Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (buổi 2)

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (buổi 2)

TIẾT1: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh cách :

-Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

-So sánh số đo dộ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

-Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số.

II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1-Kiểm tra bài cũ:

Nêu cách đọc viết số thập phân?

2-Bài mới:

2.1-Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chiều Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tiết1: Toán Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh cách : 
-Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. 
-So sánh số đo dộ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
-Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu cách đọc viết số thập phân?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
Bài tập1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân:
 a. =..... ; b. =...... ; c. =..... ; d. =....
- HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét bổ sung .
Bài tập 2:Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm :
 6m 42cm =......m ; 5m 67cm =......m ; 79ha =........km2
 97m2 32 dm2 = .....dm2 ; 5 dm 12mm =......dm ; 3km 14 dam =.....km 
-HS làm bài vào vở 2 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài . 
Bài tập 3(HSKG): Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 12,03 km ?
 a, 12,30km ; b, 12,030 km ; c, 12km 30m ; d, 12030 m 
-HS làm bài vào vở nháp 1 số em nêu kết quả bài tập GVnhận xét chữa bài .
Bài tập4 : Mua 32 quyển chuyện như nhau phải trả 1280000 đồng . Hỏi mua 16 quyển chuyện như thế phải trả bao nhiêu tiền ?
-GV nêu câu hỏi gợi ý HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
3. Cũng cố dặn dò : các em về nhà xem lại bài làm bài tập vở bài tập .
Tiết3:Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì I(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1.
-Nghe viết đúng bài chính tả , tốc độ khoange 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
-HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3.Nghe-viết chính tả bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
- GV Đọc bài.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
-Cho HS hiểu nghĩa các từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man
- Nêu nội dung đoạn văn?
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: cầm trịch, canh cánh, cơ man đỏ lừ, ngược.
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
-GV nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 4.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tâp đọc , HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp đọc.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
 ( Tiết 1 + tiết 2 dạy 5B , tiết 3 + tiết 4 dạy 5A)
Tiết1:toán : Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ một( Đã có phiếu)
Tiết2:Tiếng việt:	 Ôn tập giữa học kì I(Tiết3)
I/ Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1 .
-Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học: 
1-Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
-HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Từ tuần 1 đến giờ các em đã được học những bài tập đọc nào là văn miêu tả?
-GV ghi lên bảng tên 4 bài văn:
 +Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 +Một chuyên gia máy xúc.
 +Kì diệu rừng xanh.
 +Đất Cà Mau.
-Cho HS làm việc cá nhân theo gợi ý:
 +Mỗi em chọn và đọc ít nhất một bài văn.
 +Ghi lại những chi tiết em thích nhất trong bài, giải thích tại sao em thích.
-GV khuyến khích HS nói nhiều hơn một chi tiết, đọc nhiều hơn một bài văn.
-Cho HS nối tiếp nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lý do tại sao mình thích
-Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay , giải thích được lý do mình thích.
-HS đọc.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.
-HS nối tiếp nhau trình bày.
-HS khác nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò:GV nhận xét giờ học và dặn HS:
-Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết học sau.Các tổ chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân.
Buổi chiều
Tiết 5: Luyện từ và câu: Luyện tập đại từ
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về đại từ .
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về đại từ , để làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ : HS nêu nghi nhớ về đại từ.
2. Bài mới: GTB
3. Luyện tập: Bài tập 1 . Tìm đại từ được dùng trong các câu ca dao câu thơ sau .
a. Mình về mình tắm ao ta 
 Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
b. Mình về có nhớ ta chăng
 Ta về ta nhớ hàm răng mình cười . 
c. Ta đi với mình , mình với ta
 Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 
