Chủ đề 8
Phương pháp dạy học kể chuyện
I. Hoạt động
Hoạt động 1. Phân tích vị trí, nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện
Thông tin cơ bản
1. Kể chuyện là gì?
Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải
thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở vị trí một thuật
ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
a) Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) –
còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
b) Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
c) Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
d) Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.
ở phạm trù ngữ nghĩa a) Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết.
Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng cơ bản
của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với
ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng.
ở phạm trù ngữ nghĩa b) Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời
nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe,
người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể
chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát
minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học.
ở phạm trù ngữ nghĩa c) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập
diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính
chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần
được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận.
Chủ đề 8 Phương pháp dạy học kể chuyện I. Hoạt động Hoạt động 1. Phân tích vị trí, nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện Thông tin cơ bản 1. Kể chuyện là gì? Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau: a) Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) – còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết. b) Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng. c) Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn. d) Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học. ở phạm trù ngữ nghĩa a) Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết. Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng cơ bản của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng. ở phạm trù ngữ nghĩa b) Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học... ở phạm trù ngữ nghĩa c) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận. ở phạm trù ngữ nghĩa d) Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học trường Phổ thông. Có người hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân gian, kể chuyện cổ tích. Thực ra không hẳn như vậy, kể chuyện ở đây bao gồm việc kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại, nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người. Sở dĩ có thể xác định “kể chuyện” là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định. Lâu nay, thuật ngữ “kể chuyện” vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả câu chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trên sách báo. (Xem Chu Huy, Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục, 2000, trang 11- 12) 2. Vai trò của truyện và kể chuyện trong cuộc sống con người Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người. Con người không chỉ muốn biết những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà còn muốn hiểu biết những gì đã xảy ra trong quá khứ (quá khứ gần, quá khứ xa và rất xa trong lịch sử). Hàng ngày, do vô tình hay cố ý, ta được thông tin về đủ mọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước và trên thế giới ngày nay hay ngày xưa. Từ những chuyện lớn, chuyện nhỏ ta nghe kể từ tuổi ấu thơ bên bếp lửa của bà, đến những điều nghe thầy cô, bạn bè kể, bình giảng ở trường, nhờ đó sự hiểu biết về thế giới và con người cứ tăng dần lên theo năm tháng. Thuở hồng hoang của lịch sử loài người cũng vậy. Những bộ tộc nguyên thủy tập hợp lại ngày này sang tháng khác nghe kể cổ tích (kể khan như người Tây Nguyên hiện nay), cúng mo (người Mường), sau này nghe những người hát rong kể chuyện phiêu lưu, ma quái... ở Trung Quốc ngày xưa có những người kể chuyện lấy tiền (thuyết thoại nhân) ở xó chợ, quán xá... ở vùng sa mạc Tây á, Bắc Phi, những truyện kể suốt ngày này qua ngày khác trên lưng lạc đà của các thương nhân, sau này thành bộ truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm, những truyện trào tiếu dân gian thời Trung cổ ở Tây Âu được nhiều người sưu tập lại, trong đó có những truyện trong sách của Rabelais, Boccacio... Cuối cùng, do nghề in ấn phát triển, lối kể bằng miệng được thay bằng sách in phát hành khắp nơi và thể tiểu thuyết ra đời (ở Trung Quốc nghề in ấn phát triển sớm hơn). Tiểu thuyết trở thành thể loại tự sự phổ biến rộng khắp mà Hegel ví như là “anh hùng ca của tầng lớp thị dân”. Trong những thế kỉ gần đây, những thành tựu tiểu thuyết thật vĩ đại với các tên tuổi: M. Cervantes, G. Stendhal, G. Flaubert, V. Hugo, L. Tolstoi, F.Đostoievski, M. Gorki, M. Solokhov... ở châu Âu; La Quán Trung, Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần... ở châu á. Tiểu thuyết đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhận thức, giáo huấn của con người hiện đại. Kho tàng kể chuyện nói chung và tiểu thuyết nói riêng là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Trước khi có các phương tiện truyền thông hiện đại như phim ảnh, băng hình... thì nhờ tiểu thuyết mà con người có thể biết mọi chuyện từ quá khứ đến hiện tại, từ đông sang tây... và khám phá thế giới bên trong của con người một cách sinh động, sâu sắc, cụ thể mà không một phương tiện nào có thể làm được. (Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, 2000, trang 5- 6) Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ. Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng hiện tại như ti vi, đài phát thanh, rađiô cát xét, người ta vẫn thích nghe nói chuyện bằng miệng. Theo định nghĩa rộng, thuật ngữ “kể chuyện” có thể bao hàm toàn bộ ngôn ngữ nói sinh hoạt hàng ngày. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu. Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người thoát hẳn khỏi đời sống động vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Bầy người nguyên thủy quây quanh đám lửa trại nướng thịt thú rừng, nướng quả hạt thường kể những truyện săn, bắt, hái, lượm cho nhau nghe. Đó cũng là khởi đầu của sự tích lũy tri thức khoa học và kể chuyện ở đây mang chức năng thông tin. Khi ngôn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày một phong phú thì kể chuyện không chỉ dừng ở mức độ thông tin nữa mà mang thêm chức năng giải trí, hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật. Nhờ vậy mà kho tàng đồ sộ truyện cổ dân gian hết sức giàu có, hết sức đa dạng được truyền lại đến ngày nay bằng hình thức kể. Trải qua 10 thế kỉ Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam sở dĩ bảo toàn bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo, không bị phong kiến phương Bắc xâm lược, đồng hóa thôn tính, một phần là nhờ ở hùng khí những câu chuyện cổ. Chùm truyền thuyết về Âu Cơ, Lạc Long Quân, về Hùng Vương, về Thánh Gióng, về Sơn Tinh Thủy Tinh, về An Dương Vương, về bánh chưng bánh giầy, về An Tiêm... đã nhem nhóm niềm tin tất thắng về một tương lai của cả một dân tộc bị ngoại bang thống trị. Cho đến năm 939, với chiến thắng của Ngô Quyền, dân tộc ta đã bẻ gãy cái vòng xiềng xích “quận huyện” của bọn phong kiến nhà Hán. Ta lại là ta, ta là dân tộc Việt Nam chứ không thể là ai khác. Chùm truyện cổ về háo khí dân tộc ấy nhờ vậy mà được bảo tồn và phát triển mãi mãi bằng hình thức truyền miệng. Trong một thời gian lịch sử lâu dài, khi đã có văn tự để ghi chép, in ấn rồi thì kể chuyện vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển song song với sự phát triển của văn tự. (Chu Huy, Tài liệu đã dẫn, trang 12-13) 3. Vai trò của truyện và kể chuyện trong đời sống trẻ em Những truyện kể, truyện dân gian là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em. Những tác phẩm ấy giúp cho các em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh. “Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm mĩ mà thiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, lòng mẫn cảm chân thành trước nỗi bất hạnh, đau đớn và khổ ải của con người. Nhờ có truyện cổ tích, trẻ nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tim. Và trẻ em không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thế giới xung quanh, tỏ thái độ của mình với các điều thiện và ác. Truyện cổ tích cung cấp cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa. Giai đoạn