Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 - Trường tiểu học Kỳ Khang 2

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 - Trường tiểu học Kỳ Khang 2

Tập đọc

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc đúng một văn bản thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn một đoạn trong bảng thống kê.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 - Trường tiểu học Kỳ Khang 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần II
 Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu
 - Biết đọc đúng một văn bản thường thức có bảng thống kê.
 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn một đoạn trong bảng thống kê.
III. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - 2 em đọc bài quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi sau bài đọc.
 2. Bài mới
 HĐ1 Giới thiệu bài
 HĐ2 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc
 - GV đọc mẫu.
 - HS quan sát tranh ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
 - HS nối tiếp đọc từng đoạn bài văn.
 + GV kết hợp sửa lỗi khi đọc bảng thống kê; Đọc giải nghĩa các từ khó trong bài (Văn hiến, Văn Miếu< Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích)
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 1em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau
 - Trả lời câu hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
 - HS đọc bảng thống kê.
 + Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
 +Triều đại nào có nhiều tiến ssix nhất?
 -HS thảo luận câu hỏi 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?
 c. Luyện đọc lại
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
 - Gv hướng dẫn HS đọc đoạn đầu.
 IV. Cũng cố tổng kết
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà tiếp tục đọc bài văn.
____________________________
Chính tả(nghe- viết)
Lương Ngọc Quyến
I. Mục tiêu
 -Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu BT3
II. Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập lớp 5
III. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Nhắc lại quy tắc viết chính tả với g/gh; ng/ ngh; c/k.
 - 3 HS viết vào bảng lớp : ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.
 2. Bài mới
 HĐ1 Hướng dẫn HS nghe viết
 - GV giới thiệu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
 - HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ thường viết sai.
 - GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
 HĐ2 GV đọc từng đoạn câu ngắn cho HS viết
 Khảo bài
 HĐ3 Chấm chữa bài
 HĐ4 Hướng dẫn HS làm bài tập
 - HS làm bài tập 1 và 2 trong vở bài tập.
 - Chữa bài:
 + Nêu nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần,
 + GV chốt lại: - Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
 - Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm, các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u,
 - Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối,
 HĐ5 Cũng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiêt học,
 - Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần. Học thuộc lòng những câu trong bài Thư gửi các học sinh
____________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
 HS cũng cố về:
 - Đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
 - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
 - Giải bài toán về tìm giá trị của một phân số của số cho trước.
 - Biết tóm tắt và giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 Viết các phân só sau thành phân số thập phân:
 2. Luyện tập
 * HĐ1 HS làm bài tập 1, 3, 4; 5
 * HĐ2 Chấm chữa bài
 Bài 1. Gọi 1 HS chữa bài và cho HS đọc lần lượt các phân số thập phân từ đến và nêu đó là các phân số thập phân
 Bài 2.HS nêu cách chuyển từng phân số thành phân số thành phân số thập phân.
 Bài 3. Thực hiện như bài 2.
 Bài 4,5. (Dành cho HS khá giỏi)
 III. Cũng cố tổng kết.
 GV nhận xét tiết học. Nêu yêu cầu bài học ở nhà.
 ______________________________ 
Mỹ thuật
(GV chuyên trách soạn giảng)
 Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
Thể dục
Đội hình đội ngũ - Trò chơi” Chạy tiếp sức”
I. Mục tiêu
 Ôn để cũng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, động tác quay phải, quay trái, quay sau đúng hướng, thành thạo, đều đẹp, đúng với khẩu lệnh.
 - Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II. Phương tiện
 - 1 còi, 4 lá cờ đuôi nheo.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Phần mở đầu
 - Tập hợp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Khởi động: xoay các khớp tay, chân; chạy tại chỗ.
 2. Phần cơ bản
 * HĐ1 Ôn đội hình đội ngũ
 - Ôn cách chào, cách báo cáo, cách xin phép ra, vào lớp; tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
 - Lần 1 GV Điều khiển có sữa chữa.
 - HS luyện tập theo tổ GV theo dõi hưỡng dẫn thêm.
 - Các tổ thi đua trình diễn.
 - Cả lớp tập lại 2 lần.
 * HĐ2 Trò chơi vận động
 - Chơi trò chơi “chạy tiếp sức”.
 - GV nêu cách chơi sau đó cho cả lớp tổ chức chơi.
 * HĐ3 Kết thúc
 - cho HS đi nối nhau thành vòng tròn vừa đi vừa là động tác thả lỏng.
 IV. Củng cố tổng kết: 
 - GV nhận xét dặn dò.
 _______________________________
Toán
Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai số thập phân.
II. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Chữa bài tập số 5 trong SGK.
 2. Bài mới 
 * HĐ1 Ôn tập
 + Nêu cách thực hiện phép cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số.
 - HS thực hiện ví dụ 1 và 2 trong SGK.
 + Nêu cách thực hiện phép cộng - trừ hai phân số khác mẫu số.
 - HS thực hiện 2 ví dụ trong SGK.
 * HĐ2 Luyện tập
 + HS làm bài tập 1, 2. 3 trong vở bài tập.
 + HS khá giỏi thêm bài 2 C
 * HĐ3  Chấm chữa bài
 - ở bài 2 có thể làm như sau:
 5 + = 
 -ở bài 3 HS cần nêu dược phân số chỉ số sách trong thư viện là 
III. Củng cố tổng kết: 
 + GV nhận xét dặn dò.
 ______________________________
Khoa học
Nam hay nữ (tiếp)
I. Mục tiêu
 Sau bài học HS Biết:
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu những đặc điểm để phân biệt nam và nữ?
 2. Bài mới
 * HĐ1 Giới thiệu bài
 * HĐ2 Thảo luận : Một số quan niệm xã hội về nam và nữ
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc tại sao không đồng ý?
 a. Công việc nội trợ là của phụ nữ.
 b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
 c. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
 - Trong gia đình những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lý không?
 - Liên hệ lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không?
 - Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
 Bước 2. Làm việc cả lớp.
 - Các nhóm báo cáo kết quả GV kết luận.
 III. Cũng cố tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học
_____________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Tổ Quốc
I. Mục tiêu
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về tổ quốc, quê hương (BT4).
* Có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là từ đồng nghĩa?Tìm từ đồng nghĩa với từ sau: đẹp, to lớn.
 2. Bài mới
 HĐ1 Giới thiệu bài
 H Đ2 Hướng dẫn HS làm bài tập
 - Bài tập 1: HS làm việc cá nhân
 + Bài Thư gửi các HS: Nước nhà, non sông.
 + Bài Việt Nam thân yêu: Đất nước quê hương.
 - Bài tập 2: thảo luận theo nhóm ( 3 dãy phân thành 3 nhóm).
 + 3 nhóm nối tiếp nhau lên bảng thi tiếp sức.
 + Lời giải đúng: Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
 - Bài tập 3 và. (HS khá giỏi làm thêm bài tập 4)
 IV. Củng cố tổng kết: 
 - GV Cũng cố dặn dò
 ______________________________
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu
 Học xong bài này HS biết:
 - Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
 - Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào.
 - Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
 - HS biết những lý do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
 1 Kiểm tra bài cũ
 - Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương định phải băn khoăn lo nghĩ?
 - Trước những băn khoăn lo nghĩ đó nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
 - Trương Định dã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
 2. Bài mới
 * HĐ1 Giới thiệu bài
 + GV nêu bối cảnh của đất nước ta nửa sau thế kỉ XIX.
 * HĐ2 -HS Thảo luận theo nhóm đôI nội dung những câu hỏi sau:
 	+ Những đè nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trừơng Tộ là gì?
 	+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? vì sao?
 + Cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
 * HĐ3 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
 IV. Cũng cố tổng kết
 - Tại sáo Nguyễn Trường Tộ lại được người đời kính trọng?
 - Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
 Theo em những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?
______________________________
Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009
Toán
Ôn tập: phép nhân và phép chia hai phân số
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu cách thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số cùng mẫu số hoặc khác mẫu số?
2. Bài mới
 * HĐ1 Ôn tập
 a. Phép nhân
 Cho HS thực hiện ví dụ trong SGK
 Nêu cách nhân hai phân số ?
 b. Phép chia ( tương tự như phép nhân)
 * HĐ2 Luyện tập
 HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK
 GV hướng dẫn mẫu bài 2 ( như SGK)
 * HĐ3 Chấm chữa bài 
 III. Cũng cố tổng kết
 - Nhận xét tiết học 
____________________________________
Đạo đức
EM là học sinh lớp 5 ( tiếp)
I. Mục tiêu: 
(Như tiết 1)
II. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 Đọc ghi nhớ của bài Em là học sinh lớp 5
 2. các hoạt động 
 * HĐ1 Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
 - Từng HS trình bày kế hoạch phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
 + Từng HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm nhỏ, nhóm trao đổi góp ý kiến
 + 3 HS ... - HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
 - GV hướng dẫn các em cách ngắt nhịp, cách đọc đúng giọng thơ.
