chim bìm bịp bay là là ngang mặt đê.
5. Điều gì đã làm cho những dãy chuôm nước trở nên thiêng liêng ?
a) Dãy chuôm nước trong veo nằm ở giữa đồng.
b) Dãy chuôm nước chạy từ những vùng đất xa xôi về tới đây thì chấm hết.
c) Dãy chuôm nước gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng.
6. Vị trí quan sát để miêu tả quang cảnh bên sông Cầu của tác giả ở đâu ?
a) Bên bờ sông.
b) Trên mặt đê.
c) Trên cánh đồng.
7. Trong bài văn những sự vật nào được nhân hoá ?
a) Con sông.
b) Cánh đồng.
c) Chim bìm bịp.
8.Những câu văn nào dưới đây là câu ghép ? 
a) Mây trắng ngổn ngang, tầng tầng lớp lớp. 
b) Vài ba con thuyền ngược dòng nặng nhọc, buồm kéo lên đón gió nam.
c) Thuở ấy Ông Gióng qua đây rồi leo lên núi Sơn, bay về trời.
9. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào ?
a) Chuôm nước.
b) Chim bìm bịp.
c) Con thuyền.
10. Hai câu “Nhưng vẫn phải có thêm dăm người khom lưng cõng dây kéo. Họ lầm lũi bước chậm chạp ven bờ.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
a) Bằng cách thay thế từ ngữ.
b) Bằng cách lặp từ ngữ.
c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
-------------------------------------------------
Đáp án đề chẵn :
Câu 1 : ý b
Câu 2 : ý c
Câu 3 : ý b
Câu 4 : ý a
Câu 5 : ý c
Câu 6 : ý b
Câu 7 : ý a
Câu 8 : ý b
Câu 9 : ý b
Câu 10 : ý a
đề lẻ
(Đề lẻ nội dung giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi). Ví dụ :
C. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng :
1. Câu văn “Nhưng chính lúc ta sững lại vì ngỡ ngàng là chúng mất hút trong bãi dâu”, nhằm nói lên điều gì ?
 a) Tả sự xuất hiện của loài chim đẹp rồi mất hút.
 b) Nói về trạng thái bị bất ngờ, tiếc ngẩn ngơ vì sự xuất hiện rất gần cũng là lúc mất hút của chim bìm bịp.
 c) Thông báo về xuất hiện của chim bìm bịp.
2. Chim bìm bịp kêu vào thời gian nào trong năm ?
 a) Mùa xuân.
 b) Mùa đông.
 c) Mùa hạ.
3. Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất sự biến đổi của nước sông Cầu khi mùa nước lên ?
 a) Dưới sông Cầu, nước trôi băng băng.
 b) Thế là mùa nước lên.
 c) Con sông già nua vốn thường uể oải lờ đờ mà nay bỗng quay cuồng với những dòng xoáy trông vào đến khiếp. 
4. Cảnh tĩnh lặng, êm ả của bên trong đê được tác giả miêu tả một vài nét qua những cảnh vật nào ?
a) Cảnh trời trong xanh, mây trắng ngổn ngang.
b) Cảnh cánh đồng và những dãy chuôm nước.
c) Cảnh những con chim bìm bịp bay là là ngang mặt đê.
5. Điều gì đã làm cho những dãy chuôm nước trở nên thiêng liêng ?
a) Dãy chuôm nước trong veo nằm ở giữa đồng.
b) Dãy chuôm nước gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng.
c) Dãy chuôm nước chạy từ những vùng đất xa xôi về tới đây thì chấm hết.
6. Vị trí quan sát để miêu tả quang cảnh bên sông Cầu của tác giả ở đâu ?
a) Trên cánh đồng.
b) Trên mặt đê.
c) Bên bờ sông.
7.Những câu văn nào dưới đây là câu ghép ? 
a) Mây trắng ngổn ngang, tầng tầng lớp lớp. 
b) Thuở ấy Ông Gióng qua đây rồi leo lên núi Sơn, bay về trời.
c) Vài ba con thuyền ngược dòng nặng nhọc, buồm kéo lên đón gió nam.
8. Trong bài văn những sự vật nào được nhân hoá ?
a) Cánh đồng.
b) Con sông.
c) Chim bìm bịp.
9. Hai câu “Nhưng vẫn phải có thêm dăm người khom lưng cõng dây kéo. Họ lầm lũi bước chậm chạp ven bờ.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
a) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
b) Bằng cách thay thế từ ngữ.
c) Bằng cách lặp từ ngữ.
10. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào ?
a) Chim bìm bịp.
b) Chuôm nước.
c) Con thuyền.
Mục lục
Tuần
 chủ điểm
Phân môn
Nội dung
Trang
19.
người
công dân
Tập đọc
Người công dân số Một
Chính tả
Nghe – viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Phân biệt âm đầu r / d / gi ; âm chính o/ô
Luyện từ và câu
Câu ghép
Kể chuyện
Chiếc đồng hồ
Tập đọc
Người công dân số Một (tiếp theo)
Tập làm văn
Luyện tả người (Dựng đoạn mở bài)
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
Tập làm văn
Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
20.
người
công dân
Tập đọc
Thái sư Trần thủ Độ
Chính tả
Nghe – viết : Cánh cam lạc mẹ
Phân biệt âm đầu r / d / gi ; âm chính o / ô
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
Tập làm văn
Tả người (Kiểm tra viết)
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
21.
người
công dân
Tập đọc
Trí dũng song toàn
Chính tả
Nghe – viết : Trí dũng song toàn
Phân biệt âm đầu r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tập đọc
Tiếng rao đêm
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
22.
Vì cuộc
sống thanh
bình
Tập đọc
Lập làng giữ biển
Chính tả
Nghe – viết : Hà nội
Ôn tập về quy tắc viết hoa 
(Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Kể chuyện
Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc
Cao Bằng
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
23.
Vì cuộc
sống thanh
bình
Tập đọc
Phân xử tài tình
Chính tả
Nhớ - viết: Cao Bằng
Ôn tập về quy tắc viết hoa 
(Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trật tự – An ninh
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tập đọc
Chú đi tuần
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
24.
Vì cuộc
sống thanh
bình
Tập đọc
Luật tục xưa của người Ê-đê
Chính tả
Nghe – viết : Núi non hùng vĩ
Ôn tập về quy tắc viết hoa 
(Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trật tự – An ninh
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tập đọc
Hộp thư mật
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
25.
Nhớ
nguồn
Tập đọc
Phong cảnh đến Hùng
Chính tả
Nghe - viết : Ai là thuỷ tổ loài người
Ôn tập về quy tắc viết hoa 
(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
Kể chuyện
Vì muôn dân
Tập đọc
Cửa sông
Tập làm văn
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
26.
Nhớ
nguồn
Tập đọc
Nghĩa thầy trò
Chính tả
Nghe – viết : Lịch sử Ngày Quốc tế lao động
Ôn tập về quy tắc viết hoa 
(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tập đọc
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
Luyện từ và câu
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
Tập làm văn
Trả bài văn tả đồ vật
27.
Nhớ
nguồn
Tập đọc
Tranh làng Hồ
Chính tả
Nhớ - viết : Cửa sông
Ôn tập về quy tắc viết hoa 
(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tập đọc
Đất nước
Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
Tập làm văn
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
28.
Ôn tập
giữa học
kỳ II
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Tiết 4
Tiết 5
Tiết 6
Tiết 7
Tiết 8
Đề kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chi tiet tieng viet 5(1).doc