đầu tiên của giáo dục lí tưởng cũng diễn ra nhờ có truyện cổ tích. Truyện cổ tích là ngọn nguồn phong phú và không gì thay thế được để giáo dục tình yêu Tổ quốc”. (Chu Huy, Tài liệu đã dẫn, trang 14-15) Puskin từng thổ lộ: “ Buổi tối tôi nghe kể chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp làm sao, mỗi truyện là một bài ca”. (Dẫn theo Nguyễn Trí, Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB ĐHSP, 2004) 4. Kĩ năng nghe - nói trong chương trình và chuẩn trình độ tiếng Việt của học sinh Tiểu học Nhiệm vụ của hoạt động 1 - Đọc tài liệu, thảo luận nhóm làm rõ vị trí của phân môn Kể chuyện. - Thảo luận nhóm xác định và phân tích nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện. Đánh giá hoạt động 1 1. Nêu vị trí của phân môn Kể chuyện. 2. Nêu và phân tích nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện. Hoạt động 2. Mô tả nội dung dạy học Kể chuyện Thông tin cơ bản - Chương trình phân môn Kể chuyện và kĩ năng nghe - nói. - SGK Tiếng Việt lớp 1 → 5. Nhiệm vụ của hoạt động 2 - Đọc tài liệu, phân tích chương trình dạy học Kể chuyện. - Thảo luận nhóm, mô tả, nhận xét nội dung các kiểu dạng bài kể chuyện. Đánh giá hoạt động 2 1. Mô tả chương trình, SGK dạy học Kể chuyện: phân bố thời gian số tiết, nêu và phân tích các kiểu dạng bài dạy Kể chuyện. 2. Nêu và phân tích các kiểu dạng bài dạy Kể chuyện. Hoạt động 3. tổ chức dạy học Kể chuyện ở tiểu học Thông tin cơ bản - Phần Kể chuyện trong SGK; - Phần Kể chuyện trong SGV; - Một số băng ghi hình giờ dạy Kể chuyện. Nhiệm vụ của hoạt động 3 - Kể mẫu một truyện đã đọc, đã nghe, một truyện đã chứng kiến, tham gia. - Thiết kế các kiểu bài dạy Kể chuyện. - Tổ chức dạy các kiểu bài Kể chuyện. Đánh giá hoạt động 3 1. Hãy kể mẫu một truyện đã đọc, một truyện đã nghe, một chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. 2. Nêu quy trình tổ chức các kiểu bài dạy Kể chuyện. 3. Soạn ba giáo án Kể chuyện. 4. Thực hành dạy một giờ Kể chuyện. 5. Dự giờ Kể chuyện, ghi chép, nhận xét, đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Thông tin phản hồi chủ đề 8 I. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học K ... hiệu sai và kể lại cho đúng), trò chơi kể chuyện tiếp sức... 2.2. Tổ chức các bước dạy học Kể chuyện Các bước dạy kể chuyện phải giúp HS sau khi nghe thầy cô kể, nắm được nội dung chính của câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào các tranh minh họa trong SGK, vào các câu hỏi dưới tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Trong tiết Kể chuyện, HS thực hiện hai hoạt động chính: nghe GV kể và kể cho các bạn, thầy cô nghe. Quy trình thực hiện các bài dạy kể chuyện ở lớp 1 gồm các bước sau: - Giới thiệu bài; - GV kể chuyện; - HS tập kể từng đoạn dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý; - HS kể toàn bộ câu chuyện (nếu SGK yêu cầu); - GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện. 3. Tổ chức dạy bài Kể chuyện ở lớp 2, 3 Kể chuyện là một bài thực hành, tổ chức dạy bài kể chuyện thực chất là tổ chức thực hành các bài tập kể chuyện. Sau đây chúng ta đi vào xem xét các kiểu dạng bài tập kể chuyện của lớp 2, 3, cơ sở xây dựng và những điều cần lưu ý khi thực hiện chúng. 3.1. Các kiểu dạng bài tập Kể chuyện ở lớp 2, 3 ở lớp 2 và 3, kĩ năng nghe kể vẫn được rèn luyện nhưng chương trình bố trí các giờ nghe kể mỗi tháng một bài (ở lớp 2), hai tuần một bài kết hợp với tiết TLV (ở lớp 3). Giờ kể chuyện chỉ có một dạng bài kể lại chuyện đã học, đã đọc. Tiết Kể chuyện ở hai lớp này gắn với truyện đọc đầu tuần. Học sinh học đọc truyện trong 2 tiết (hoặc 1,5 tiết) đã nhớ và hiểu truyện, có khả năng kể lại câu chuyện ở 1 tiết (hoặc nửa tiết) tiếp theo khá dễ dàng. Như vậy, ở lớp 2, 3, chỉ có một dạng bài kể chuyện nhưng những bài tập để thực hiện trong giờ Kể chuyện lại rất phong phú, đa dạng. Dựa vào độ khó và cũng là tính độc lập làm việc của HS, các bài tập kể chuyện đã đọc ở lớp 2, 3 được chia thành nhiều kiểu dạng. 3.1.1. Kể chuyện theo tranh là dạng bài tập dựa vào điểm tựa để kể có kèm tranh vẽ Căn cứ vào trật tự các tranh được đưa ra kể, dạng bài này chia thành 2 kiểu: a. Kể theo đúng thứ tự các tranh Ví dụ 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện “Chiếc bút mực” (TV2, tập 1). Ví dụ 2: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện “Cậu bé thông minh” (TV3, tập 1). b. Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, sau đó kể lại. Ví dụ : Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện “Ông Mạnh thắng Thần Gió)” (TV2, tập 2). 3.1.2. Kể theo lời gợi ý là loại bài tập mà điểm tựa để kể là dàn ý hoặc câu hỏi Ví dụ: Kể lại đoạn 1 câu chuyện “Phần thưởng” theo các gợi ý: a) Các việc làm tốt của Na. b) Điều băn khoăn của Na (TV2, tập 1) 3.1.3. Dựa vào dung lượng của lời kể, các bài tập được chia thành 2 kiểu: a. Kể lại từng đoạn; b. Kể lại toàn bộ câu chuyện. 3.1.4. Kể theo vai: Dựa vào vai người kể chuyện, các bài tập chia thành 3 kiểu: a. Kể theo lời tác giả; b. Thay lời tác giả bằng lời của mình. Loại bài tập này dùng cho các văn bản truyện gốc mà tác giả xưng “tôi”. Ví dụ: Kể lại một đoạn câu chuyện “Bài tập làm văn” bằng lời của em. M: “Một lần, cô giáo giao cho lớp của Cô-li-a một đề văn...” (TV3, tập 1). c. Kể theo lời một nhân vật trong truyện. Ví dụ: Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật” bằng lời của Xô-phi hoặc Mác (TV3, tập 2). 3.1.5. Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng Đây là loại bài tập đòi hỏi tính sáng tạo cao vì HS không chỉ thay đổi lời kể mà còn sáng tạo ra các tình tiết, mặc dù chỉ là những tình tiết nhỏ. Ví dụ: Em mong muốn câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” kết thúc thế nào? Hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện theo ý đó (TV2, tập 1). 3.1.6. Phân vai dựng lại câu chuyện Đây là dạng bài tập phân cho mỗi HS vai một nhân vật trong truyện để nói lời hội thoại của mình. Loại bài tập này kích thích hứng thú kể chuyện của HS. Ngoài các dạng bài tập trên, trong giờ Kể chuyện còn những bài tập yêu cầu HS nhận xét, đánh giá nội dung câu chuyện. 3.2. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện bài tập Kể chuyện ở lớp 2, 3 Để thực hiện các bài tập trên, GV cần hướng dẫn HS lưu ý các điểm sau: 3.2.1. Thực hiện tốt hai bước: chuẩn bị cho việc kể và thực hành kể chuyện. a. Giúp HS nắm vững câu chuyện cần kể đã học trong bài tập đọc: ý nghĩa chung của câu chuyện, diễn biến của câu chuyện, các tình tiết chính, các nhân vật với hành động, lời nói, suy nghĩ... b. Giúp HS xác định giọng kể và lựa chọn ngôn từ kể chuyện. Mỗi câu chuyện cần có giọng điệu kể riêng. HS cần phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật, phải biết lựa chọn những tình tiết thú vị, quan trọng để nhấn mạnh, phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp với lời kể. 3.2.2. Tạo cho HS có tâm thế tự tin, những điều kiện để có thể kể một cách tự nhiên với giọng kể và điệu bộ thích hợp, kích thích HS sáng tạo trong kể chuyện: biết sử dụng các từ ngữ của mình để kể, bước đầu biết tưởng tượng để thêm tình tiết cho câu chuyện. 3.2.3. Tổ chức thực hiện các bài tập theo hai bước sau: a. Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập trong SGK. Trong trường hợp cần thiết, GV hoặc một HS làm mẫu một phần của bài tập. b. Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu của bài tập bằng hình thức thích hợp (kể chuyện trong nhóm, kể chuyện trước lớp, thi kể chuyện tiếp sức, phân vai dựng lại câu chuyện...). 3.3. Quy trình dạy bài Kể chuyện ở lớp 2, 3 Các bài kể chuyện ở lớp 2 được dạy theo quy trình sau: I. Kiểm tra bài cũ Nội dung kiểm tra thường là GV mời hai HS tiếp nối nhau kể lại một đoạn câu chuyện đã học ở tiết kể chuyện theo yêu cầu trong SGK. II. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học hoặc nêu tình huống để gợi dẫn câu chuyện được kể trong tiết học. b) Hướng dẫn kể chuyện ở bước này, GV hướng dẫn HS: - Thực hiện lần lượt từng bài luyện tập về kể chuyện (độc thoại) theo SGK; khuyến khích HS kể bằng lời của mình; nghe để kể nối tiếp được chuyện hoặc nhận xét lời kể của bạn. - Hướng dẫn HS phân vai dựng lại câu chuyện, hoặc kể có sáng tạo... (theo yêu cầu trong SGK). Mỗi khi gặp những dạng bài tập mới hoặc khó, GV cần giúp HS nắm được yêu cầu, thực hành làm mẫu một phần của bài tập (Ví dụ: mời một, hai HS khá giỏi kể hay dựng lại câu chuyện theo yêu cầu trong SGK). c) Củng cố, dặn dò (lưu ý HS về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, về cách kể chuyện; nêu yêu cầu thực hành kể chuyện ở nhà). Vì giờ kể chuyện không phải là giờ trình diễn nghệ thuật kể chuyện của GV mà là giờ thực hành nói của HS nên GV cần tăng cường tổ chức kể chuyện theo nhóm để tạo điều kiện cho mỗi HS đều được thực hành kể chuyện. (Xem Hoàng Hòa Bình, Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, 2002, trang 77-79) ở lớp 3, do thời lượng giờ học chỉ có 0,5 tiết nên bài kể chuyện có thể bắt đầu từ bước hướng dẫn kể chuyện. 4. Tổ chức dạy bài Kể chuyện lớp 4, 5 Bài kể chuyện ở lớp 4, 5 gồm ba dạng sau: - Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp; - Kể chuyện đã nghe, đã đọc; - Kể chuyện đã được chứng kiến, tham gia. 4.1. Những điểm lưu ý khi dạy bài Kể chuyện lớp 4, 5 4.1.1. Giờ kể chuyện phải giúp cho tất cả HS được rèn luyện kĩ năng kể chuyện. Giờ học không nên chỉ tập trung vào một số em khá giỏi. 4.1.2. Phải tổ chức tốt tâm thế kể chuyện cho HS. Trong giờ Kể chuyện, GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. Với loại bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, HS phải sưu tầm truyện, GV cũng có thể giúp HS tìm những câu chuyện phù hợp với chủ điểm. GV yêu cầu HS đọc kĩ câu chuyện tìm được để nhớ, thuộc chuyện. Với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến, tham gia, GV cần khơi gợi vốn sống của HS để các em tìm được nội dung kể thích hợp về mình và những người sống xung quanh. 4.1.3. Trên lớp, GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm trước để các em tập dượt. 4.1.4. Trong khi HS kể chuyện, GV cần đứng đối diện với HS, dùng ánh mắt, cử chỉ động viên, khích lệ và giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Khi tổ chức cho cả lớp nhận xét lời kể của một HS, GV cần hướng các em chỉ ra những ưu điểm của bạn. GV cần khen ngợi một cách kịp thời những thành công, những tiến bộ dù là nhỏ nhất của HS. 4.2. Quy trình dạy bài Kể chuyện lớp 4, 5 4.2.1. Dạy bài kể chuyện nghe thầy cô kể trên lớp a. Để dạy kiểu bài này, GV cần chú ý những điểm sau: - GV phải thuộc truyện, hiểu truyện, làm cho lời kể của mình cũng là phương tiện trực quan, in được dấu ấn trong lòng HS, giúp các em nhớ truyện, có cảm xúc về câu chuyện, có nhu cầu kể lại. - GV biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác để HS dễ dàng ghi nhớ. b. Quy trình dạy kiểu bài này như sau: - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu truyện bằng lời, có thể kết hợp với đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu bằng băng hình. - HS nghe kể chuyện: + GV kể lần 1, HS nghe. + GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn hình minh họa. - HS tập kể chuyện: + Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm; + Kể cả câu chuyện trong nhóm; + Kể cả câu chuyện trước lớp. - HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: + Nói về nhân vật chính; + Nói về ý nghĩa câu chuyện. - Củng cố, dặn dò. 4.2.2. Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến, tham gia Hai kiểu bài này đều có cùng quy trình dạy học như sau: - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu yêu cầu kể chuyện của tiết học. - HS tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của đề bài (theo gợi ý của SGK). - HS tập kể chuyện: + Kể trong nhóm; + Kể trước lớp. - HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: + Nói về nhân vật chính; + Nói về ý nghĩa câu chuyện. - Củng cố, dặn dò. TÀI LIỆU THAM KHẢO (CHỦ ĐỀ 8) 1. Chương trình Tiểu học. NXB GD, H., 2002. 2. SGK, SGV Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 – lớp 5, NXB GD, 2002, 2003, 2004, 2005. 3. Hoàng Hòa Bình. Dạy văn cho học sinh Tiểu học. NXB GD, 1997. 4. Nguyễn Thái Hòa. Những vấn đề thi pháp của truyện. NXB GD, 2000. 5. Chu Huy. Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học. NXB GD, 2000. 6. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng. Văn miêu tả và kể chuyện. NXB GD, 1996. 7. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. NXB GD, H.1999. 8. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học tiếng Việt (chuyên luận). NXB ĐHQG Hà Nội, H., 1999. 9. Nguyễn Trường Phát. Thi pháp văn học dân gian. NXB GD, 2000. 10. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên). Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4. NXB GD. H., 2003, 2004, 2005. 11. Nguyễn Trí (Chủ biên). Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1. NXB GD, 2002.
Tài liệu đính kèm: