Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học số 29

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học số 29

Tiết 3: Tập đọc

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

3. Thái độ: Học tập đức tính cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

Thầy: Tranh trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc .

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học số 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: ngày 26 tháng 3 năm 2011
Ngày giảng: thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 3: Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
3. Thái độ: Học tập đức tính cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. 
 II. Đồ dùng dạy- học:
Thầy: Tranh trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc .
III. Hoạt động dạy-học:
1.Tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài (Dùng tranh trong SGK)
b.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc: Gọi 1HS khá đọc
- HD chia bài tập đọc .
 - HD đọc- theo dõi, uốn nắn cách đọc
- Y/ cầu luyện đọc theo cặp ( 2 lượt)
- Nhận xét.1 hs đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm lại toàn bộ bài HD cách đọc .
*Tìm hiểu bài
- HD đọc, trả lời các câu hỏi trong SGK :
+Câu 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích ...Giu-li-ét-ta?
+Câu 2: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô ntn khi bạn bị thương?
 +Câu 3: Tai nạn bất ngờ xảy ra ntn?
 +Câu 4: Ma-ri-ô phản ứng thế nào..là cậu?
GV: chốt lại 
- Chốt lại nội dung bài.
- Gv cho 2 em hs nhắc lại.
c. HD đọc diễn cảm . 
- Chú ý nhấn giọng những từ gợi tả
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt, cho điểm.
4.Củng cố
- Giáo dục, liên hệ, mở rộng?
- Hệ thống lại bài học
5. Dặn dò.
- Giao nhiệm vụ
- Hát, báo cáo sĩ số
- Nghe, quan sát
- HS chia đoạn : Bài chia làm 5 đoạn - Đọc nối tiếp lần 1- luyện phát âm từ khó đọc. 
- Đọc lần 2 ,hiểu từ mới.- Giu-li-ét -ta, Ma-ri-ô,
- 1 HS đọc phần chú giải. 
- Đọc câu hỏi, đọc đoạn có nội dung cần trả lời, cảm thụ, phát biểu ý kiến:
+HS: - Ma-ri-ô: Bố mới mất, về quê sống với họ hàng.
Giu-li-ét-ta: Đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ. 
- HS:Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới ..vết thương cho bạn.
- HS : Cơn bão dữ dội ập tới..nhìn mặt biển. 
- HS: Một ý nghĩ vụt đến...thả xuống nước..
-Phát biểu- đọc nội dung: Bài văn ca ngợi tình bạn của cậu bé ma-ri-ô.
 -Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 -Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Con gái
Tiết 4:Toán
ôn tập về phân số (tiếp theo)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: HS tiếp tục được ôn tập về khái niệm phân số,tính chất cơ bản của PS, so sánh các PS
2. Kĩ năng: Làm đúng được các bài tập ứng dụng 
3. Thái độ: Tự giác, tích cực ôn tập, luyện tập
II.Đồ dùng dạy- học
Thầy: 1 băng giấy như hình minh hoạ trong SGK, bảng hđ nhóm 
Trò: VBT
III.Hoạt động dạy- học
1.Tổ chức
2.Bài cũ: 
3.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
b.HD HS làm bài tập
*Bài tập 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
(GV đưa băng giấy hình minh hoạ như SGK)- Yêu cầu HS quan sát và làm bài
-Chữa bài- yêu cầu HS giải thích cách chọn
*Bài tập 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, 1/4 số viên bi có màu
A. Nâu B.Đỏ C.Xanh D.vàng 
-Nhận xét- đánh giá
*Bài tập 3 (Hs khá- giỏi) Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau
-Yêu cầu HS làm bài
-Giúp đỡ HS yếu 
-Nhận xét, đánh giá
*Bài tập 4:So sánh các phân số 
-Yêu cầu HS nêu lại các cách so sánh hai phân số
-Giao nhiệm vụ
-Chữa bài, nhận xét
*Bài tập 5: ( ý b giành cho HS khá - giỏi)
a) Viết các PS theo thứ tự từ bé đến lớn 
b) Viết các PS theo thứ tự từ lớn đến bé 
 -Nhận xét, đánh giá 
4.Củng cố 
- Nêu cách tìm các phân số bằng nhau và cách so sánh 2 phân số.
5. Dặn dò.
- Giao bài tập về nhà
-Hát 
-(Kiểm tra trong quá trình luyện tập)
-Nghe, xác định nội dung, nhiệm vụ tiết học
-HS đọc yêu cầu bài tập
-1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp khoanh vào VBT
-Khoanh vào ý D
-HS tự thực hiện các bước tính ra nháp và nêu kết quả mình chọn, giải thích
-Trình bày kết quả: khoanh vào B. Vì 1/4 của 20 là 5
-HS đọc đề bài trước lớp, sau đó làm việc theo cặp- thảo luận và trình bày kết quả , giải thích.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở
-Chữa bài
-HS làm việc nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 6: Đạo đức
 em tìm hiểu về liên hợp quốc( tiếp)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục cung cấp những hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
2. Kĩ năng: Phân biệt tổ chức Liên hợp quốc với các tổ chức khác.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trong các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở Việt nam
II.Tài liệu và phương tiện:
Thầy:Tranh ảnh, bài báo về các hoạt động của LHQ
Trò: VBT
III.Hoạt động dạy học:
 Tiết 2
1.Tổ chức
2.Bài cũ
3.Dạy bài mới
*Hoạt động 1:
- Nêu mục tiêu
- HD thực hiện
Nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng và hay
*Hoạt động 2:
-Nêu yêu cầu
-HD thực hiện
-Nhận xét, tuyên dương HS đã sưu tầm được tư liệu hay
4.Củng cố 
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
-Dặn dò HS
-Hát
-Nhắc lại ghi nhớ tiết 1
*Trò chơi Phóng viên - Làm BT 2 
-Nghe
-Một số HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn:
+ LHQ được thành lập khi nào?
+ Trụ sở của LHQ nằm ở đâu?
+ VN trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?
+ Kể tên cơ quan của LHQ ở VN mà bạn biết
+ Kể một việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em
..
-HS tham gia trò chơi
*Triển lãm nhỏ 
-Trưng bày tranh ảnh, bài báo về LHQ đã sưu tầm được
-Xem, trao đổi
-Về xem lại bài, thực hiện theo bài học
-Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tiết 7: kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng.( tiết3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
2. Kĩ năng: Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật , đúng qui trình
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi thao tác lắp tháo các chi tiết của máy bay trực thăng
II. Đồ dùng dạy học
Thầy: Mẫu máy bay đã lắp sẵn
Trò: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b. Nội dung bài: 
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a) Chọn các chi tiết
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp
- Gv kiểm tra 
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp
- GV quan sát giúp đỡ HS 
c) Lắp ráp máy bay trực thăng H1
- HS lắp theo các bước trong SGK
* Hoạt động 4: Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức HS trình bày sản phