Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 25

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 25

Tiết 5 Đạo đức

 Đ25 Thực hành giữa kỳ II

I. MỤC TIÊU

- Củng cố kiến thức về quê hương, UBND xã, phường, tổ quốc Việt Nam

- Qua đó HS hiểu biết sâu rộng về quê hương, tổ quốc Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh về quê hương đất nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ

- Việt Nam là một đất nước như thế nào?

- Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

 

doc 85 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Tiết 1
Chào cờ
Sơ kết tuần 24
Tiết 5
Đạo đức
 Đ25
Thực hành giữa kỳ II
i. mục tiêu
- Củng cố kiến thức về quê hương, UBND xã, phường, tổ quốc Việt Nam 
- Qua đó HS hiểu biết sâu rộng về quê hương, tổ quốc Việt Nam 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về quê hương đất nước.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Việt Nam là một đất nước như thế nào?
- Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Giảng bài
+ Quan sát tranh SGK
- Quan sát trang 28
- Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
- HS quan sát tranh SGK
- Đi làm đồng về họ thường ngồi nghỉ dưới gốc cây đa, gió đồng quê giúp họ xua đi mệt nhọc.
- Các bạn nhỏ rủ nhau ra gốc cây đa trò chuyện, vui chơi.
- ở quê hương em có những cảnh vật gì mà em nhớ nhất?
- Cây đa, luỹ tre, giếng nước, mái đình
- Tuỳ HS trả lời những cảnh vật ở quê hương mình
- Em hãy giới thiệu quê hương em cho các bạn nghe?
- Học sinh nối tiếp nhau nêu
- Em đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương?
- Chúng em cần cố gắng học tập tốt, học giỏi chăm ngoan sau này lớn lên xây dựng quê hương mình.
- UBND xã phường là nơi làm nhiệm vụ gì?
- Cấp giấy khai sinh, xác nhận hộ khẩu đi học, đi làm, tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học, điểm vui chơi, tổ chức các hoạt động khuyến học
- Khi đến UBND xã phường (nếu có việc cần thiết) thì em phải thực hiện như thế nào?
- Chào hỏi khi gặp cán bộ UBND xã, không nô đùa, xếp thứ tự để đợi giải quyết công việc
- Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ UBND xã phường làm tốt nhiệm vụ.
 mọi công việc phải tôn trọng và giúp đỡ UBND xã làm việc.
- Em đã tham gia tốt các hoạt động UBND xã phường tổ chức chưa?
- HS nêu
- Em có cảm nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
- Yêu quê hương đất nước
- Mong muốn của em là gì khi lớn lên sẽ góp phần xây dựng đất nước?
- HS nêu ước mơ của các em (lần lượt từng em nêu)
- Nếu là hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu với khách du lịch như thế nào về đất nước, con người Việt Nam 
- Từng em tập đóng vai hướng dẫn viên du lịch
- GV chốt lại nội dung bài vừa ôn.
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục ôn và thực hành các nội dung trên.
Tiét 3
Toán
 Đ121
Kiểm tra định kỳ giữ kỳ II
Tổ trưởng ra đề
(Thời gian: 40 phút)
PHần i: Trắc nghiệm
	Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả đúng)
Bài 1:
	Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp
	A: 18%	B: 30%
	C: 40%	D: 60%
Bài 2:
	Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu
	A: 10	C: 20
	B: 30	D: 40
Bài 3: 
	Diện tích của một phần đã tô đậm trung bình hình dưới đây là:
Bài 4: 
 	Diện tích của hình đã tô đậm trong hình dưới đây là:
3cm
1m
	A: 6,28m2	C: 21,98m2
	B: 12,56m2	D: 50,24m2
Phần II: Bài tập
Bài 1: Một hình lập phương có cạnh là . Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương đó.
Bài 2: Một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm, chiều cao 4,5m. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của cái thùng đó.
Đáp án
Bài tập 1: 
	Tóm tắt
Hình lập phương cạnh 
Sxq = ? m2
S tp = ? m2
V = ? m3
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là
(m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là
(m2)
Thể tích của hình lập phương là
(m3)
Đáp số: (m2); (m2); (m3)
Bài 2: 
	Tóm tắt
	HHCN	Bài giải
	Dài: 12cm	Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là
	Rộng: 8cm	(12 + 8) x 2 x 4,5 = 180 (m2)
	Cao: 4,5m	Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là
 	Sxq = ? m2	180 + (12 + 8) x 2 = 220 (m2)
	Stp = ?m2	Thể tích hình hộp chữ nhật
	V = m3	12 x 8 x 4,5 = 432 (m3)
	Đáp số: 180m2; 220m2; 432m3
Tiết 2
Tập đọc
 Đ49
Phong cảnh Đền Hùng
i. mục tiêu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, giọng trang trọng, tha thiết.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất tổ. Đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học
	Tranh minh hoạ chủ điểm, minh họa bài tập đọc SGK, tranh ảnh về Đền Hùng (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc bài: Hộp thư mật và trả lời câu hỏi SGK.
- 2 HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên.
- Bài văn phong cảnh Đền Hùng hôm nay chúng ta sẽ giới thiệu các em về cảnh đẹp Đền Hùng nơi thờ các vị vua có công dựng lên đất nước Việt Nam.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- 1 HS khá đọc cả bài
- Lớp đọc thầm
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe
- HS quan sát hình nghe giới thiệu 
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đ chính giữa
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
+ Đoạn 2: tiếp đến Xanh mát
+ Đoạn 3: còn lại
+ Cho HS đọc nối tiếp
- 3 HS đọc (1 lần) 
- Lần 1: Đọc nối tiếp + kết hợp phát âm
+ Đọc nối tiếp + phát âm: Chót vót, dập dờn, uy nghi, vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc
- Lần 2: Đọc nối tiếp + kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ ở phần chú giải SGK
- Lần 3: Đọc nối tiếp 
+ HS đọc nối tiếp, ngắt đúng câu, dấu chấm, dấu phảy, ngắt nhịp đúng. 
- Đọc theo cặp
- Đọc cặp 2 em đọc (2 vòng)
- 1 HS đọc toàn bài 
- Lớp chú ý nghe
b. Tìm hiểu đề
- 1 HS đọc đoạn 1
- Lớp đọc thầm
- Bài văn viết về cảnh gì? ở đâu?
- Bài văn tả cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh - Lâm Thao - Phú Thọ, nơi thờ các vị vua Hùng tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam 
- Hãy kể về những điều em biết về các vua Hùng
- Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang. Do đó ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ cách ngày này khoảng 4000 năm 
- GV giảng thêm về truyền thuyết về con Rồng cháu Tiên 
- HS nghe
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên của Đền Hùng?
- Những khóm Hải Đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm rập rờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vòi vọi, bên phải là Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước ngã ba Bạch Hạc.
- Những từ ngữ đó miêu tả cảnh đẹp tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên Đền Hùng 
ý đoạn 1 nói lên điều gì?
1. Cảnh thiên nhiên đẹp của Đền Hùng.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Lớp đọc thầm
Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
- HS có thể kể
+ Sơn tinh, Thuỷ tinh
+ Thánh Gióng
+ Chiếc nỏ thần
+ Con rồng cháu tiên (sự tích trăm trứng)
+ Bánh chưng,bánh giày
- GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn.
- ý 2 nói lên điều gì ?
- ý 2: những truyền thuyết của dân tộc
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3
- Lớp đọc thầm
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
- Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không quên được ngày dỗ tổ không được quên cội nguồn.
- Câu ca dao gợi truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thuỷ chung, luôn nhớ cội nguồn dân tộc
- GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây Kim Giao trên đỉnh núi Nghĩa Linh vào ngày 10-3 âm lịch năm 1632 TCN. Từ đấy người Việt lấy ngày mồng mười tháng ba hàng năm làm ngày giỗ tổ. 
- Câu ca trên còn có nội dung khuyên răn mọi người, nhắc nhở mọi người hướng về cội nguồn dân tộc, đoàn kết để giữ nước và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
- ý 3 nói lên điều gì ?
- ý 3: Niềm thành kính đối với tổ tiên. 
- Nội dung bài
- Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên
c. Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn 
- 3 HS nối tiếp đọc
- Bài này đọc với giọng như thế nào?
- Đọc với giọng to vừa phải nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng tha thiết.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- 1 HS đọc
- Cho HS dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng
- Kề bên, thật là đẹp, sừng sững, đỡ lấy, dấu chân, đánh thắng, mải miết, xanh mát
- Truyện đọc diễn cảm theo cặp
- Đọc theo cặp đôi (2 vòng)
- Thi đọc diễn cảm theo đoạn
- 3 HS mỗi tổ 1 bạn
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất
- Tuỳ theo học sinh chọn
- Truyện đọc diễn cảm theo cả bài
- 2 HS đọc
- Bình chọn bạn đọc hay nhất
- Tuỳ HS nhận xét
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại bài, đi thăm Đền Hùng nếu có điều kiện.
Tiết 5:
Kỹ thuật
Đ 25 :
Lắp xe chở hàng (tiết 1 )
I. Mục tiêu: HS cần phải 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng 
- Lắp xe chở hàng đúng kỹ thuật, đúng quy trình 
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khni thực hành.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe chở hàng lắp sẵn 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra bộ lắp ghép của HS 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu tác dụng của xe chở hàng trong thực tế.
- Giới thiệu 3 chi tiết mới trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật (mục a trang 72 - SGK)
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu. 
- Cho HS quan sát xe chở hàng đã lắp sẵn.
- HS quan sát mẫu trả lời câu hỏi. 
H: Để lắp được xe chở hàng, theo em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
- Cần 4 bộ phận: Giá đỡ, trục bánh xe và sàn ca bin: Ca bin, mui và thành bên xe, thành sau xe và trục bánh xe,
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
- HS làm theo yêu cầu của Giáo viên
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết 
- GV cùng HS chọn đúng các chi tiết theo bảng trong SGK 
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. 
b. Lắp từng bộ phận: 
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin như (H2 SGK)
- Cần lắp 2 phần; giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. 
Để lắp được bộ phận này ta cần lắp mấy phần ? Đó là những phần nào ? 
- HS quan sát thao tác
- GV tiến hành lắp từng phần sau nối 2 phần còn lại với nhau. 
- HS quan sát H3 SGK
* Lắp ca bin: (H3 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 
- HS tự nêu 
Hỏi em hãy nêu các bước lắp ca bin ?
- 1HS nên lắp - cả lớp theo dõi nhận xét.
- Gọi 1 HS lên lắp 
- GV nhận xét bổ sung 
* Lắp thành sau và trục bánh xe (H5 SGK)
- Gọi 1 HS lên bảng lắp - cả lớp quan sát 
- HS quan sát GV thao tác
- GV bổ sung 
c. Lắp ráp xe chở hàng (H1 - SGK)
- GV lắp giáp xe chở hàng theo các bước trong SGK (GV thao tác để HS theo dõi quan sát và biết được cách lắp ráp).  ... hững HS thực hành tốt 
- Hướng dẫn giờ sau đánh giá sản phẩm
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
Tiết 1:
Hát nhạc
Đ26: 
Em vẫn nhớ trường xưa
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng lời và nhạc của bài hát "Em vẫn nhớ trường xưa". Thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm đôi và móc kép, trường độ 4 nốt móc kép
- Giáo dục cho HS tình cảm gắn bó với mái trường, gắn bó với quê hương
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Đàn phách 
- HS: SGK, nhạc cụ thanh phách
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS hát bài: Màu xanh quê hương
- Hai HS hát - cả lớp theo dõi 
- GV đánh giá cho điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Học bài: Em vẫn nhớ mái trường xưa"
2. Tiến hành
Hoạt động 1: Dậy hát 
- HS nắng nghe 
- GV giới thiệu và hát mẫu 
- GV cho HS đọc lời ca
- HS đọc lời ca theo sự hướng dẫn của GV
- GV dậy HS từng câu hát 
- HS hát theo GV
Đoạn 1: Hát đúng trường độ nốt móc đơn chấm đôi và nốt móc kép
Đoạn 2: Hát đúng trường độ 4 móc kép
Hoạt động 2: Luyện tập hát bài hát
- GV chia lớp thành 3 tổ để hát nối các câu, kết hợp gõ đệm thanh phách 
- HS hát nối kết gõ thanh phách dưới sự điều khiển của giáo viên 
- GV cho một số HS biểu diễn trước lớp 
- Các tổ tìm để các bạn biểu diễn 
- GV cho HS nêu 
- Từng HS 
IV. Củng cố dặn dò 
- Kể tên một số bài hát nói về chủ đề nhà trường
- Về nhà suy nghĩ, tìm một số động tác phụ hoạ cho bài hát
- Nhận xét giờ học 
Tiết 2:
Tập làm văn
Đ 52:
Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu: 
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: Về bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày 
2. Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài làm của bạn và của mình khi được thầy cô giáo chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi trong bài làm của mình
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi đề bài 
- Một số lỗi điển hình cần sửa chung cả lớp 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc màn kịch giữ nghiêm phép nước 
- HS đọc bài cả lớp theo dõi 
- Lớp nhận xét 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Trả bài văn tả đồ vật
