Đề thi môn Toán 5 - Đề 1 đến đề 18

Đề thi môn Toán 5 - Đề 1 đến đề 18

Bài 1:

Cho các từ: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.

Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:

Dựa vào cấu tạo - Dựa vàotừ loại?

Hd: * Cách 1: Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép)

 Từ đơn: vườn, ngọt, ăn

 Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng

 Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập.

 * Cách 2: Dựa vàotừ loại (danh từ, động từ, tính từ)

danh từ: núi đồi, vườn, thành phố,

động từ: chen chúc, ăn, đánh đập

tính từ: , ngọt, dịu dàng, rực rỡ.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 714Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Toán 5 - Đề 1 đến đề 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 15 - 10 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 17 tháng 10 năm 2009
 Đề 1
 Bài 1:
Cho các từ: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.
Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách: 
Dựa vào cấu tạo - Dựa vàotừ loại?
Hd: * Cách 1: Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép)
 Từ đơn: vườn, ngọt, ăn
 Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng
 Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập.
 * Cách 2: Dựa vàotừ loại (danh từ, động từ, tính từ)
danh từ: núi đồi, vườn, thành phố,
động từ: chen chúc, ăn, đánh đập
tính từ: , ngọt, dịu dàng, rực rỡ.
Bài 2:
 Xác định các bộ phận: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
 a, Sáng sớm/ bà con trong các thôn/ đã nườm nượp đổ ra đồng
 TN CN VN
 b,Đêm ấy,/ bên bếp lửa hồng,/ ba người /ngồi ăn cơm với nhau.
 TN 1 TN 2 CN VN
 c, Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ trải 
 TN CN 
ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
 VN
 d, Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy,/ người nhanh tay/ có thể 
 TN CN
với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
 VN
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
Bài 3: 
 “Đất nghèo nuôi những anh hùng
 Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
 Đạp quân thù xuống đất đen
 Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”
Khổ thơ trên gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của nhân dân 
ta?
Hd: -HS nêu được truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: bất khuất, anh dũng, không sợ hiểm nguy trước kẻ thù xâm lược dù có đầu rơi máu chảy (Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên)
- Quyết tâm đánh bại kẻ thù (Đạp quân thù xuống đất đen)
- Giàu lòng nhân ái
- Mong muốn sống hòa bình,hữu nghị
(Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa)
Bài 4: 
 Viết bài văn ngắn tả lại một bữa cơm thân mật, đầm ấm trong gia đình em?
Hd: HS viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài :Tả cảnh sinh hoạt. Nội dung nêu bật được cảnh bữa cơm thân mật, đầm ấm trong gia đình, với những nội dung cơ bản sau:
 -Hoạt động chung và một vài hoạt động nổi bật ( động tác, cử chỉ, lời nói, thái độ...)
 - Bộc lộ rõ không khí thân mật, đầm ấm của gia đình
 - Nêu cảm nghĩ của em về cảnh họp mặt ấm áp tình cảm gia đình
 *****
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 15 - 22 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 24 tháng 10 năm 2009
 Đề 2
 Bài 1:
 Xếp các các từ sau thành 2 nhóm: từ láy và từ ghép
 Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn.
Hdẫn: H xác định sau đó giải thích các nhóm từ vừa nêu.
* từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tốt, vương vấn
* từ ghép: Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng.
Yêu cầu H xác định nghĩa các từ vừa nêu.
Bài 2:
 Xác định các bộ phận: chủ ngữ, vị ngữ trong các câu.
Yêu cầu H đặt câu hỏi để xác định đúng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ.
 a, Tiếng cá quẫy tũng tẵng/ xôn xao quanh mạn thuyền.
 CN VN
 b,Học / quả là khó khăn, vất vả.
 CN VN 
 c, Những chú gà nhỏ như những hòn tơ/ lăn tròn trên bãi cỏ
 CN VN
Bài 3: 
Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Yêu cầu H nêu ý ngĩa của các thành ngữ, tục ngữ vừa nêu.
Ví dụ: 
Chị ngã em nâng
Máu chảy ruột mềm
Anh em thuận hòa là nhà có phúc
Thương con quý cháu.
Môi hở răng lạnh.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
Bài 4: 
 Cảm thụ bài thơ sau 
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?
Hdẫn H nêu rõ được những nét đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ qua bài thơ: Bóng mây
- Thương mẹ phải làm việc thật vất vả: phơi lưng đi cấy cả ngày
- Ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc
- Tình cảm vừa sâu sắc, vừa rất cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Bài 5: 
 Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả nhằm bộc lộ tình cảm của em đối với cảnh đó.
Hdẫn: HS viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. Nội dung bài cần chú ý:
- Tả rõ vài nét nổi bật về một cảnh vật trên quê hương mà em yêu thích nhất ( cây đa, cánh đồng, mái đình, dòng sông, bến nước...)
- Bộc lộ tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 15 - 25 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2009
 Đề 3
 Bài 1:
Trong bài thơ Vàm cỏ đông nhà thơ Hoài Vũ có viết:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
 Và ăm ắp như lòng người mẹ
 Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
*Hdẫn H nêu được các ý cơ bản sau:
-Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
- Nước sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
-Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Bài 2:
Trong bài Việt Nam thân yêu nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam?
*Hdẫn H nêu rõ những ý cảm nhận được qua đoạn thơ:
- Đất nước Việt Nam giàu đẹp và đáng yêu, thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa rộng mênh mông ( hứa hẹn sự ấm no), ánh cò bay lả dập dờn
(gợi nét giản dị, đáng yêu).
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
-Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ, thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ.
Bài 3:
“Mẹ dang đôi cánh
Con biến vào trong
 Mẹ ngẩng đầu trông
 Bọn dều bọn quạ
 Bây giờ thong thả
 Mẹ đi lên đầu
 Đàn con bé tí
 Líu díu theo sau”
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy tả đàn gà con đang theo mẹ đi kiếm mồi?
*Hdẫn:MB: Giới thiệu đàn gà con (có thể giới thiệu lai lịch đàn gà con: đàn gà nhà ai? Nở được bao nhiêu ngày? Có mấy con? Có thể tả vào một tình huống cụ thể của đàn gà con để giới thiệu chúng...)
TB: 1.Tả chung đàn gà con: Tả chung hình dáng(thân hình, đầu, chân...)
màu sắc đàn gà con.
 2.Tả một, hai con gà:
Tả cụ thể một, hai con gà: cái mỏ, màu lông, chân, cánh...
 3. Tả cảnh đàn gà con đi theo mẹ kiếm mồi
KL:Tình cảm, ý nghĩ của em khi ngắm đàn gà hoặc ước mơ của em về đàn gà ?
 Bài 4:
Em hãy kể một câu chuyện từng để lại ấn tượng đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học.
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn kể chuyện, nêu được câu chuyện từng để lại ấn tượng đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học.Cụ thể:
-Câu chuyện đó là chuyện gì, nói về ai, diễn biến cụ thể ra sao?
- Câu chuyện đã để lại những ấn tượng gì đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học?
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 5 - 11 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 7 tháng 11 năm 2009
 Đề 4
 Bài 1:
Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn thương con”
Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
*Hdẫn H nêu được ý nghĩa gì đẹp đẽ:
-Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con như thế nào?
 (thật to lớn và không bao giờ vơi cạn)
- Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời ( sống trọn cả cuộc đời) tình thương của mẹ đối với con như thế nào?
 (vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm, lo lắng...)
- Khẳng định tình thương của mẹ?
 ( tình thương bất tử)
Bài 2:
Trong bài Về thăm nhà Bác nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
“Ngôi nhà Bác thuở thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”
Em hãy cho biết đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?
*Hdẫn H nêu được 2 ý cơ bản:
- Hình ảnh ngôi nhà Bác lúc thiếu thời thật đơn sơ, giản dị như bao nhiêu 
ngôi nhà của làng quê Việt Nam:
Mái nhà tranh nghiêng nghiêng từng trảibao mưa nắng, chiếc giường tre 
đơn sơ, võng gai...
- Sống trong ngôi nhà đó, Bác Hồ được lớn lên trong tình cảm thương yêu của gia đình: 
Võng gai ru mát những trưa nắng hè...
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
Bài 3:
Đề bài: Tả một cây bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó. (có độ dài khoảng 20 dòng)
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: Tả một cây bóng mát, em cảm thấy gần gũi và gắn bó.
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cây cối)
Nội dung cần chú ý:
- Tả rõ những nét nổi bật về cây có bóng mát (là cây gì, đặc điểm chủ yếu về thân cây, tán lá...ở thời điểm miêu tả cụ thê)
- Bộc lộ được tình cảm gần gũi, gắn bó với cây đó.
Bài 4:
 Đề bài: Hãy tả một người thân trong gia đình mà em luôn gần gũi và quý mến.
 (có độ dài khoảng 20 dòng)
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả một người thân, luôn gần gũi và quý mến.
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả, (kiểu bài tả người)
Nội dung rõ ràng, nêu được những ý cơ bản sau:
- Đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình của người thân trong gia đình (chú ý những nét gây ấn tượng sâu sắc đối với em, thể hiện mối quan hệ sâu sắc...)
- Bộc lộ được tình cảm gắn bó, yêu thương và quý mến đối với người thân.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 11 - 11 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 14 tháng 11 năm 2009
 Đề 5
 Bài 1:
Trong bài thơ Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
“Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại ”
Đọc hai dòng thơ trên em thấy có gì mới lạ, có gì hay?
*Hdẫn H nêu được cái mới lạ, cái hay ở đây là cái gì?
... là cách nói: Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
- Cảnh thực mà nhà thơ miêu tả ở đây là gì?
( chiều muộn, hoàng hôn buông xuốn ...  còn sót lại trên đồng cỏ.
Cảnh vật ở đây như hòa quyện vào nhau.
Bài 2:
 “Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông”
Đọc đoạn thơ trên em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thê nào?
*Hdẫn H nêu được:
 - Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh nào? - Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ , thú vị trên quê hương
 - Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
Bài 3:
Đề bài: Ở sân trường hay trong công viên, em đã từng được tham gia nhiều trò chơi thú vị. Hãy chọn một trò chơi mà em yêu thích để tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn. (Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng)
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn, ở sân trường hay trong công viên.
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh hoạt)
Nội dung cần chú ý:
- Tả rõ những nét nổi bật về hoạt động vui chơi (ở đâu, chơi trò gì, những ai tham gia, người và hoạt động tiêu biểu diễn ra thế nào...)
- Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với trò chơi thích thú và bổ ích của lứa tuổi thiếu nhi.
Bài 4:
 Đề bài: Viết bài văn ngắn khoảng 20 dòng kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với cô giáo (thầy giáo) trong trường.
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với cô giáo (thầy giáo) 
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn kể chuyện
Nội dung rõ ràng, nêu được những ý cơ bản sau:
- Đó là kỉ niệm về cô giáo (thầy giáo) nào, kỉ niệm là gì, sự việc đó diễn ra như thế nào, có những chi tiết nào cảm động hoặc gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em.
- Nêu được những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm sâu sắc và đẹp đẽ đối với thầy cô giáo dưới mái trường mến yêu .
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 19 - 11 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 21 tháng 11 năm 2009
 Đề 6
 Bài 1: 
 “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.”
Trong đoạn thơ trên, câu thơ nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?
*Hdẫn H nêu được:
 - Bài thơ phản ánh điều gì?
(hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta)
 - Câu thơ trên miêu tả điều gì?
(người mẹ địu con trên lưng để giã gạo..)
 - Vì sao Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng?
(em bé ngủ trên lưng mẹ, mẹ giã gạo bằng tay nâng lên, hạ xuống liên tục vì vậy em bé phải nghiêng theo nhịp chày...)
 - Những hình ảnh ấy nói lên điều gì?
(giấc ngủ em không được bình yên, nói lên sự chịu đựng của nhân dân ta kể cả những em bé cho cuộc kháng chiến chống Mĩ ... sự đóng góp thầm lặng của từng người làm nên thắng lợi...)
Bài 2:
Trong bài thơ Tre Việt Nam, của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hữi người”
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?
*Hdẫn H nêu được:
- Tác giả đã sử dụng cách nói nhân hóa, gán cho tre những đặc tính của 
người ...
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
- Cách nói nhân hóa làm cho cảnh vật thêm sống động..
- Cách nói thể hiện được 2 tầng ý nghĩa:
Vừa nói phẩm chất tốt đẹp của tre, vừa nói phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam...
Bài 3:
Đề bài: Ngày nào em cũng tập thể dục giữa giờ tại sân trường. Hãy viết đoạn văn ngắn tả lại buổi tập thể dục đó. Nêu cảm xúc của em?
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả lại buổi tập thể dục giữa giờ tại sân trường
 *Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh sinh hoạt)
Nội dung cần chú ý:
- Giới thiệu buổi tập thể dục giữa giờ
- Tả hiệu lệnh, tác dụng hiệu lệnh
Tả bao quát quang cảnh buổi tập thể dục giữa giờ
Tả lớp em trong đội hình của trường.
- Nêu cảm nghĩ hoặc ước mong của em gợi ra từ buổi tập thể dục
- Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với buổi tập thể dục 
Bài 4:
 Đề bài: Viết bài văn ngắn khoảng 20 dòng tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em yêu thích, gắn bó.
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả một cảnh đẹp ở quê hương *Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả.
Nội dung rõ ràng, nêu được những ý cơ bản sau:
- Về màu sắc, đường nét và những đặc điểm nổi bật về cảnh đẹp ở quê hương.
- Bộc lộ được tình cảm yêu thích, gắn bó...
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 25 - 11 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 28 tháng 11 năm 2009
 Đề 7
 Bài 1: 
 “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
 Chỉ biết quên mình cho hết thảy
 Như dòng sông chảy nặng phù sa.”
Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với em? Vì sao?
*Hdẫn H nêu được:
 - Hình ảnh: “dòng sông chảy nặng phù sa” là hình ảnh đẹp và gây
xúc động nhất đối với em.
- Vì sao?
(vì nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác. Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác chứa chan lòng yêu thương?..)	
 - Bác chia sẻ tình thương đó cho ai?
(cho tất cả mọi người...)
 - Lòng yêu thương của Bác được ví với điều gì?
(dòng sông chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng...)
- Hình ảnh Bác Hồ luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như dòng sông quê hương muôn đời đẹp mãi trên đất nước Việt Nam yêu dấu.
Bài 2:
Trong bài Bè xuôi sông La, nhà thơ Nguyễn Duy Thông có viết:
“Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi”
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
*Hdẫn H nêu được:
- Vẻ đẹp quyến rũ của dòng sông La
- Nhà thơ đã nhân hóa dòng sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi tên một con người.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
- Cách so sánh dòng sông La Trong veo như ánh mắt giúp ta thấy điều gì?
...sắc màu trong xanh của dòng sông
- Hình ảnh nhân hóa?
Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi
- Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre ví như vẻ đẹp của một người con gái quê hương.
- Đó chính là vẻ đẹp đậm đà , tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
Bài 3:
Đề bài: Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng (cho) một đồ vật hay con vật. Viết bài văn ngắn tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em?
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả đồ vật hay con vật
 *Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật hay con vật)
Nội dung cần chú ý:
- Tả đồ vật: + cần nêu rõ được những đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, công dụng...
 + Bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đồ vật đó, về tấm lòng, tấm lòng đã tặng (cho) mình.
- Tả loài vật: ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, cần phải nêu bật được những đặc điểm về hoạt động...; nêu được cảm nghĩ chân thành của bản thân về món quà.
Bài 4:
 Đề bài: Em và các bạn đã từng có dịp họp mặt để chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Hãy tả lại cảnh họp mặt đó và nêu cảm nghĩ của em?
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả lại cảnh họp mặt 
(kiểu bài tả cảnh sinh hoạt)
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả.
Nội dung nêu bật được những ý cơ bản sau:
- Cảnh họp mặt dạt dào tình cảm (tả rõ nét nổi bật về hoạt động của em và các bạn, thái độ phấn khởi...
- Bộc lộ ý nghĩ, tình cảm chân thành của bản thân trong buổi họp mặt...
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
 Ngày soạn: 3 - 12 - 2009
 Ngày giảng:Thứ 7 ngày 5 tháng 12 năm 2009
 Đề 8
 Bài 1: 
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm.
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi”
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ, em hiểu nhà thơ muốn nói với ta điều gì?
*Hdẫn H nêu được:
 - Cách diễn đạt giàu hình ảnh: Một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt...
Một bông lúa...
Một người...
- Nhà thơ muốn nói với ta lời khuyên:
Mối quan hệ đoàn kết với tập thể.
Bài 2:
Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Em hãy nhận xét về cách dùng từ “mặt trời” và tác dụng của nó trong đoạn thơ trên?
*Hdẫn H nêu được:
- Từ “mặt trời” ở dòng thơ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng được hiểu theo nghĩa nào?
Đó là sự vật có giá trị gì trong cuộc sống?
- Hình ảnh “mặt trời” ở dòng thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ có ý ngầm so sánh với ai?
Hiểu theo nghĩa đó, từ mặt trời có tác dụng gợi cho ta nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Giáo án bồi dưỡng môn Tiếng Việt Lớp 5
Bài 3:
Đề bài: Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em.
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài: tả đồ vật hay con vật
 *Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả người)
Nội dung cần chú ý:
Đặc điểm nổi bật của nhân vật Tấm về dáng vẻ bên ngoài (gương mặt, dáng người, trang phục...)
Về tính tình, tính nết (chịu thương, chịu khó, hiếu thảo với cha mẹ...)
Cần nói rõ những đức tính trên của cô Tấm được thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?
- Bộc lộ tình cảm của mình đối với cô Tấm.
Bài 4:
 Đề bài: “Cảnh vật trưa hè ở đây thật yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang”
 Dựa vào nội dung đoạn văn trên, kết hợp với sự tưởng tượng của mình, em hãy tả lại cảnh vật một buổi trưa hè.
- H xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài.
*Hdẫn H viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh.
- Dựa vào nội dung đoạn văn, kết hợp với sự tưởng tượng để miêu tả cảnh vật một buổi trưa hè ở nơi mình đang sống (thành thị hoặc nông thôn, ở miền xuôi hoặc miền núi...
- Cảnh vật ở mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng phải giống nhau ở chỗ: cảnh trưa hè, yên tĩnh, nắng chói chang.
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thi Kim

Tài liệu đính kèm:

  • docde 18.doc