 Mình đi , mình lại nhớ mình 
 Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.
- HS làm bài vào vở theo ba nhóm .
- Đại diện ba nhóm lên bảng chữa bài GV nhận xết bổ sung.
Bài tập 2(HSKG) : Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu sau đây.
- Tôi đang học thì Nam đến.
- Người được nhà trường biểu dương là tôi.
- Cả nhà rất yêu quí tôi.
- Anh chị tôi đều học giỏi.
- Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
+ HS thảo luận theo cặp , làm bài vào vở .
- GV thu bài chấm nhận xét bổ sung.
4. Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài .
Tiết 7: Toán: Luyện tập chung
I: Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 -So sánh 2 số thâp; sắp sếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan .
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
 2. Bài mới: GTB
 3.Luyện tập: 
 Bài tập 1:điền dấu ( , = ) thích hợp vào chổ chấm
 69,99 .70,01 ; 0,4.0,36
 95,7..95,68 ; 81,0181,010
 - HS làm bài vào vở,2 em làm bài ở bảng , Gv nhận xét chữa bài.
 Bài tập 2: Khoanh vào số lớn nhất:
 7,694 ; 7,946 ; 7,96 ; 7,964
 - HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở nháp , gọi một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét bổ sung.
Bài tập3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
5,736 ; 6,01 ; 5,673 ; 5, 763 ; 6,1
-HS làm bài vào vở ,1em làm bài ở bảng ,Gv nhận xét chữa bài.
Bài tập 4(HSKG): Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm
a. 2,57 8,658 
b. 95,6= 95,60 ; 42,08= 42,08
- HS làm bài vào vở nháp , GV chấm nhận xét chữa bài
4. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài. 
Tiết 8(BGPK) Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh về từ nhiều nghĩa .
- Học sinh vận dụng những hiểu biết đã học về từ nhiều nghĩa để làm tốt các bài tập thực hành.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2.Bài mới :GTB
a. Cũng cố kiến thức: Yêu cầu HS nêu ghi nhớ về từ nhiều nghĩa.
b. Luỵên tập: 
Bài tập1. Em hãy cho biết những từ nào trong các câu sau đây là từ nhiều nghĩa em hãy gạch chân các từ đó .
-Bác công nhân đang ăn cơm thì có tiếng còi tàu vào ăn than ngoài bến .
- ở đây chúng tôi được ăn ngon ,ngủ ngon nên chóng lại sức .
+ HS làm bài vào vở nháp , 1em làm bài ở bảng , GV nhận xét chữa bài
Bài tập2(HSKG). Từ trông trong các câu sau được dùng với nghĩa như thế nào ?
a. Chị cứ đi giặt đi , tôi trông hộ cháu cho .
b. Đã một tuần nay em trông anh quá.
c. Bà cụ mới qua đời , chị ấy biết trông cậy vào đâu .
- HS làm bài vào vở , GV gọi một số em nêu kết quả bài tập , GV nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài tập 3. Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( mỗi từ đặt một câu theo nội dung câu có từ nhiều nghĩa)
+ Danh từ: nhà ; Động từ: đi ; Tính từ: ngọt
- HS làm bài vào vở , GV chấm chữa bài.
3. Cũng cố dặn dò : Các em về xem lại bài , làm bài tập trong vở bài tập .
 Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
 ( Tiết 1+ tiết 2 dạy lớp 5A , tiết 3+tiết 4 dạy lớp 5B)
Tiết1: Toán: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết cộng các số thập phân 
- Tính chất giao hoán của các số thập phân .
- Giải bài tón có nội dung hình học .
- Bài tập cần làm BT1; BT2( a,c) ; BT3 .
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách cộng hai số thập phân?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (50): Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. GV ghi kết quả lên bảng lớp.
-Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a + b và b + a sau đó rút ra nhận xét
*Bài tập 2 (50): Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại:
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (43):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. 
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài. 
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về luyện tập thêm.
-HS làm vào bảng con.
-Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
 a + b = b + a
*Kết quả:
13,26
70,05
*Bài giải:
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
 Chu vi hình chữ nhật là:
 24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m)
 Đáp số: 82m
- Nghe 
Tiết 2: Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì I (tiết 5) 
I:Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp .
II/ Đồ dùng dạy học:Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng(như tiết 1).
- Một số đoạ cụ đơn giản để HS diễn vở kịch Lòng dân.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc th ... ánh con.
- Đánh bạn là không tốt.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh:
- Lan đánh đàn rất hay.
- Hùng đánh trống rất cừ.
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng xát, xoa:
- Mẹ đánh xoong, nồi sạch bong.
- Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
3- Củng cố dặn dò:GV nhận xét tiết học:
Dặn HS chuẩn bị giấy bút cho 2 tiết kiểm tra viết giữa học kì I.
Tiết 7:Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì I(tiết 7)
 I/ Mục tiêu : Kiểm tra ( đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kỷ năng giữa HKI (nêu ở tiết1, ôn tập)
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút
	 -GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
 Đáp án
A-Đọc thành tiếng.
B-Đọc thầm bài mầm non. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1-Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
 a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông
2-Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 
3-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
 a.Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
 b.Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân.
 c.Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùaxuân.
4-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
Rừng thưa thớt vì ít cây.
Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
 5-Y chính của đoạn văn là gì?
Miêu tả mầm non.
Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
 6-Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
	a. Bé đang học ở trường mầm non.
	b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
 7-Hối hả có nghĩa là gì?
Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
 8-Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
 a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ
 9-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
 b.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
 c.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
10-Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c. Lim dim
*Phần A: Tối đa 5 điểm.
*Phần B: (5điểm)
Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 *Kết quả: 
 1 – d
 2 – a
 3 – a
 4 – b
 5 – c
 6 – c
 7 – a
 8 – b 
 9 – c
 10 – a
3-Củng cố, dặn dò: -GV thu bài. Nhận xét giờ học.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Tiếng việt:: Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ một( Đã có phiếu)
Tiết 2: Toán tổng nhiều Số thập phân 
I/ Mục tiêu:Giúp HS: 
-Biết tính tổng nhiều số thập phân.
-Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập cần làm BT1(a,b) ; BT2 ; BT3(a,c)
 II/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng hai số thập phân?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ:
 Ta phải tính: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? ( l )
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng tương tự như cộng hai số thập phân: 
Đặt tính rồi tính. 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75
-Cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
-Mời một HS lên bảng làm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách tính tổng nhiều STP
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
*Bài giải:
 Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
 Đáp số: 24,95 dm
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (51): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (52): Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c).
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân.
*Bài tập 3 (52): Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 4 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả:
28,87
76,76
-HS làm bài và tự rút ra nhận xét:
 (a + b) + c = a + (b + c) 
*Ví dụ về lời giải:
12,7 + 5,89 + 1,3
 = (12,7 + 1,3) + 5,89
 = 14 + 5,89
 = 19,89 
 ( Các phần còn lại HS tự làm tương tự) 
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
Tiết 3: Tiếng việt: Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ một( Đã có phiếu)
Buổi chiều
 Tiết 5: Toán: Luyện tập chung
I: Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh cách cộng các số thập , tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân ,giải bài toán có nội dung hình học.
- vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt một số bài tập có liên quan.
II: các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh .
2. Bài mới: GTB
A. Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.
B. luyện tập: 
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
 4,23 + 4,21 6,78 + 5,45
 56,4 + 32,2 7,56 + 3,26
- HS làm bài vào vở , 2 em làm bài ở bảng , GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: Tính rồi thử lại bằng tình chất giao hoán
 6,84 + 2,36 87,06 + 9,75
 20,65 + 17,29 905,87 + 69,68
-HS thảo luận theo cặp,làm bài vào vở nháp , GV nhận xét chữa bài
Bài tập 3(HSKG): Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30,63m chiều dài hơn chiều rộng 14,74m . Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán, học sinh làm bài vào vở , GV chấm nhận xét chữa bài.
Bài tập 4: Tìm số trung bình cộng của 254,55và185,45
- HS làm bài vào vở nháp ,1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
3. Cũng cố dặn dò: các em về nhà xem lại bài. 
Tiết 6: Âm nhạc Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca
 Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
I/ Mục tiêu. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .
 -HS nhận biết hình dáng,âm sắc nhạc cụ nước ngoài flute, clerine
II/ chuẩn bị. -SGK, nhạc cụ gõ.
 -Một số động tác phụ hoạ
III/ các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.phần mở đầu: 
 Giới thiệu nội dung bài học.
2.Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn tập bài hát.
-GV hát mẫu lại bài hát: “Những bông hoa những bài ca”
-GV dạy HS một số động tác phụ hoạ
b. Nội dung 2:Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
-GV cho học sinh xem tranh ảnh để nhận biêt4nhac cụ trong SGK
-Nghe một bài hát thiếu nhi hoặc một bài dân ca có sử dụng nhạc cụ trên.
-HS ôn tập lần lượt bài hát.
-Hát theo nhóm ,hát theo cặp, theo dãy...
-Tập biểu diễn theo hình thức tốp ca 
-HS quan sát
-HS nghe nhạc.
3.Phần kết thúc.-Hát lại bài hát: Những bông hoa những bài ca.
 -Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết7: Chính tả( nghe viết) Cái gì quí nhất
I: Mục tiêu : Học sinh nghe viết chính xác đoạn ba của bài tập đọc “ cái gì quí nhất”, làm đúng một số bài tập chính tả phân biệt l hoặc ng.
II: Các hoạt động dạy học:
1. bài cũ : kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh.
2. Bài mới : GTB
a. Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả.
- Gv đọc đoạn cần viết chính tả học sinh chú ý một số từ ngữ dễ viết sai( lúa, vàng,nghe)
- HS viết bài vào vở Gv đọc cho học sinh chép.
B Thu bài chấm nhận xét bài , chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả .
- Điền tiếng thích hợp chứa âm cuối n hoặc ng vào chổ chấm để hoàn chỉnh đoạn văn.
Dưới ánh.vàng gay gắt,vĩ và ..lăngnhau đua sắc. Trong các màu xanh .biếc của lá là màu đỏ rực của.và màu tím nhẹ của ..lăng.
- HS làm bài vào vở nháp một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét bổ sung
3. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại . 
Tiết 8(BGPK) Toán : Luyện tập chung 
I: Mục tiêu : Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về phép cộng hai số thập phân 
tính tổng của nhiều số thập phân .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Kiểm tra kiến thức : Giọi một số em nhắc lại cách tính tổng của nhiều số thập phân .
2. Bài mới : GTB
Bài tâp1: Đặt tính rồi tính 
32,1 + 45,7 ; 87,0 + 65,4 ; 45,6 + 89,70 ; 3,67 + 61,47
- HS làm bài vào vở , 2 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2( HSKG) Đặt tính rồi tính 
23,5 + 21,5 + 98,8 + 3,65 ; 87,98 + 43,2 + 34,09 + 12,4 
6,43 + 23,46 + 12,4 ; 90,54 + 32,69 + 87,70
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở một số em nhắc lại cách thực hiện, GV nhận xét bổ sung .
Bài tập 3(HSKG) Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính .
a, 6,9 + 8,75 + 3,1 ; b, 4,67 + 5,88 + 3,12 ; c , 0,75 + 1,19 + 2,25 + 0,81 
- GV gợi ý cho HS cách làm HS làm bài vào vở GV nhận xét bổ sung .
3. Cũng cố dặn dò : Các em về xem lại bài chuẩn bị bài sau . 
Sinh hoạt lớp: Đánh giá hoạt động trong tuần 10
 Nêu kế hoạch hoạt động tuần 11
I: Mục tiêu: Giáo viên giúp học sinh nắm được toàn bộ những diễn biến về hoạt động của lớp trong tuần .
- HS biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
- Nắm được kế hoạch hoạt động của tuần tới .
II: Các hoạt động dạy học:
1 . Giới thiệu bài: Để các em nắm được những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần 10 và biết được kế hoạch hoạt động của tuần 11 cô trò chúng ta sẽ đi vào tiết sinh hoạt lớp. 
2. Yêu cầu các tổ tự đánh giá kết quả hoạt động của tổ mình.
- Nêu tên các bạn tiêu biểu.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét về ưu điểm , tồn tại của lớp trong tuần qua .
- Nêu tên tổ xuất sắc trong tuần .
3 . Giáo viên chốt lại nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
 ( Cuối tuần mới có nhận xét)
II- Kế hoạch tuần tới :
- Khắc phục những tồn tại trong tuần đồng thời phát huy những mặt mạnh của tuần 10.
- Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết , làm toán)
- Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch viết chữ đẹp.
- 100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước lúc đến lớp .
- Rèn đọc và viết đúng tốc độ.
- Tham gia giải toán qua mạng theo đúng thời gian , đồng thời giải một số bài văn hay toán khó. 
- Duy trì giờ dạy và học có hiệu quả.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp. 
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc , có ý thức chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Thực hiện tốt về an toàn giao thông và kỷ năng sống .
- Thu các khoản thu đầu năm theo đúng quy định nạp cho nhà trường đúng thời gian.
- Ra một số bài tập cho học sinh trong các ngày nghỉ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day ngay 2 buoi Tuan 10 lop B.doc