- Học sinh đọc lại các đề bài 
- 2 HS đọc lại 
- Hướng dẫn HS phân tích nhanh yêu cầu của đề 
2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh 
a. Nhận xét chung về ưu điểm bài làm của HS 
- HS lắng nghe 
- Bố cục trình bày, chữ viết, diễn đạt, cách dùng từ.
- Cách chọn lọc các chi tiết trong khi làm bài 
- Cách sử dụng nghệ thuật hình ảnh trong khi làm bài 
b. Thông báo điểm cụ thể 
3. Hướng dẫn HS chữa bài 
- GV trả bài cho HS 
a. Hướng dẫn HS chữa bài 
- GV nêu các lỗi, cho HS lần lượt sửa 
- HS nêu các lỗi
- Hướng dẫn HS nhận xét rút ra các lỗi
- Cả lớp chữa lỗi 
- GV chốt lại các lỗi sai 
- HS trao đổi, nhận xét về bài chữa 
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong vở 
- HS đọc bài chữa của mình 
-GV theo dõi kiểm tra việc sai của HS 
- Đổi chéo bài để kiểm tra
c. Đọc những đoạn văn hay của HS 
- HS trao đổi để tìm ra những ý hay của đoạn văn 
d. Hướng dẫn HS chọn 1 đoạn văn viết lại cho hay hơn
- HS viết đoạn văn 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết lại 
- GV chấm điểm một số đoạn văn viết lại 
IV. Củng cố dặn dò 
- GV biểu dương những bài làm tốt 
- Nhắc nhở, yêu cầu HS viết lại những đoạn văn chưa đạt
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Tiết 3:
Toán
Đ 130:
Vận tốc
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị vận tốc 
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều 
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Vận tốc 
2. Giới thiệu khái niệm về vận tốc 
- GV nêu bài toán 
Bài toán 1: Treo bài toán đã viết sẵn lên bảng
- Yêu cầu HS đọc đề toán 
- Ô tô đi quãng đường dài 170 km hết 4 giờ 
- Phân tích bài toán 
- Để tính số km trung bình mỗi giờ đi được ta làm như thế nào ?
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ? Ta thực hiện phép chia:
170 : 4
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải 
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:
170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
170km là gì ?
Là quãng đường ô tô đi được
4 giờ là gì ? 
Là thời gian ô tô đi hết 170 km 
42,5 km /giờ là gì ?
Là vận tốc của ô tô
- Bài toán trên tìm vận tốc của ô tô ta làm như thế nào ?
- Chúng ta lấy quãng đường ô tô đi được (170 km) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó (4 giờ)
Gọi quãng đường là S 
Thời gian là t 
Ta có 
Vận tốc là V
V = S : t
Quy tắc: Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào ?
Quy tắc: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian
Bài 2: GV nêu đề toán 
1 HS nêu đề tóan 
- Gọi 2 HS đọc lại đề 
- HS đọc thầm 
- Yêu cầu HS tóm tắt 
Tóm tắt 
S = 60 m 
t = 10 giây
V = ?
- Để tính vận tốc của người đó chúng ta phải làm như thế nào ?
- Chúng ta lấy quãng đường (60m) chia cho thời gian (10 giây)
Bài giải
Vận tốc chạy của người đó là
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số 6m/giây
- Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì 
- Là m/giây (quãng đường tính bằng m, thời gian tính bằng giây)
- Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6m/giây như thế nào ?
- Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6m
3. Thực hành 
Bài tập 1: 
- 1 HS đọc đề bài 
- HS phân tích, tìm phương án giải và giải bài toán vào vở 
Tóm tắt 
Thời gian: 3 giờ 
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
Quãng đường: 105 km 
- GV tổ chức cho HS nhận xét bổ sung và chữa bài 
Vận tốc ? Km/giờ
- Nhắc lại cách tính vận tốc 
Bài giải
Vận tốc của xe máy là
105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35 km/giờ
Bài 2: 
- HS đọc thầm 
- Trao đổi theo nhóm 2 để phân tích để tìm phương án giải 
- Nhóm 2 
- Cho 1 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét 
- GV cùng HS nhận xét chốt đúng 
Bài giải
Vận tốc của máy bay là
1800 : 2,5 = 720(km/giờ)
Đáp số: 720 km/giờ
- Em hãy giải thích cách tính vận tốc máy bay theo đơn vị km/giờ 
- Vì quãng đường bay được tính theo km thời gian bay hết quãng đường đó tính theo giờ nên vận tốc thường tính theo km/giờ
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề bài 
- Phân tích đề toán ? nêu phương án giải 
- HS trả lời câu hỏi 
- Người đó chạy được bao nhiêu mét 
- Người đó chạy được 400 m
- Thời gian để đi hết 400 m là bao nhiêu lâu ? 
- Thời gian để chạy hết 400 m là 1 phút 20 giây 
- Bài toán yêu cầu em làm gì ?
