Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường TH Vĩnh Hòa

Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường TH Vĩnh Hòa

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.(Trả lời được các câu hỏi SGK)

 - HS K,G đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc

 - Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 1
?&@
Thöù hai ngaøy 13 thaùng 08 naêm 2012
Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.(Trả lời được các câu hỏi SGK) 
 - HS K,G đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
 - Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
3. Giới thiệu bài mới: 
- GV giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
+ Lượt 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm, lưu ý các câu khiến. 
+ Lượt 2: GV kết hợp giảng từ khó.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm SGK.
- Lần lượt học sinh đọc 2 lượt 
- HS theo dõi phát âm.
- HS cùng tìm hiểu giải nghĩa từ khó.
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
- Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc “Từ đầu... nghĩ sao?”
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời 
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...) 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2: Tiếp theo... công học tập của các em
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt cường quốc năm châu. 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 
- 1 học sinh đọc: Phần còn lại 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài kết hợp học thuộc đoạn “80 năm giời đến ở công học tập của các em”.
- 2, 3 học sinh, lớp ddocj thẩm.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính 
- Các nhóm thảo luận, 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc, lớp bình chọn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Lắng nghe
* Bổ sung:
Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
 I. Mục tiêu:
- 	Biết học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 
- 	Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. 
- 	Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
- HSKG biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
* GDKNS: Tự nhận thức; xác định giá trị; ra quyết định. 
II. Chuẩn bị:
- 	Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-rô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK
3. Giới thiệu bài mới: 
- Lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. 
- Tranh vẽ gì? 
- 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. 
- 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. 
- Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? 
- Em cảm thấy rất vui và tự hào. 
- HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? 
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? 
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 và 2 
- Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu bài tập 1 và 2 
- Cá nhân suy nghĩ và làm bài. 
- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. 
- Giáo viên nhận xét
- 2 HS trình bày trước lớp 
-> Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, hài lòng riêng; đồng thời cũng có những điểm yếu riêng cần phải cố gắng khắc phục để xứng đáng là học sinh lớp 5 - lớp đàn anh trong trường. 
* Hoạt động 3: Củng cố: Chơi trò chơi “Phóng viên” 
- Hoạt động lớp 
- Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các bạn trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Theo bạn, học sinh lớp Năm có gì khác so với các học sinh lớp dưới? 
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? 
- Hãy nêu những điểm bạn thấy hài lòng về mình? 
- Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về chủ đề “Trường em” 
- Nhận xét và kết luận. 
- HS đọc ghi nhớ trong SGK 
5. Tổng kết - dặn dò:
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trường em”. 
- Thực hiện ở nhà.
- Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu 
* Bổ sung:
Toán: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
 I. Mục tiêu:
 - Biết đọc, viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
 *Bài tập cần làm: Bài1,2,3,4.
II. Chuẩn bị: 	Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
 	Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
3. Giới thiệu bài mới: 
- Lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động: 
- Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- Hoạt động nhóm đôi
- Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa và nêu: 
Ÿ Tên gọi phân số 
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
- HS ghi bảng các phân số vừa thực hiện.
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba 
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
+ Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân sô.
- HS viết phép chia sau đâydưới dạng phân số: 3:5; 4 : 10 ; 9 : 2
Hoạt động cá nhân
- Hs viết bảng con
3 : 5 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 1: 3
- Phân số là kết quả của phép chia 1: 3
- Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK)
- Yêu cầu học sinh viết thương với các phép chia còn lại.
- Từng HS viết là kết quả của 4 : 10
là kết quả của 9 : 2
- Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? 
- Yêu cầu Hs viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số: 5 ; 12 ;2001
- ... mẫu số là 1
- (ghi bảng) 
- Hs lên viết trên bảng lớp.
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 1. 
- Từng học sinh viết phân số: 
- Số 1 viết thành phân số có đặc điểm như thế nào? 
- ... tử số bằng mẫu số và khác 0. 
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 0. 
- Từng học sinh viết phân số:;.. 
- Hướng học sinh làm bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. 
- Từng học sinh làm bài vào vở bài tập. 
Bài 1: a, Đọc các phân số
 b, Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên
1/ Hs nêu miệng kết quả 
Năm phần bảy; hai mươi lăm phần một trăm;..
