Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 3 (buổi 2)

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 3 (buổi 2)

A – Mục tiêu : Giúp HS

- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số .

- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số,so sánh các hỗn số

- Giáo dục HS tính cẩn thận.

B – Đồ dùng dạy học :

 - SGK,bảng phụ,bảng nhóm, VBT,

C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 3 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3; 	Thứ hai ngày 02 tháng 9 năm 2013
Người soạn: Phạm Thị Tuấn
Toán:	LUYỆN TẬP
A – Mục tiêu : Giúp HS
- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số .
- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số,so sánh các hỗn số 
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
B – Đồ dùng dạy học :
 - SGK,bảng phụ,bảng nhóm, VBT,
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
33’
1’
12’
10’
10’
3’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số 
- Gọi 1 HS chữa bài 3 c (HSY)
-GV nhận xét,sửa chữa .
III – Bài mới : 
1-Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu của tiết học.
2 – Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi4 HSTB lên bảng ,cả lớp giải vào vở 
- Nhận xét, sửa chữa.
- Nêu cách chuyển HSố thành phân số. 
 Bài 2 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Chia lớp làm 4 nhóm ,hướng dẫn HS thảo luận nhóm ( mỗi nhóm làm 1 câu ) .
- Đại diện nhóm trình bày Kquả.
Nhận xét ,sửa chữa .
- Nêu cách so sánh các hỗn số .
Bài 3 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Cho HS làm bài vào vở .
- Tổ chức HS đổi vở kiểm tra Kquả .
Nhận xét , sửa chữa 
IV – Củng cố,dăn dò :
- Nêu cách chuyển 1 hỗn số thành phân số ?
- Nêu cách so sánh 2 hỗn số ?(TB)
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
- Hát 
- HS lên bảng .
- HS lên bảng chữa bài .
- HS nghe .
Bài 1
- Chuyển các hỗn số sau thành phân số .
Bài 2
- So sánh các hỗn số .
a) và 
Mà nên >.
Bài 3
- Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính .
- HS làm bài .
- HS đổi vở chấm bài .
- HS nêu .
-HS hoàn chỉnh bài tập ở nhà
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc: 	LÒNG DÂN
 	 Theo Nguyễn Văn Xe
I.- Mục tiêu:
Biết đọc đúng văn bản kịch .Cụ thể:
Biết đọc ngắt giọng, đúng ngữ điệu, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật 
Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai 
 2.Hiểu nội dung , ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 3.Học tập tinh thần dũng cảm, mưu trí gan dạ của dì Năm
II.- Đồ dùng dạy học:
:SGK.Tranh minh hoa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch
III.- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
33’
1’
12’
10’
10’
3’
I) Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài và trả lời
 -Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước ? (HSK)
-GV nhận xét chung và ghi điểm.
II) Bài mới: 
1-Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2-Hướng dẫn:
a- Luyện đọc :
 GV đọc màn kịch 
Cho HS đọc lời mở đầu 
GV đọc diễn cảm màn kịch.
 Hướng dẫn HS đọc bài
 b. Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm, thảo luận câu hỏi:
-GV giao việc:lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thảo luận câu hỏi – báo cáo, nhận xét
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
-Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?(HSK)
c. Đọc diễn cảm :
-GV cho HS thảo luận nêu cách đọc.
-GV hướng dẫn cách đọc , GV đọc diễn cảm đoạn -Cho HS đọc Phân vai 
-Cho HS thi đọc
-GVnhận xét và khen nhóm đọc hay .
III)Củng cố,dặn dò: 
 -Qua vở kịch Lòng dân tác giả đã ca ngợi dì Năm là người như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS đọc tốt.
- Các em về nhà tập đóng màn kịch trên.
- H/ dẫn về nhà
-HS đọc thuộc bài,trả lời câu hỏi
-Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước.
-Cả lớp theo dõi,nhận xét
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc phần giới thiệu nhân vật , cảnh trí thời gian .
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn, đọc doạn, từ khó...
- quẹo, xẵng giọng ,ráng .
-Cả lớp trao đổi thảo luận: 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt,
- Dì đưa chú một chiéc áo khác để thay , rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm 
- Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. 
-HS tự do lựa chọn tình huống mình thích .
- HS thảo luận nhóm 2 nêu cách đọc.
-Nhiều HS luyện đọc diễn cảm theo cách ngắt giọng, nhấn giọng được đánh dấu trên bảng phụ .
-Hai nhóm lên thi 
-Lớp nhận xét .
-Qua vở kịch “Lòng dân “ tác giả đã ca ngợi dì Năm dũng cảm , thông minh mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ cách mạng.
 Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------- 
------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ hai
 NGHỈ LỄ 2-9
Thứ ba ngày 03 tháng 9 năm 2013
Toán :	LUYỆN TẬP CHUNG
A – Mục tiêu :Giúp HS củng cố về : 
- Chuyển 1 số phân số thành phân số thập phân.Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ,số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo .
- Giáo dục HS bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Phấn màu, bảng nhóm .
 2 – HS : SGK,VBT.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
33’
1’
10’
6’
6’
10’
3’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách chuyển phân số thành thập phân 
-GV kiểm tra 5 VBT của HS
 - Nhận xét,sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : GV nêu y/ cầu tiết học
 2 Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 : 
- Gọi 2 HSTB lên bảng,cả lớp làm vào vở.
- Nêu cách chuyển phân số thành phân số thập phân?
- Nhận xét sửa chữa
 Bài 2 : - Cho HS làm bài rồi nêu Kquả . 
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 :
- GV phát phiếu bài tập cho HS làm .
- Hướng dẫn HS sửa chữa.
Bài 4 : GV hướng dẫn HS làm bài mẫu:
5 m 7dm = 5m + .
- Gọi 3 HSK lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
- Nhận xét ,sửa chữa .
IV – Củng cố,dăn dò :
- Nêu cách chuyển phân số thành phân số thập phân (HSTB)
- Nêu cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo (HSK) 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập và bài 5
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung.
Hát
- HS nêu .
-Cả lớp nhận xét
- HS nghe .
 Bài 1
- HS làm bài .
- HSnêu .
Bài 2
- HS làm bài : 
 ; ; 
Bài 3 
- HS làm bài vào phiếu ,nêu kết quả
Bài 4
- HS làm bài và nêu:
2m3dm = 2m +m = 2m.
4m37cm = 4m + m = 4m.
1m53cm = 1m +m = 1m.
- HS nhận xét 
- HS nghe . 
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
Rút kinh nghiệm
Chính tả: ( Nhớ - viết) THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I / Mục đích yêu cầu :
-Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thư gửi các học sinh .
-Luyện tập về cấu tạo của vần ; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u .
-Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
-Giáo dục HS tính cẩn thận,ham học
II / Đồ dùng dạy học : 
-GV : SGK.Phấn màu , bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
-HS: SGK,vở ghi
III / Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
33’
1’
22’
6’
4’
3’
I / Kiểm tra bài cũ: 
-GV gọi 2 HS viết 1 số từ
-GV nhận xét.
II / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài -GV nêu yêu cầu của tiết học
2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết :
-GV cho 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần viết.
-GV đọc 1 lần đoạn chính tả.
-Cho HS gấp SGK , tự nhớ lại , viết bài.
-Nhắc nhở , uốn nắn những HS ngồi viết sai tư thế .
-GV cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài +GV chọn chấm7 bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS làm bài tập theo nhóm .
-GV treo bảng phụ có kẻ mô hình để HS lên điền vần , dấu thanh. 
-Cho HS trình bày kết quả trên bảng phụ.
-GV nhận xét kết quả từng nhóm và chốt lại 
* Bài tập 3 :
-Dựa vào mô hình cấu tạo vần , em hãy cho biết khi viết một tiếng , dấu thanh cần đặt ở đâu ?
- 2 HSTB nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh .
III/ Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Học thuộc quy tắc đánh dấu thanh .
-Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS chép vần các tiếng vào mô hình 
-Cả lớp theo dõi,nhận xét
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
-2 HS đọc bài
-HS lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ và bổ sung.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
Bài tập 2
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập , theo dõi SGK.
-HS làm bài tập theo nhóm.
- 4 HS lên bảng thi trình bày kết quả .
-HS lắng nghe.
-HS trả lời : Dấu thanh đặt ở âm chính( dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên )
-HS nhắc lại .
-HS lắng nghe.
-HS tập viết nhiều ở nhà
Rút kinh nghiệm : 
LỊCH SỬ:	 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
-Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết & một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương( 1885 – 1896 )
-Giáo dục HS quý trọng các nhà yêu nước.
II– Đồ dùng dạy học :
 _ Lược đồ kinh thành Huế năm 1885 . Bản đồ hành chính Việt Nam .
 _ Phiếu học tập của HS .
III– Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
29’
1’
7’
12’
9’
2’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ :GV gọi 2 HS trả lời
 -Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
 -Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? 
- GV nhận xét .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài: GV nêu y/ cầu tiết học.
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
 -GV nêu nhiệm vụ tiết học.
 Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi- 
b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
 -Các nhóm báo cáo- nhận xét- chốt bài.
 _ N.1 :Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn. 
 _ N.2 : Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 _ N.3 :Chiếu Cần Vương có tác dụng gì? 
_N4:Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
-GV nhận xét,bổ sung.
c) Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp .
 _ GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được 
IV – Củng cố ,dặn dò: 
-Gọi HSTB đọc nội dung chính của bài
-Chuẩn bị bài sau “ Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”
-Nhận xét tiết học 
Cả lớp theo dõi bạn trả lời và nhận xét
 HS nghe .
- HS thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập
- N.1 Phái chủ hoà chủ trương hoà với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp.
 -N.2 : HS tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế 
 - N.3 :Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
 - N4: Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tran ...  người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình .
 -♥♥♥ KNS: -Kĩ năng : Bước đầu có kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
 -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa).
- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân).
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán hành vi vô trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác)
-Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B/ Tài liệu , phương tiện : 
-GV : Bài tập 1 viết sẵn trên giấy, thẻ màu .
-HS : Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm .
C/ Các hoạt động dạy – học :
Tg 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
3’
1’
11’
8’
10’
2’
I/Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời
-Em cần làm gì để xứng là HS lớp 5?(HSK)
GV cùng cả lớp nhận xét.
II/Bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn:
Hoạt động1:Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức” .
* Cách tiến hành :GV kể toàn bộ câu chuyện có minh hoạ tranh. 
-Cho HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi SGK.
-Cho HS trình bày các câu trả lời .
-GV liệt kê các ý kiến HS lên trên bảng .
-GV tổng hợp các ý kiến nhận xét bổ sung .
* GV kết luận :
 -Cho 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 :Làm bài tập 1 SGK
* Cách tiến hành : GV chia HS thành 6 nhóm .
-GV nêu yêu cầu của bài tập 1.
-Cho 1 HS đọc lại .
- Cho HS thảo luận nhóm .
-GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả .
*GV kết luận :
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( Bài tập 2 SGK)
* Cách tiến hành:-GV nêu từng ý kiến bài tập 2.
-Cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
-GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối với ý kiến đó .
 III-Củng cố,dặn dò: 
-Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ.
-Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai bài tập 3 SGK.
-GV nhận xét tiết học
-2 HS trả lời,cả lớp nhận xét
-HS theo dõi câu chuyện .
-HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện .
-HS thảo luận theo 3 câu hỏi SGK.
- HS lần lượt trình bày .
-Các bạn khác nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
-2 HS lần lượt đọc Ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-HS đọc bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS lắng nghe.
- a,b,d,g là những biểu hiện của những người sống có trách nhiệm. 
- kết luận :-Tán thành ý kiến a,đ ; không tán thành ý kiến b,c,d
-HS theo dõi.
-HS lần lượt giơ thẻ màu.
-HS lần lượt gỉai thích .
-HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường
B/ Hoạt động trên lớp:
TG
NỘI DUNG SINH HOẠT
2’
13’
6’
12’
2’
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 3:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
-Các tổ báo cáo kết quả xét thi đua ở tổ. 
-Lớp trưởng tổng hợp những trường hợp vi phạm và những việc tốt cụ thể.
GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Thực hiện đúng nề nếp theo quy định.
	- Học sinh có đủ dụng cụ phục vụ học tập.
	- Vệ sinh lớp, vệ sinh khu vực sạch sẽ.
	- Đảm bảo sĩ số, tác phong đội viên thực hiện tốt.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Dự khai giảng năm học mới nghiêm túc.
 + Tồn tại :
Một số em đi học chưa mang đầy đủ dụng cụ học tập 
Giờ ra chơi còn chơi trò chơi vận động mạnh nên tác phong chưa tốt.
III/ Kế hoạch công tác tuần 4:
-Thực hiện chương trình tuần 4
- Tiếp tục củng cố nề nếp học tập
- Tiếp tục kiểm tra đồ dùng học tập.
- Tiếp tục trang trí phòng học.
-Vệ sinh lớp,vệ sinh khu vực sạch sẽ.
-Đảm bảo sĩ số,tác phong đội viên thực hiện tốt.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Vận động HS tham gia bảo hiểm,hội phí.
-Ôn tập và chuẩn bị thi KS chất lượng đầu năm
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
-Hát tập thể
-Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ sáu
Luyện từ và câu: 	ÔN LUYỆN- MRVT:NHÂN DÂN
. Mục tiêu:
- Củng cố, mở rộng cho HS những kiến thức đã học về chủ đề : Nhân dân.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Em hãy nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề: Nhân dân?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt câu với các từ: 
a)Cần cù.
b) Tháo vát.
Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm)
a) Tay làm hàm nhai, tay miệng trễ.
b) Có thì mới có ăn,
c) Không dưng ai dễ mang đến cho.
d) Lao động là.
g) Biết nhiều, giỏi một.
Bài tập 3: (HSKG)
H: Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn đề do em tự chọn.
- GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương bạn viết hay.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài tập 1: Bài giải: 
a) Bạn Nam rất chăm chỉ, cần cù trong học tập.
b) Trong mọi hoạt động, bạn Hà là người tháo vát, nhanh nhẹn.
Bài tập 2 : Bài giải: 
a) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
b) Có làm thì mới có ăn,
c) Không dưng ai dễ mang phần đến cho.
d) Lao động là vẻ vang.
g) Biết nhiều nghề, giỏi một nghề.
Bài tập 3: - HS viết bài 
Một vài em đọc trước lớp.
Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao độngTất cả họ đều có chung một mục đích là phục vụ cho đất nước.
Tiếng Việt (Thực hành) : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước ( Tuần 1).
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
- Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.Tiếng người cười nói, giục nhau rộn rã.Khuôn mặt ai cũng tươi cười vui sướng với mùa vàng bội thu...
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
Vd 
Sáng nào  em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.       
Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.       
Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ  đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. ..
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Toán:	 LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu : 
- Củng cố cộng trừ, nhân chia PS.
- Giải toán ; viết số đo dưới dạng hỗn số 
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nêu các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé
Hoạt động 2: Thực hành
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1 : Tính:
a) b) 
c) d) 
Bài 2: Viết các số đo theo mẫu:
a) 8m 5dm b) 4m 75cm.
c) 5kg 250g
Bài 3 : So sánh hỗn số:
a) ; b) 
c) ; d) 
Bài 4 : Người ta hòa lít nước si- rô vào lít nước lọc để pha nho. Rót đều nước nho đó vào các cốc chứa lít. Hỏi rót được mấy cốc nước nho?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số 
- HS nêu 
- HS làm các bài tập 
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài 1 : Đáp án : 
a) b) 
c) d) 
 Bài 2 : Đáp án : 
a) m	c)kg.
b) m
Bài 3 : Lời giải :
a) vì 5 > 2 b) 
c) ; d) 
Bài 4: Lời giải :
Phân số chỉsố lít nước nho đã pha là :
 (lít)
Số cốc nước nho có là :
 (cốc)
 Đ/S : 9 cốc.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A L5 tuan 3 2 buoi TUAN DAK LAK.doc