- Tính vận tốc chạy của người đó theo đơn vị m/giây
- Để tính được vận tốc theo đơn vị m/giây thì quãng đường và thời gian cần đo ở đơn vị nào ?
- Quãng đường tính đơn vị m thời gian tính bằng đơn vị giây 
Vậy hãy đổi thời gian chạy ra giây rồi tính vận tốc chạy của người đó 
- GV nhận xét chốt đúng 
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là
400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số: 5m/giây
IV. Củng cố dặn dò 
- Muốn tìm vận tốc của chuyển động đều ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm vận tốc của chuyển động ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi hết quãng đường đó 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 4
Địa lý
Đ 26:
Châu Phi
I. Mục tiêu: 
- Học xong bài này học sinh cần 
- Biết đa số dân cư Châu Phi là người da đen
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế Châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ kinh tế Châu Phi 
- Một tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người Châu Phi 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vị trí của Châu Phi 
- HS nêu 
- Nêu các con sông lớn của Châu Phi 
- 1 HS nêu 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu: Châu Phi (tiếp theo)
2. Tiến hành 
Hoạt động 3: Dân cư Châu Phi 
Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc thông 
- 2 HS đọc thông tin và quan sát các bảng số liệu 
- So sánh dân số Châu Phi với các Châu Lục khác 
- Châu Phi có dân số chưa bằng 1/5 số dân Châu á
- Quan sát và mô tả những nét tiêu biểu bên ngoài của người dân Châu Phi 
- Người dân Châu Phi có nước da đen, tóc xoăn, ăn mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ 
- Cuộc sống của người dân Châu Phi như thế nào ? Chủ yếu sống ở vùng nào?
- Cuộc sống của người dân Châu Phi đa số là khó khăn vất vả. Người dân Châu Phi sống chủ yếu ở ven biển, thung lũng, sông 
GV kết luận: Năm 2004 dân số Châu Phi là 884 triệu người. Trong đó 2/3 là người da đen.
Hoạt động 4: Kinh tế Châu Phi 
- Làm việc cả lớp 
- GV cho HS làm việc theo cặp 
- Cặp đôi 
- HS đọc thông tin 
- Yêu cầu HS thảo luận 
- HS thảo luận nhóm 2
- Tổ chức cho HS báo cáo 
- Các nhóm báo cáo 
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác các Châu Lục đã học 
- Kinh tế Châu Phi chậm phát triển hơn các Châu lục khác, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
- Đời sống dân cư Châu Phi có những khó khăn gì ?
- Khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh nguy hiểm - nguyên nhân do kinh tế chậm phát triển 
- ở Châu Phi có những quốc gia nào có nền kinh tế phát triển hơn cả 
- Các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi là: Ai Cập, Cộng hoà dân chủ Nam Phi, An giê ri
GV chốt lại: Hầu hết các nước ở Châu Phi đều có nền kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân khó khăn thiếu thốn
Hoạt động 5: Ai Cập 
Làm việc theo nhóm 
Bước 1: HS đọc thông tin SGK 
- HS đọc thông tin 
Bước 2: HS trình bày kết quả 
- Vị trí địa lý của Ai Cập ?
- HS nêu 
- Giới hạn của Ai Cập ? 
* HS nhắc lại: Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa ba Châu Lục, á, Âu, Phi
- Có đồng bằng Châu thổ màu mỡ, có sông Nin chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng 
- Kinh tế XH của Châu Phi từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ, là một trong các nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
IV. Củng cố dặn dò 
- Hướng dẫn HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
- GV nhận xét giờ học 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
Tiết 5:
Sinh hoạt lớp
Đ 26:
Sơ kết tuần 26
1. Nhận xét chung hoạt động tuần 26
- Lớp trường, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét.
- Lớp bổ sung.
- GV nhận xét
Ưu điểm:
- Lớp duy trì được mọi nề nếp trong học tập, xếp hàng ra về
- HS tích cực học tập 
- Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài 
- Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt 	
- Không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác 
Khen: Tuyết, Quân, Yến, Huệ
Nhược: 
Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo, còn lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài
Cụ thể em Hải hay nói chuyện
2. Kế hoạch tuần 27
- Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra
- Duy trì mọi nề nếp.
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc