Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 (giáo án 3 cột)

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 (giáo án 3 cột)

I. Yêu cầu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bảy tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trang SGK .

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 III. Hoạt động dạy, học:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 (giáo án 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ 2 ngày 25 tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bảy tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ trang SGK .
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3
2
15
10
7
3
1. Bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét – đánh giá điểm
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm mới 
- GV giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng - bài văn miêu tả cảnh đẹp đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc: 
- Một HS giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn (lượt 1):
- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn (chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc,)
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn (lượt 2):
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả, đất Tổ, chi). 
+ Đoạn 1: từ đầu đến bức hoành phi treo chính giữa..
+ Đoạn 2: từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài:
GV hỏi: 
- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? 
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. 
GV: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Nêu ý nghĩa bài văn
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Cửa sông”.
2 HS đọc và trả lời:
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi bài đọc trong SGK.
- 3 HS đọc tiếp nối nhau.
- HS luyện phát âm.
- Các tốp HS đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK
- Nhóm 2.
- 1, 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải 
- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước./ Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng - một truyền thuyết chống giặc ngoại xâm./ Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc./ Nhắc nhở, khuyên răng mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
_______________________________________
TOÁN
KIỂM TRA 
Tiết: 40 phút
 I. ĐỀ BÀI
Phần 1:
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo câu trả lời A, B, C,D (là đáp số kết quả tính...)
 Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Câu 1: Một lớp học có 18 nữ và 12 nam.Tìm tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của cả lớp.
 A. 18% B. 30%.
 C . 40% D. 60% 
 Câu 2: Tìm 15% của 320 
 A. 48 B. 38 
 C. 32 D. 58 
 Câu 3: 25% của số đó là 10 .Vậy số đó là :
 A. 20 B.30 C. 40 D. 50 
 Câu 4: Một hình tròn có đường kính 6cm. Diện tích hình tròn đó là:
 A. 26,26 cm B. 28,26cm
 C. 26,28 cm D. 27,26cm
Phần 2:
 Câu1:. Đặt tính rồi tính:
 a. 39,72 + 46,18 b. 95,64 - 27,35
 c. 31,05 x 2,6 d. 77,5 : 2,5
 Câu 2: Một phòng học hình hộp chữ nhật có chiều dài 11m , chiều rộng 5,5m và chiều cao 4m .Tính:
 a. Diện tích xung quanh phòng học đó.
 b. Diện tích toàn phần phòng học đó .
 c. Thể tích của phòng học đó.
II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM:
Phần 1:( 4điểm)
 Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của câu1, câu 2 ,câu 3, câu 4 được 1 điểm. 
 Câu 1 :Khoanh vào D
 Câu 2: Khoanh vàoA . 
 Câu 3: Khoanh vào C.
 Câu 4: khoanh vào B.
Phần 2: (6 điểm)
 Câu 1:(3 điểm) HS thực hiện như sau:
 a) b) c) d) 
x
-
+
 39,72 95,64 31,05 77,5 2,5
 46,18 27,35 2,6 2 5 31
 85,90 0,5đ) 67,29 (0,5đ) 18630 0 (1đ)
 6210
 80,730 (1đ) 
 Câu 2: (3điểm)
Bài giải
 a. Diện tích xung quanh của phòng học hình hộp chữ nhật là: (0,25điểm)
 (11 +5,5)x 2 x 4 = 132 (m) (0,5 điểm)
 b. Diện tích toàn phần của phòng học hình hộp chữ nhật là: (0,25 điểm)
 132+11x 5,5 x2= 253 (m) (0,5 điểm)
 c. Thể tích của phòng học hình hộp chữ nhật là: (0,25 điểm)
 11 x 5,5 x4 =242 (m) (0,5 điểm)
 Đáp số : a) 132 (m) (0,25 điểm)
 b) 253 (m) (0,25 điểm)
 c) 242 (m) (0,25 điểm)
______________________________________________
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ 2
I. Yêu cầu:
- Học sinh hiểu được tất cả các kiến thức đã học từ đầu HK2 đến nay để có kỹ năng giải quyết được tất cả các bài tập do giáo viên đưa ra.	
- Học sinh có những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực đối với từng bài học. Giải quyết được tất cả các bài tập do giáo viên đưa ra.	
- Mong muốn, sẵn sàng thực hện những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực đối với từng bài học.
- Tán thành, đồng tình những ai thực hiện những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Câu hỏi trắc nghiệm
- HS: Ôn tập tất cả các bài đã học ở HK 2. 	 
 III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
30
3
1. Giới thiệu bài: 
thực hành giữa học kỳ 2
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập do GV đưa ra.
-Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận làm bài tập. Khoanh tròn vào câu đúng.
Câu 1: Nghe tin quê mình bị bão lụt tàn phá, em sẽ:
a.Gửi thư về quê thăm hỏi, chia sẻ.
b.Tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ cho quê hương.
c. Coi như không có gì xảy ra.
Câu 2: Được biết quê mình đang tổ chức quyên góp tiền để tu bổ đình làng, em sẽ:
 a. Cho rằng đó là việc của người lớn, trẻ em không cần quan tâm.
b. Bớt một phần tiền được lì xì trong dịp tết để góp vào tu bổ đình làng..
c. Cùng các bạn trong lớp bàn bạc, tìm cách tham gia như thế nào cho phù hợp với khả năng của mình.
Câu 3: Gia đình em không tham gia tổng vệ sinh đường phố do địa phương tổ chức. Em sẽ:
a. Mặc kệ, cho rằng không phải việc của mình.
b. Nhắc bố, mẹ tham gia tổng vệ sinh.
c. Dậy sớm cùng tham gia tổng vệ sinh với mọi người.
Câu 4: Xã, phường tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em.Em sẽ:
a. Không tham gia vì không thích
b.Tham gia theo khả năng của mình.
c. Tích cực tham gia và rủ các bạn cùng tham gia.
 Câu 5: Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc đang khóc tìm mẹ, em sẽ:
a. Mặc bé, không quan tâm.
b. An ủi bé và giúp bá tìm mẹ.
c. Nhờ người khác giúp em bé.
Câu 6: những ngày dưới đây liên quan đến sự kiên nào của đất nước
a. Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
b. Ngày 7 tháng 5 năm 1954
c. Ngày 22 tháng 12 năm 1944
d. Ngày 30 tháng 4 năm 1975
2. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nội dung 1 ở phần thực hành.
- Chuẩn bị: Em yêu hoà bình.
- Hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện trình bày kết quả Tán thành với những ý kiến nào, không tán thành các ý kiến nào .
Câu 1: Đáp án câu a, b.
Câu 2: Đáp án câu b, c.
Câu 3: Đáp án câu b, c.
Câu 4: Đáp án câu c
Câu 5: Đáp án câu b
Câu 6: Đáp án 
a. Ngày 2 tháng 9 năm 1945.BH đọc TN độc lập.
b. Ngày 7 tháng 5 năm 1954 Chiến thắng LS Điện B Phủ.
c. Ngày 22 tháng 12 năm 1944 Thành lập QĐ ND VN 
d. Ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
_______________________________________
Buổi sáng
Thứ 3 ngày 26 tháng 2 năm 2013
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
 I. Yêu cầu:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
- HS làm được các bài tâp1, 2, 3. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẽ sẵn Bảng đơn vị đo thời gian. 
III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3
10
7
10
7
3
1. Bài cũ:
 Chữa bài kiểm tra.
2. Bài mới:
a. Ôn tập các đơn vị đo thời gian:
 Các đơn vị đo thời gian:
- GV yêu cầu: 
+Hãy nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
- GV cho HS biết : Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là năm nào?
- Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh và treo bảng đơn vị đo thời gian lên cho cả lớp quan sát và đọc.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- GV cho HS đổi các đơn vị đo thời gian. 
+ Đổi từ năm ra tháng:	
+ Đổi từ giờ ra phút : 
+ Đổi từ phút ra giờ (Nêu rõ cách làm)
b. Luyện tập :
Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.
- Cho HS đọc đề và làm việc theo cặp
+ Hãy quan sát, đọc bảng (trang 130)và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào?
- Gọi các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập : 	
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm rồi chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập : - GV cho HS tự làm, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.	
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong sách bài tập.
- Mộ ... ể chữa bệnh cho ông ngoại, làm phóng viên cho báo nhi đồng. Mặc dù thích làm đủ nghề như thế nhưng mà bé rất lười học. Bé chỉ thích được như bố, như mẹ mà không phải học.
Bài làm
 Các từ ngữ được lặp lại : giao thông.
_____________________________
Thứ 6 ngày 1 tháng 3 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu:
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Hs làm được các bài tâp1, 2, 3. 
II. Hoạt động dạy học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian.
2. Bài mới:
Bài 1: Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Gọi 2 em lên bảng làm và giải thích cách làm.
- GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.
GV hỏi: 
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Yêu cầu HS đặt tính và tính. 
- Gọi 3 hs lên bảng làm, cho cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, ghi điểm .
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài 
- Gọi 3 hs lên bảng làm, cho cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét , ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào ?
- Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT Toán.
HS trình bày
- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
- Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị...
Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở. 
a. 12ngày = 288giờ (giải thích 1ngày 24giờ, 12ngày = 12 × 24 = 288giờ)
Tương tự như trên với các số còn lại.
3,4ngày = 81,6giờ
 4ngày 12giờ = 108giờ 
giờ = 30phút
b. 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
- Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
a. 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng
+
 2 năm 5 tháng 
 13 năm 6 tháng
 15 năm 11 tháng
b. 4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ
+
 4 ngày 21 giờ 
 5 ngày 15 giờ
 9 ngày 36 giờ = 10 ngày 12 giờ
c. 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút
+
 13 giờ 34 phút
 6 giờ 35 phút
 19 giờ 69 phút = 20 giờ 9 phút
a. 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng
-
-
 4 năm 3 tháng 3 năm 27 tháng
 2 năm 8 tháng 2 năm 8 tháng
 1 năm 19 tháng
b. 15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ
-
-
 15 ngày 6 giờ 14 ngày 30 giờ
 10 ngày 12 giờ 10 ngày 12 giờ
 4 ngày 18 giờ
c. 13 giờ 23 phút - 5 giờ 45 phút
-
 ---
-
 13 giờ 23 phút 12giờ 47phút
 5 giờ 45 phút 5giờ 45phút
 7giờ 2phút
________________________________
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Yêu cầu:
 Dựa vào vào truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được lời các đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
 HS khá giỏi: Biết phân vai để đọc lại màn kịch. 
II. Chuẩn bị: 
 -Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
III. Hoạt động dạy học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài:	
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn học sinh làm BT:
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- GV hỏi:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
Bài tập 2: Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng, cho lớp nhận xét .
- GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình. 
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 nhóm diễn kịch hay lên diễn cho cả lớp xem.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu và đoạn trích. HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông
+Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn
Bài tập 2: Dựa vào nội dung của trich đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch. 
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
VD: Phú nông: - Bẩm , vâng 
Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương, có đúng không? 
Phú nông: - (Vẻ vui mừng) Dạ đội ơn Đức Ông. Xin Đức Ông giúp con được thỏa nguyện ước.
Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không? 
Phú nông: - Dạ bẩm  (gãi đầu, lúng túng). Con phải  phải  đi bắt tội phạm ạ 
Trần Thủ Độ: Làm sao ngươi biết kẻ nào là phạm tội?
Phú nông: -Dạ bẩm bẩm  Con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.
Trần Thủ Độ: - Thì ra ngươi hiểu chức phận thế đấy! Thôi được, nể tình phu nhân, ta sẽ cho ngươi được thỏa nguyện. Có điều chức câu đương của ngươi là do phu nhân xin cho nên không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.
Phú nông: (Hoảng hốt, cuống cuồng). Ấy chết! Sao ạ? Đức ông bảo gì cơ ạ? ...
- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch trên.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai
+ Trần Thủ Độ 
+ Phú ông
+ Người dẫn chuyện
________________________________
KHOA HỌC
 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiết 2)
I. Yêu cầu:
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, gìn giữ sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
* BVMT & TKNL: ( Mức độ tích hợp liên hệ) - Liên hệ giữ gìn môi trường tài nguyên.
II. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị nội dung trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng’’
- HS chuẩn bị giấy , màu vẽ để vẽ tranh cổ động.
III. Hoạt động dạy học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài : 
Hoạt động 3: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV hô “Bắt dầu” thì thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức.
+ Trò chơi diễn ra sau 7 phút.
+ GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc có sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
+ GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi.
- Cách tiến hành:
+ GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền:
Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt. 
Tiết kiệm khi sử dụng điện.
Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
+ Tổ chức cho HS vẽ tranh cổ động theo nhóm.
- Sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- Tuyên dương các nhóm vẽ tranh và có lời tuyên truyền hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi : 
+ Hãy kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
+ Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện.
- Lắng nghe.
- Hs chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Chơi thi theo 2 đội. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức. Trò chơi diễn ra sau 7 phút.
- Nhóm nào viết được nhiều tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện là thắng.
- VD: Quạt, ti vi, bàn là, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước điện, .
- Đọc yêu cầu, nội dung 
- Chọn tên đề tài, thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền.
- HS vẽ tranh cổ động theo nhóm, sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
 3 hs trả lời
- Lắng nghe
________________________________________
KĨ THUẬT
 LẮP XE BEN (Tiết 2)
I. Yêu cầu:
	- Thực hành lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị: 
	- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành:
a. Chọn lựa các chi tiết:
- GV cho HS chọn các chi tiết theo bảng SGK.
b. Lắp từng bộ phận
- Gọi 1 - 2 em đọc phần ghi nhớ SGK trang 83.
- Yêu cầu HS quan sát lại các hình và đọc lại các nội dung trong SGK.
- Cho học sinh thực hiện lắp từng bộ phận theo nhóm.
- GV quan sát, uốn nắn học sinh (nhóm học sinh) thao tác chưa đúng.
c. Tháo rời các bộ phận:
- Cho học sinh tháo rời các chi tiết ở các bộ phận vừa lắp, để gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng thực hành của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập để giờ sau thực hành
- HS tiến hành chọn lựa các chi tiết và để gọn vào nắp hộp.
- Quan sát các hình trong SGK.
- Học sinh thực hiện theo nhóm để thực hành lắp các chi tiết thành các bộ phận chính của xe ben.
- Thực hiện thao tác tháo rời các chi tiết.
_________________________________________
Giáo viên: Cầm Bá Đại

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 25 3 COT 2 BUOI.doc