- Lớp nhận xét 
Bài 2: Viết thương sau dưới dạng phân số
Bài 3: Viếi các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 
2.3/ Hs sửa bảng lớp – Hs nhận xét
 3:5= ; 75: 100= ; 9:17= 
32=; 105= ; 1000=
4/ HS thi đua điền vào ô trống
a) 1=; b) 0=
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập “Tính chất cơ bản của phân số”
- Thực hiện ở nhà.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
* Bổ sung:
Kỹ thuật: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 1)
I/ Muïc tieâu: 
 - HS biết cách đính khuy 2 lỗ.
 - Đính được ít nhất 1khuy 2 lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
- HSKG: - Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ. Khuy đính chắc chắn.
II/ Đồ dùng dạy học: SGV
III/ Hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập
 2.Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn cách làm:
* HĐ1: Quan st nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ.	
- GV chốt lại các ý chính
* HĐ2: Quy trình đính khuy hai lỗ:
HS đọc lướt SGK , quan sát các hình 1,2,3,4,5,6 nêu quy trình các bước đính khuy. 
- Gọi HS nhắc lại quy trình.
- Yêu cầu HS thực hành vạch dấu , gấp nẹp , khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
 .
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát hình 1a), 1b) nhận xét.
- Lớp sửa chữa bổ sung
- 6 HS tiếp nối nêu các bước qui trình đính khuy
- Vài HS nhắc lại quy trình.
- HS thực hành vạch dấu , gấp nẹp , khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy.
- Vài HS nhắc lại quy trình.
- Thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
Thứ ba ngày 14 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Muïc tieâu:
 - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn.
 - Tìm được từ đồng nghĩa ở bài tập1, bài 2 (2 trong số 3 từ), bài 3 đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu.
 * HS khá giỏi đặt câu với 2,3 cặp từ.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Bìa cứng ghi ví dụ 1 và ví dụ 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2. 
 - Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của bài “Nắng trưa”. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận xét, ví dụ
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ. 
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại nghĩa của các từ giống nhau. 
- Xác định từ in đậm 
Những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. 
- So sánh nghĩa các từ in đậm đoạn a - đoạn b. 
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 1) 
- Yêu cầu học sinh đọc câu 2. 
- Cùng chỉ một sự vật, một trạng thái, một ... ế nào?
- Hoạt động nhóm
Ÿ Bước 1:
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6 nhóm
+ Học sinh thảo luận
- Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng gì?
- Hẹp ngang nhưng lại kéo dài theo chiều Bắc - Nam và hơi cong như chữ S
- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
- 1650 km
- Từ Tây sang Đông, nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km
- Chưa đầy 50 km
- Diện tích phần đất liền của nước ta là bao nhiêu km2?
- khoảng 330.000 km2
- So sánh diện tích phần đất liền của nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
+So sánh:
S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam < S.Nhật < S.Trung Quốc
Ÿ Bước 2:
+ Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn thiện câu trả lời.
+ Học sinh trình bày
- Nhóm khác bổ sung
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Địa hình và khoáng sản”
- Thực hiện ở nhà
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Thứ sáu ngày 17 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 I.Muïc tieâu: 
- 	Học sinh tìm được nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu bài 1 và đặt câu với một từ ở bài tập 2).
-	Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài học. 
- 	Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn. 
II. Chuẩn bị:
- 	Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 3 - Bút dạ 
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu vd
- Học sinh trả lời câu hỏi
3. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng tựa bài
- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm 4
- Sử dụng từ điển
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- xanh non, xanh thắm, xanh rờn, xanh lè, 
- đỏ rực, đỏ tía, đỏ lựng, đỏ chót, đỏ thẫm, 
- trắng tinh, tắng phau, trắng toát, trắng muốt,..
- đen sì, đen kịt, đen nhánh, đen trũi, 
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
Ÿ Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Bài 2: Hướng dân HS chọn từ để đặt câu
- Gọi HS nêu, GV nhận xét đánh giá.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
Ÿ Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Ÿ Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Thực hiện ở nhà
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Toán: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
 I.Muïc tieâu: 
- 	Biết đọc, viết phân số thập phân.
- 	Học sinh nhận ra một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
* Bài tập cần làm: Bài1, bài 2, bài 3, bài 4(a,c)
II. Chuẩn bị:
- 	Giáo viên: Phấn màu, bìa, băng giấy.
-	Học sinh: Vở bài tập, SGK, bảng con, băng giấy. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: So sánh 2 phân số
+ Nêu các cách so sánh phân số với 1.
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số.
3 – 4 em trả lời.
3. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng tựa bài
- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Hoạt động nhóm 4
- Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân
- Một vài học sinh lập lại 
- Yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng các phân số
, và 
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân
- Nêu cách làm
Ÿ Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp học
Ÿ Bài 1: Đọc phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
1/ Học sinh làm bài
- Học sinh trình bày miệng sửa bài
Chín phần mười; hai mươi mốt phần trăm; 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài bảng lớp: ; ; 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài rồi sửa bài
- Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân
Các phân số ; có MS là 10; 1000.
Ÿ Bài 4:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài tập
thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách nhẩm
- Hs sửa bảng lớp
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Hs nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại)
- Học sinh thi đua
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Lớp nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Thực hiện ở nhà
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I.Muïc tieâu: 
- 	Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài: Buổi sớm trên cánh đồng.
- 	Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
 *GDBVMT (Trực tiếp): Cảm nhận vẻ đẹp của môi trường tự nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 	Giáo viên:
+ Bảng pho to phóng to bảng so sánh; 5, 6 tranh ảnh 
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1 học sinh nhắc lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
3. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng tựa bài
- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm Buổi sớm trên cánh đồng và yêu cầu của bài văn 
Ÿ Bài 1: 
- Từng nhóm cử 3 đại diện trình bày 3 câu hỏi của bài văn 
- Tả cảnh gì ? ở đâu ? lúc nào ?
- Buổi sớm, trên cánh đồng 
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Xúc giác, thị giác
- Nêu những chi tiết về hình dáng, đường nét, màu sắc, chuyển động âm thanh
- Vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những bó huệ trắng muốt; những đám mây xám đục; 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Cả lớp nhận xét sau phần trình bày của các nhóm
* Hoạt động 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh 
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) .
- Một học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc bài tham khảo “Buổi sớm trên cánh đồng”
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá
- GV nhận xét – bổ sung 
- Nêu những lưu ý khi quan sát, 
* Hoạt động 3: Củng cố
*Phương pháp: Vấn đáp 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Thực hiện ở nhà
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Khoa học: NAM HAY NỮ (T1)
 I.Muïc tieâu: 
- 	Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ
 - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
*GDKNS: Phân tích và đối chiếu; trình bày suy nghĩ; tự nhận thức. 
II. Chuẩn bị:
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng khổ giấy A4 
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- HS: Nhờ có khả năng sinh sản mà sự sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác 
Ÿ Giáo viện cho học sinh nhận xét, Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
3. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng tựa bài
- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi
- 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Khi một em bé mới sinh dựa vào đâu đề bác sĩ nói rằng đó là bé trai hay bé gái ?
- Theo bạn, cơ quan nào xác định giới tính của một người (nói cách khác, người đó là con trai hay con gái)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Một số học sinh lên hỏi và chỉ định bạn khác trả lời. Học sinh khác bổ sung
Ÿ Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Lắng nghe khắc sâu kiến thức.
* Hoạt động 2: Thảo luận về các đặc điểm giới tính 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bứơc 1:
- GV phát cho mỗi học sinh một phiếu và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:
- Học sinh nhận phiếu
Ÿ Nêu các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn
- Học sinh làm vệc cá nhân mỗi em ghi một hoặc hai đặc điểm
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
Ÿ Giáo viên chốt
* Hoạt động 3: Củng cố
- Cơ quan nào xác định giới tính của một người ?
- Cơ quan sinh dục
- Xác địnhgiới tính và cho biết một số đặc điểm liên quan đến giới tính của bạn ?
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Bạn là con gái hay con trai” 
- Thực hiện ở nhà
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
SINH HOẠT LỚP
 I.Muïc tieâu: 
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOAÏT ÑOÄNG DAÏY
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
 1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua :
-Ưu điểm:
Ổn định nề nếp , bước đầu thực hiện đúng nội quy	
Sách vở , đồ dùng khá đầy đủ.
-Nhược điểm:	 
Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học	
Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế
2/Phương hướng tuần tới:
-Tiếp tục duy trì các nề nếp
-Thành lập đội cờ đỏ để kiểm tra nề nếp
- Tổng kết tiết sinh hoạt
- Các tổ trưởng nhận xét đánh giá
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung 
- Các thành viên trong lớp góp ý kiến bổ sung.
-Lớp biểu dương những bạn thực hiện tốt, nhắc nhở những bạn chưa tốt.
- Cả lớp phát biểu ý kiến
- Nghe thực hiện
Xét duyệt của tổ chuyên môn
Xét duyệt của Ban giám hiệu
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 1 TICH HOP.doc