Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 11

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 11

ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU LUYỆN TẬP

 A/ MỤC TIÊU

- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khác, viên quan ).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài ( Ê - ti - ô - pi - a cung điện, khâm phục )

- Hiểu ý nghĩa truyện: Đất đai Tổ quốc lang thứ thiêng liêng, cao quý nhất. - Biết tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

 - So sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần lễ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010
Nhóm trình độ 3 Nhóm trình độ 5
Tiết 1: Tập đọc - kể chuyện Toán
 Đất quý, đất yêu Luyện tập
 A/ Mục tiêu 
- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( hai vị khác, viên quan ).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài ( Ê - ti - ô - pi - a cung điện, khâm phục ) 
- Hiểu ý nghĩa truyện: Đất đai Tổ quốc lang thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
 - Biết tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - So sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân.
 B/ Chuẩn bị
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động chung
 - ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
 2. Hoạt động nhóm
KTBC: 
 - Đọc bài thư gửi bài ( 2 HS ) trả lời câu hỏi 
-> HS + GV nhận xét 
Bài mới: 
1. GTB: ghi đầu bài 
A. GV đọc toàn bài - HS chú ý nghe
- GV HD cách đọc 
b. GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa. từ.
+ Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- GV HD ngắt nghỉ và cách đọc 1 số câu văn 
- HS nghe, đọc 
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp
- GV gọi HS giải nghĩa từ 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- 4 nhóm HS nối tiếp nhau đọc ĐT 4 đoạn
-> GV nhận xét ghi điểm 
3. Tìm hiểu bài:
- Hai người khách được vua Ê- ti - ô - pi –a đón tiếp như thế nào ?
- Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xáy ra? 
- Vì sao người Ê - ti -ô - pi a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ? 
- Theo em phong tục nói lên tình cảm củAngười Ê - ti - ô - pi – a với quê hương như thế nào ?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoan 2 - học sinh Chú ý nghe
- HS thi đọcđoạn 2 ( phân vai )
-> GV nhận xét ghi điểm 
Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cách cộng nhiều số thập phân?
-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân?
 Bài mới:
-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 4 -Luyện tập:
*Bài tập 1 (52): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2a,b (52): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-Hướng dẫn HS tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 3 cột 1 (52): > < =
-GV hướng dẫn HS tìm cách làm.
-Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài. 
*Bài tập 4 (52): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải, sau đó yêu cầu HS tự tóm tắt ra nháp.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 3, Hoạt động chung
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò chung
 ---------------------------------------------------------
Tiết 2: kể chuyện Tập đọc
Đất quý, đất yêu chuyện một khu vườn nhỏ
 A/ Mục tiêu 
Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong Sgk theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được câu chuyện đất quý, đất yêu.
 - Đọc diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh ; giọng ông hiền từ, chậm rãi ).
 - Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh
 B/ Chuẩn bị
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
 C/ Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động chung
 - ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
 2. Hoạt động nhóm
1. GV nêu nhiệm vụ.
2. HD HS kể lại câu chuyện theo trình tự.
A. Bài tập 1: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- GV yêu cầu HS quAn sát trAnh – làm bài 
- HS ghi kết quả vào giấy nháp
-> Gv nhận xét, kết luận 
+ Thứ tự các bức tranh là: 3 - 1 - 4 - 2 
b. Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS trao đổi theo cặp
- GV gọi HS thi kể - 4 HS thi kể nối tiếp 4 đoạn trước lớp
- 1 HS thi kể toàn bộ câu chuyện
-> GV nhận xét ghi điểm 
- Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc “Đất Cà Mau” và trả lời các câu hỏi về bài đã đọc.
 Dạy bài mới:
*- Giới thiệu bài:
 -GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm
 -GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
*-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
*-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn. 
-Đoạn 1: Câu đầu.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến không phải là vườn!
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm 2.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
*- HS đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi
+Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
+Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào? 
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời -Cho HS đọc đoạn 1.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn 3 trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
 3, Hoạt động chung
- Nhận xét giờ học
 ---------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán Khoa học
 Bài toán giải bằng hAi phép tính ôn tập: con người 
 ( tiếp ) và sức khoẻ 
 A/ Mục tiêu 
- HS bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng 2 phép tính .
- Rèn KN giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán.
Sau bài học .HS có khả năng:
-Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
-Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS.
 B/ Chuẩn bị
Bảng phụ Hình trang 42-43 SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động chung
 - ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
 2. Hoạt động nhóm
 Bài mới:
a) HĐ 1: HD giải bài toán.
- GV nêu bài toán như SGK
- HD vẽ sơ đồ.
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp?
- Số xe đạp bán ngày chủ nhật ntn so với ngày thứ bảy?
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn biết số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta cần biết gì?
- Đã biết số xe ngày nào? 
- Số xe ngày nào chưa biết?
- Vậy ta cần tìm số xe ngày chủ nhật.
- GV yêu cầu HS giải bài toán
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:
- Đọc đề?
- Vẽ sơ đồ như SGK
- Bài toán yêu cầu gì?
- Muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện ta làm ntn?
- Quãng đường từ chợ huyện đến Bưu điệnTỉnh đã biết chưa?
- HS làm vở
- Chấm , chữa bài
* Bài 2: HD tương tự bài 1
* Bài 3:- Treo bảng phụ- Đọc đề?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
+ Lưu ý HS phân biệt khái niệm Gấp và Thêm.
- HS làm phiếu HT
- Chấm bài, nhận xét. 
-Kiểm tra bài cũ:
Mời 5 HS nêu cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS?
-Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
*Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động
*Cách tiến hành:
a)Bước 1: Làm việc theo nhóm
+GV chia lớp thành 3 nhóm.
+GV gợi ý: 
-Quan sát các hình 2,3 trang 44 SGK.
-Thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình 
-Phân công nhau cùng vẽ.
-GV đến từng nhóm giúp đỡ HS.
b)Bước 2: Làm viêc cả lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả.
3, Hoạt động chung
- Nhận xét giờ học
 ---------------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức : ( dạy chung)
Ôn và thực hành kĩ năng giữa kì 1
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức: Củng cố kiến thức từ bài 1 đến bài 5, HS biết kính yêu Bác Hồ. Biết hứa và giữ lời hứa, tự làm lấy công việc của mình. Biết quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ và cùng anh chị chia sẻ vui buồn.
2, Kĩ năng: Biết vận dụng thực hành trong cuộc sống
3, Thái độ: Biết đồng tình với những người có hành vi và việc làm tốt
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
A/ Kiểm tra
B/ Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hd hs ôn tập
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
Đọc 5 điều Bác Hồ dạy 
Câu 2: Em đã hứa điều gì với ai bao giờ chưa ? Khi hứa 1 điều gì ta phải thực hiện như thế nào ?
Câu 3: ở nhà em thường làm những công việc gì ?
Sau khi làm xong công việc em cảm thấy thế nào ?
Câu 4: Trong gia đình ai là người yêu quí và chăm sóc em ?
Câu 5: Đã bao giờ em buồn chưa ? Khi buồn có người động viên giúp đỡ em cảm thấy thế nào ?
Vì sao phải chia sẻ buồn vui cùng bạn ?
Chăm chỉ học tập ...
Thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy
Hs đọc 
3, 4 hs nêu 
Hứa, thực hiện đúng lời hứa đó
5 hs nêu
Phấn khởi, nhẹ nhõm...
Ông bà, cha mẹ, anh chị ....
3,4 hs nêu
Người nhẹ nhõm sẽ vơi đi nỗi buồn
Niềm vui nhân lên, nỗi buồn vơi đi
C, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
 Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2010
Nhóm trình độ 3 Nhóm trình độ 5
 Tiết 1: Chính tả ( N-V ) Toán
Tiếng hò trên sông trừ hai Số thập phân
 A. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác,trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
	- Làm đúng các BT điền tiếng có vần ong / ông (BT2) , làm đúng BT 3 ( a) 
-Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân.
	-Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
 B, Chuẩn bị 
Bảng lớp viết từ ngữ BT2
 C, Các hoạt động dạy - Học :
 1. Hoạt động chung  
 - ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
 2. Hoạt động nhóm :
 Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng đọc thuộc 1 câu đố trong bài chính tả trước
 Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài Tiếng hò trên sông
- HS theo dõi SGK
- 1, 2 HS đọc lại bài
- Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giải nghĩ đến những gì ?
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Nêu các tên riêng trong bài ?
- GV đọc : trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời, ... - HS viết vào bảng con
b. GV đọc bài+ HS viết bài vào vở
- GV theo dõi động viên HS 
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
- Chọn chữ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- 2 em lên bảng làm
- Lớp làm bài vào vở
- 4, 5 HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét bài làm của bạn
- Lời giải : Chuông xe đạp kêu kính coong
vẽ đường cong, làm xong việc, cái xoong.
+ Thi tìm nhanh viết đúng
omHS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3
- Nêu yêu cầu BT
- - HS làm bài vào vở
- GV nhận xét bài làm của HS
-Kiểm tra bài cũ:
-Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
*Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ:
 4,29 - 1,84 = ? (m)
-Cho HS đổi các đơn vị ra cm sau đó thực hiện phép trừ.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ hai số thập phân: Đặt tính rồi tính.
 4,29 
 - 1,84
 2,45 (m)
-Cho HS nêu lại  ... tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng?
-Mời HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: ( SGV-Tr. 103 )
 b) Ngành thuỷ sản:
*-Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
-GV cho HS qua sát biểu đồ trong SGK- 90 và so sánh sản lượng thuỷ sản của năm 1990 và năm 2003.
-GV cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
+Em hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? 
+Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? 
+Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV kết luận: SGV-Tr.104
*- HS quan sát hình1-SGK 
*- HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi
- Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác
-Phân bố chủ yếu ở vùng núi.
-HS quan sát.
-HS trao đổi nhóm 2 theo nội dung các câu hỏi.
-HS trình bày.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát và so sánh.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 4-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 --------------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn Toán
Nghe kể : Tôi có đọc đâu ! nhân một Số thập phân 
 Nói về quê hương với một số tự nhiên
 A. Mục tiêu
 - Nghe - để kể lại đúng nội dung chuyện vui Tôi có đọc đâu !( BT1).
- Bước đầu biết nói về quê hương ( hoặc nơi mình đang ở ) theo gợi ý trong SGK(BT2
-Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên
 B, Chuẩn bị 
 Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện, bảng phụ viết sẵn gợi ý về quê hương
 C, Các hoạt động dạy học 
 1/ Hoạt động chung : 
 ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 
2/ Hoạt động nhóm :
 Kiểm tra bài cũ
- Đọc lá thư đã viết tiết TLV tuần 10
- Nhận xét
 Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
HD làm BT
* Bài tập 1
- Nêu yêu cầu BT
- Nghe, kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu.
- GV kể chuyện lần 1 HS QS tranh minh hoạ
- Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
- Người viết thư viết thêm vào thư của mình điều gì ?
- Người bên cạnh kêu lên như thế nào ?
- GV kể chuyện lần 2
- HS nghe
- 1 HS giỏi kể lại chuyện
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe
- 4, 5 HS nhìn bảng đã viết sẵn gợi ý, thi kể lại ND câu chuyện trước lớp
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất
- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
- GV giúp HS hiểu về quê hương
- GV HD 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý để tập nói
- HS tập nói theo cặp, sau đó nói trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn nói về quê hương hay nhất
Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con: 
35,6 – 18,65 = ?
 Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 *- Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 1,2 x 3 = ? (m)
-Cho HS đổi các đơn vị ra dm sau đó thực hiện phép nhân.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân số thập phân với một số tự nhiên: 
Đặt tính rồi tính. 1,2 X 3 = 3,6 (m)
-Cho HS nêu lại cách nhân số thập phân : 1,2 với số tự nhiên 3.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-Luyện tập:
*Bài tập 1 (56): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 (56):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 3/ Hoạt động chung 
 GV nhận xét tiết học, dặn dò chung
 -------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán Luyện từ và câu
Nhân số có ba chữ số với Quan hệ từ
 số có một chữ số.
 A. Mục tiêu
- HS biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số 
 - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân 
- GD HS chăm học toán.
- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
 - Nhận biết được một vài quan hệ từ ( hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng ; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn ; biết đặt câu với quan hệ từ.
 B, Chuẩn bị 
 Bảng phụ, Phiếu HT 
 C, Các hoạt động dạy học 
 1/ Hoạt động chung : 
 ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 
2/ Hoạt động nhóm :
 Kiểm tra:
- Đọc bảng nhân 8?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD thực hiện phép nhân.
- GV ghi bảng: 123 x 2= ?
- Gọi HS đặt tính theo cột dọc
- Ta thực hiện tính từ đâu? - Thực hiện từ phải sang trái
- Y/ c HS làm nháp.
- Gọi HS nêu cách tính ( Nếu HS làm sai thì GV mới HD HS tính như SGK)
* Tương tự GV HD HS thực hiện phép tính 
326 x 3.
b) Luyện tập
* Bài 1: 
- Đọc đề?
- Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2cột a: Tương tự bài 1.
* Bài 3:
- Đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
- chấm, chữa bài
* Bài 4:
- Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- X là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm số bị chia?
+ HS QS
- 1 HS đọc
- x là SBC
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
- HS làm bài vào phiếu
- Chấm bài, nhận xét.
-Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là đại từ xưng hô? Cho ví dụ? (Cho 1 vài HS nêu)
Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
*Phần nhận xét:
*Bài tập 1(109):
-Cho HS trao đổi nhóm 2theo yêu cầu của bài.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. GV ghi nhanh ý đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải đúng.
-GV nhấn mạnh: những từ in đậm được gọi là quan hệ từ.
*Bài tập 2 (110):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-GV: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ
 *.Ghi nhớ:
-Quan hệ từ là những từ như thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 4 -Luyện tâp:
*Bài tập 1 (110):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS thảo luận nhóm.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2(111):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS đọc thầm lai bài.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời 2 HS nối tiếp chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung.
*Bài tập 3 ( 111):
-Cho HS làm vào vở sau đó chữa bài.
 3/ Hoạt động chung 
 GV nhận xét tiết học, dặn dò chung
 -------------------------------------------------------------------
Tiết 3: âm nhạc : ( dạy chung)
 Ôn tập: Bài lớp chúng ta đoàn kết 
I. Mục tiêu:
- Thể hiện tốt bài hát : lớp chúng đoàn kết.
- Giáo dục tình đoàn kết, thương yêu bạn bè .
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng 
- Tập lại bài hát hoa lá màu xuân lớp 2.
III. Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
 Hoạt động 1: Ôn bài hát lớp chúng ta đoàn kết.
- GV hát lại bài hát 
- HS chú ý nghe 
- GV cho cả lớp ôn luyện 
- Cả lớp ônh luyện theo tổ, dãy bàn, nhóm 
- GV gọi HS hát 
- Từng nhóm, các nhân hát trước lớp 
-> HS nhận xét 
-> GV sửa sai cho HS 
- GV hát + gõ đệm theo phách 
VD: 
- HS quan sát 
- HS hát theo 
Lớp chúng mình rất rất vui anh em 
Ta chan hoà tình thân ..
- Hát + gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
- HS hát + gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta 
 x x x x x x x x
chan hoà tình thân.
 x x x x
 Hoạt động 2: Ôn lại bài hát : Hoa lá mùa xuân ( học ở lớp 2 )
- GV hát lại bài hát 1 lần 
- HS ôn lại bài hát 
- GV gõ một vài tiết tấu và đố HS 
-> HS trả lời 
-> GV nhận xét 
Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát :
- GV gọi HS lên biểu diễn 
- Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp 
-> HS nhận xét 
-> GV nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
 ----------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn ( nhóm 5)
 Luyện tập làm đơn
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức về cách làm đơn.
 - Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết mẫu đơn.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-ổn định tổ chức: Lớp hat – Kiểm tra sĩ số
 2- Kiểm tra bài cũ:
	HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
 3-Dạy bài mới:
*- Giới thiệu bài:
 *-Hướng dẫn HS viết đơn:
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn mẫu đơn.
-GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn:
+Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+Tên của đơn là gì?
+Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào?
+GV nhắc HS: 
+)Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đề 1) ; bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (đề 2).
+)Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
-Mời một số HS nói đề bài đã chọn.
-Cho HS viết đơn vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
-Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
- Đối với những việc làm xấu gây ô nhiễm môi trường ta phải làm gì?
-HS đọc.
- Mời 2 HS đọc mẫu đợn.
-Quốc hiệu, tiêu ngữ.
-Đơn kiến nghị.
-Kính gửi: UBND Thị trấn Phố Ràng.
-Nội dung đơn bao gồm:
+Giới tiệu bản thân.
+Trình bày tình hình thực tế.
+Nêu những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.
+Kiến nghị cách giải quyết.
+Lời cảm ơn.
-HS nêu.
-HS viết vào vở.
-HS đọc.
- Chúng ta cần phảI khịp thời ngăn chặn.
 4-Củng cố, dặn dò:
------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt tuần 11
I, Nhận xét chung:
 1. Đạo đức:
 - Nhìn chung các em ngoan ngoãn, biết kính trọng thầy cô thương yêu giúp đỡ bạn bè. Hiện tượng nói tục chửi bậy đã hạn chế. Các em đã có ý thức phấn đấu trong học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức tác phong.
 2. Học tập:
 - Trong tuần qua các em đi học chưa đều. Do thời tiết mưa bão
 - Bên cạnh còn 1 số ít các em chưa chăm học. Một số ít còn hay nói chuyện trong lớp................................................................................................................
 3. Thể dục - Vệ sinh:
 - Một số bạn đã tự giác trực nhật, vệ sinh trường lớp học, chăm sóc cây tốt.
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - ý thức đội viên tốt.
II, Phương hướng:
- Duy trì nề nếp 
- Các em chăm chỉ hơn nữa trong học tập.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ . Lao động và chăm sóc cây
- Thực hiện nghiêm túc.đi học đều và đúng giờ,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao ang ghep 35.doc