Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 14

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

- Ôn nội dung, ý nghĩa của biển báo giao thông.

- Hiểu ý nghĩa, nội dung của các biển báo giao thông mới (10 biển báo).

- Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông.

- Có ý thức thực hiện theo biển báo giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Các biển báo giao thông, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ

? Nêu các biển báo giao thông mà em biết?

- GV nhận xét, kết luận.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
	Đạo đức
Tiết 14: an toàn giao thông (tiết 1)
i. mục tiêu
- Ôn nội dung, ý nghĩa của biển báo giao thông.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung của các biển báo giao thông mới (10 biển báo).
- Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông. 
- Có ý thức thực hiện theo biển báo giao thông.
II. Đồ DùNG DạY – HọC
- Các biển báo giao thông, phiếu học tập.
III. các HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu các biển báo giao thông mà em biết?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Trò chơi “Phóng viên”
- ở gần nhà em có những biển báo giao thông nào?
- Những biển báo đó được đặt ở đâu?
- Tại sao lại có những người không tuôn theo biển báo?
* Hoạt động 2: Ôn lại những biển báo đã học
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi em trong nhóm cầm một biển báo. HS các nhóm khác quan sát trả lời về nội dung, ý nghĩa của biển báo đã học.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
- GV kết luận.
* Hoạt động 3: Nhận dạng các biển báo hiệu
? Có những nhóm biển báo nào? 
+ Có 3 nhóm: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm chọn những biển báo theo yêu cầu của nhóm mình và ý nghĩa và tác dụng của chúng.
+ Bước 1: Đại diện mỗi nhóm lên gắn biển báo của nhóm mình lên bảng. Sau đó trình bày ý nghĩa và tác dụng của chúng.
- Cả lớp cùng GV nhận xét. 
- GV kết luận.
+ Bước 2: Tìm hiểu tác dụng của biển báo giao thông
a) Biển báo cấm: HS so sánh 2 biển báo tìm ra điểm khác nhau để xá định nội dung.
b) Biển báo nguy hiểm: 
+ Đường người đi bộ cắt ngang + Đường người đi xe đạp cắt ngang.
+ Biển báo công trường + Biển báo giao nhau với đường ưu tiên.
c) Biển chỉ dẫn 
+ Trạm cấp cứu
+ Trạm cảnh sát giao thông.
* GV kết luận.
* Hoạt động 4: Luyện tập
- HS vẽ biển báo giao thông. Mỗi HS vẽ từ 1-2 biển báo giao thông (Có ghi tên biển)
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét về độ chính xác của bài vẽ và cách nêu tác dụng.
* Hoạt động 5: Trò chơi
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm nhận 5-6 bảng ghi tên biển báo.
- Các nhóm thi gắn tên biển báo theo hiệu lệnh của giáo viên.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại tên và ý nghĩa của 10 biển báo giao thông vừa học.
- Thực hiện và vận động người thân chấp hành nghiêm túc các biển báo giao thông và luật giao thông đường bộ. 
Khoa học
Tiết 28: GốM XÂY DựNG: GạCH, NGóI
I. Mục tiêu 
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. 
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. 
II. Chuẩn bị 
- Hình trang 56, 57 SGK.
- Tranh ảnh về đồ gốm. 
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu một số vùng núi đá vôi ở nước ta? Nêu ích lợi của đá vôi? 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Thảo luận 
- Yêu cầu HS sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to. Sau đó yêu cầu HS thảo luận: 
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì? 
+ Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào? 
* Kết luận:
+ Các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét. 
+ Gạch, ngói, nồi đất, làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. 
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Yêu cầu HS làm các bài tập ở mục Quan sát trang 56, 57 SGK. 
- Sau khi làm xong, yêu cầu HS thảo luận: 
+ Để lợp mái nhà ở hình 5, 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4? 
* Kết luận: Gạch dùng để xây tường, lát sân lát vỉa hè. Ngói dùng để lợp mái nhà. 
* Hoạt động 3: Thực hành 
-Yêu cầu HS quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói rồi nhận xét. Thả một viên gạch vào nước, nhận xét có hiện tượng gì xảy ra, giải thích hiện tượng đó.
- HS làm việc theo nhóm 6. 
+ Quan sát nhận xét để thấy: Gạch có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. 
+ Giải thích được hiện tượng: Nước tràn vào các lỗ nhỏ li ti của viên gạch đẩy không khí ra tạo thành bọt khí. 
* Kết luận : Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau.
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Địa lí
Tiết 14:giao thông vận tải
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta.
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
* HS khá - giỏi:
+ Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam.
+ Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc – Nam.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
- GV cùng HS nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Các loại hình và phương tiện giao thông vận tải
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em, đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
+ Phát phấn cho 2 em ở đầu hai hàng của 2 đội.
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một loại hình hoặc một phương tiện giao thông.
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết, chơi như thế nào cho đến khi hết thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại quay về bạn đầu tiên.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều loại hình, nhiều phương tiện hơn là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS 2 đội chơi.
+ HS lên tham gia cuộc thi.
* Ví dụ về các loại hình, các phương tiện giao thông mà HS có thể kể:
+ Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh,...
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền, sà lan,...
+ Đường biển: tàu biển.
+ Đường sắt: tàu hoả.
+ Đường hàng không: Máy bay
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông
- GV treo Biểu đồ 
? Biểu đồ biểu diễn cái gì?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
? Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển,...
? Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Theo đơn vị là triệu tấn.
? Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá?
+ HS lần lượt nêu:
Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
Đường sông là 55,3 triệu tấn.
Đường biển là 21, 8 triệu tấn.
? Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá nhiều nhất.
* Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi: 
? Đây là lược đồ gì? Cho biết tác dụng của nó?
- HS nêu: Đây là lược đồ giao thông Việt Nam, dựa vào đó ta có thể biết các loại hình giao thông Việt Nam, biết loại đường nào đi từ đâu đến đâu,...
- GV nêu: Chúng ta cùng xem lược đồ để nhận xét về sự phân bố các loại hình giao thông của nước ta.
- GV nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập.
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
Kĩ thuật
Tiết 14: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
I. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh ảnh của các bài đã học và một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- HS: Dụng cụ để thực hành.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Các nhóm kiểm tra dụng cụ chuẩn bị thực hành.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động: Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn
- GV kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- GV phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- GV có thể cho HS chọn nội dung: Cắt, khâu, thêu một sản phẩm tự chọn.
- GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
- GV cho học sinh trưng bày sản phẩm đã làm xong.
- GV cùng học sinh đánh giá kết quả của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Luyện Toán
Luyện tập chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
mà thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu
- Củng cố cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân, vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- Rèn luyện kĩ năng làm toán thành thạo.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
Iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
 71
4
 23
8
101
125
 31
 30
 20
 0
17,75
 70
 60
 40
 0
2,875
1010
100
1000
 0
0,808
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
 73
12
 35
58
 10
 100
 4
 73 : 12 
6,08
= 6,08 (dư 0,04)
 350
 20
 20
35 : 58 = 0,60
0,60
(dư 0,20)
* Bài 3:
- HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó)
+ Nêu cách giải bài toán?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ HS TB – Yếu.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
34,8 : 2 = 17,4 (m)
Nếu bớt chiều dài 5,6m thì được hình vuông hay chiều dài hơn chiều rộng 5,6m
Chiều dài hình chữ nhật là:
(17,4 + 5,6) : 2 = 11,5 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
17,4 – 11,5 = 5,9 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
11,5 x 5,9 = 67,85 (m2)
Đáp số: 67,85 m2
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
Khoa học 
Tiết 28: XI măNG
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của xi măng. 
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng. 
- Quan sát nhận biết xi măng.
II. đồ dùng dạy học
- Hỡnh trang 58, 59 SGK.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Các loại đồ gốm được làm bằng gì? Nêu tính chất của gạch, ngói?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
+ Xi măng được được sản xuất ra từ các vật liệu nào?
+ Nó có tính chất và công dụng ra sao? 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Thảo luận 
- Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau: 
- ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì? (Dùng trộn vữa xây nhà) 
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta? (Hà Tiên, Nghi Sơn, Hoàng Thạch,)
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin
- Yêu cầu đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi tang 59 SGK. Sau đó, GV gọi các nhóm trình bày.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nêu được các ý về: 
+ Tính chất: Xi măng có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Khi trộn với một ít nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng bị khô, kết thành tảng, cứng như đá. 
+ Cách bảo quản xi măng: Để xi măng nơi khô ráo, không được dính nước,
+ Tính chất của vữa xi măng: Khi khô trở nên cứng, không bị rạn, không thấm nước. 
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: Dùng xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước ta được bê tông. 
+ Cách tạo ra bê tông cốt thép: Dùng xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước rồi đổ vào các khuôn có cốt thép, ta được bê tông cốt thép dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước,... 
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận : Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Nó có màu xám xanh, được dùng trong xây dựng. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau.
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập: Từ loại
i. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về danh từ, đại từ; quy tắc hoa danh từ riêng.
- Đặt được câu có sử dụng đại từ ngôi thứ nhất.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đặt câu sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho học sinh nêu lại định nghiã về danh từ chung, danh từ riêng.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi khi làm bài tập.
- GV phát phiếu cho 2 HS làm vào phiếu. Yêu cầu 2 HS làm bài trên phiếu trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu quy tắc viết hoa tên riêng người và tên địa lí Việt Nam.
- HS và GV nhận xét, bổ sung.
- GV dán tờ phiếu ghi quy tắc viết hoa danh từ riêng lên bảng, yêu cầu HS đọc lại, kết hợp nêu ví dụ.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
Ôn: chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân, vận dụng để giải toán có lời văn.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán thành thạo.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc về chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
 210
1,2
 100
0,16
 180
3,2
90
17,5
 40
6,25
 200
5,625
 60
 0
 80
 0
 80
 160
 0
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
 120
3,4
 600
7,89
 180
 100
 32
 12 : 3,4 
3,52
= 3,52 (dư 0,032)
 6000
 4770
 36
6 : 7,89 = 0,76
0,76
(dư 0,0036)
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Nêu cách giải bài toán?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ HS TB – Yếu.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
1l dầu cân nặng là:
1200 : 1,5 = 800 (g)
30l dầu đó cân nặng là:
30 x 800 = 24000 (g)
Đổi 24000 g = 24 kg
Đáp số: 24 kg
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 14.doc