 - HS dọc nhẩm thuộc những khổ thơ mình thích
 - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
 III. Cũng cố tổng kết
 - Học thuộc những khổ thơ mình yêu thích
- HS khá giỏi thuộc lòng cả bài thơ
 ____________________________
Địa lý
Địa hình và khoáng sản
I. Mục tiêu
 Học xong bài này HS biết:
 - Dựa vào bản đồ để nêu một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản của nước ta.
 - Kể tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
 - Kể được tên một số khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, A- pa- tit, bô- xit, dầu mỏ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 - Bản đồ khoáng sản Việt Nam
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
 - Vị trí nước ta có gì thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác?
 - Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
 2 Bài mới
 a. Giớí thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
 * HĐ1 .HS tìm hiểu về địa hình Địa hình
 - HS quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi –( Làm việc cá nhân)
 + Chỉ vị trí vùng đồi núi và đồng bàng trên lược đồ hình 1.
 + Kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy nào có hình cánh cung?
 + Kể tên và chỉ trên lược đồ những đồng bằng lớn ở nước ta.
 + Kẻ tên một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- GV nêu kết luận: 
 * HĐ2 HS tìm hiểu về khoáng sản
 + HS Làm việc theo nhóm
 + Kể tên một số loại khoáng sản có ở nước ta.
 +Hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
 Kí hiệu
Nơi phân bố chính
 Công dụng
 Than
 A- pa - tit
 Sắt
 Bô - xit
 Dầu mỏ
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV sửa chữa và giúp hoàn thiện các câu hỏi
* HĐ3 Thực hành
 - HS lên bảng chỉ trên bản đồ : Dãy Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc bộ, mỏ A- pa- tit...
IV. Củng cố tổng kết: 
- GV nhận xét tiết học
____________________________
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
Thể dục
Đội hình đội ngũ- Trò chơi”Kết bạn”
I. Mục tiêu
 - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Yêu cầu tập hợp nhanh, quay đúng hướng, đều , đẹp, đúng với khẩu lệnh.
 - Trò chơi” kết bạn”. Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Phương tiện
 - 1 chiếc còi
III. Hoạt động dạy và học
 1, Phần mở đầu
 - GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
 - HS giậm chân tại chỗ.
2. Phần cơ bản
 a. Đội hình đội ngũ
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
 - Dưới sự điều khiển của cán sự lớp GV theo dõi hướng dẫn thêm.
 - Các tổ tổ chức thi đua.
 b. Trò chơi vận động 10 phút
 - Chơi trò chơi “kết bạn”.
 + GV nêu cách chơi, luật chơi.
 + Cả lớp cùng chơi GV theo dõi nhận xét xử lí các tình huống xẩy ra và tổng kết trò chơi.
 3. Kết thúc
 GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học
____________________________
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
 - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối).
 - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2)
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập tiếng việt của HS.
 - Dàn bài đã chuẩn bị của HS.
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
 - HS trình bày dàn ý trong bài chuẩn bị ở nhà
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài tập1:
 - HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1.
 - GV giới thiệu rừng tràm trong tranh.
 - HS tìm những hình ảnh đẹp trong hai bài văn mà mình thích.
 - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
 Bài tập 2:
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Hai HS đọc dàn ý của mình và nói rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
 - HS làm bài vào vở bài tập.
 - HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của mình , cả lớp và GV cùng nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả đã quan sát
____________________________
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 -Tìm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
 -Đặt câu với 1 trong các từ ngữ sau đây:
 Quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn
 2. Luyện tập
 + Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập sau đó suy nghĩ và phát biểu ý kiến
 Bài tập 2 và 3 HS làm vào vở bài tập GV theo dõi hướng dẫn thêm
 3. Chấm chữa bài
 4. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Làm lại bài tập 3 đối với những em chưa đạt và viết hay hơn đối với những em khác.
____________________________
Toán
Hỗn số
I- Mục tiêu: 
 - Biết đọc, viết hỗn số.
 - Biết hỗn số gồm 2 phần đó là phần nguyên và phần phân số.
II. Đồ dùng dạy học
 Các tấm bìa cắt và vẽ như hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Muốn nhân hai số phân số ta làm thế nào?
 - Nêu cách chia hai phân số
 2. Bài mới
 * HĐ1 Giới thiệu bước đầu về hỗn số
 - GV vẽ và giới thiệu như trong SGK.
 - GV nêu: Có 2 hình tròn vàHình tròn, ta viết gọn là: 2Hình tròn; có 2 và hình tròn hay 2 + ta viết gọn là 2 gọi là hỗn số..
 - GV nêu cách đọc
 - GV chỉ vào từng thành phần của hỗn số để giới thiệu tiếp:
 + Hỗn số 2 có phần nguyên là 2, phần phân số là , phần phân số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
 - GV hướng dẫn cách viết hỗn số.
 * HĐ2 Luyện tập
 - HS làm bài tập số:1, 2 a; Yêu cầu HS khá giỏi làm cả bài 2 và 3.
 * HĐ3 Chấm chữa bài
 + Cũng cố dặn dò.
____________________________
Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I. Mục tiêu
 Sau bài học HS có khả năng:
 	 - Nhận biết: cơ thể mõi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
 	- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 10, 11 SGK
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu một vài điểm khác nhau giữa nam và nữ? Điểm khác biệt cơ bản là gì?
 2. Bài mới
 * H Đ1 Giảng bài
 - GV nêu câu hỏi HS trả lời:
 + Cơ quan nào quyết định giới tính của của mỗi người?
 a. Cơ quan tiêu hóa b. Cơ quan hô hấp . cơ quan sinh dục 
 + Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
 a. Tạo ra trứng b. Tạo ra tinh trùng.
 - GV giảng: 
 + Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
 + Trứng đã được thụ tinh được gọi là hợp tử.
 + Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng, em bé sẽ được sinh ra.
 * HĐ2 Hs làm việc với SGK
 - HS quan sát hình vẽ trong SGK và đọc kĩ phần chú thích xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
 - Cho biết hình nào thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
 * HĐ3 Củng cố
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK
____________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới 2 hình thức: Nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2)
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Một HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
 2. Bài mới
 * HĐ1 Giới thiệu bài
 * HĐ2 Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1a) HS nhắc lại các số liệu trong bảng thống kê
Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào?
 - Nêu số liệu (Số khoa thi, số tiến sĩ...)
 - Trình bày bảng số liệu(So sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng
nguyên của các triều đại)
 c) Tác dụng của các bảng thống kê
Bài tập 2: HS làm việc theo nhóm đôi sau đó báo cáo kết quả
 * HĐ3 Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tiếp tục bài tập quan sát cơn mưa.
____________________________
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (Tiếp)
I. Mục tiêu
 - Hoàn thành đính khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
 - Khuy, vải, kéo, kim chỉ.
III. Các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu cách đính khuy hai lỗ?
 - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 2.
 2. Thực hành
 - HS thực hành hoàn thành sản phẩm
 - GV theo dõi hướng dẫn để cho HS hoàn thành sản phẩm
 3. Đánh giá sản phẩm
 - HS trưng bày sản phẩm.
 - 1 HS nêu yêu cầu sản phẩm.
 - HS tự dánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu sản phẩm.
 - GV đánh giá sản phẩm của HS.
IV. Củng cố tổng kết:
 - Gv nhận xét chung.
 - Dặn dò: Chuẩn bị vải, khuy bốn lỗ, kim, chỉ kết.
Âm nhạc
(GV chuyên trách soạn giảng)
_______________________________
Toán
Hỗn số (Tiếp)
I. Mục tiêu
 Giúp HS chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm bài tập.
II. Đồ dùng
 Cắt các tấm bìa và vẽ như SGK
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
 * HĐ1 Hướng dẫn cách chuyển đổi một hỗn số thành phân số
 - Bằng những hiểu biết của HS các em tự chuyển đổi các hỗn số thành phân số. GV có thể gợi ý 2
 - HS tự viết để có: 2
 - HS nêu cách chuyển như SGK.
 * HĐ2 Luyện tập
 - HS làm bài tập1(3 hỗn số đầu), 2 (a,c), 3 (a,c) trong vở bài tập
 - Yêu cầu HS khá giỏi làm tất cả các bài.
 * HĐ3 Chấm chữa bài
- GV nhận xét dặn dò
____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập của lớp qua tuần học.
- Lớp trưởng đánh giá về công tác Đội, Vệ sinh trực nhật của lớp trong tuần.
II. Hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng đánh giá về công tác Đội, vệ sinh trực nhật của lớp.
2. GV đánh giá về tình hình học tập của lớp, đạo đức.
- Về học tập: Biểu dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
 Động viên, khuyến khích những học sinh học còn yếu, chưa tiến bộ.
- Về đạo đức: Biểu dương khen ngợi những học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.
 Nhắc nhở những học sinh chưa ngoan.
III. Kế hoạch của tuần 2.
- Nhắc nhở những học sinh còn thiếu đồ dùng học tập cần mua đầy đủ.
- Khác phục những tồn tại của tuần trước.
- Phát huy những mặt đã làm được.
____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2(2).doc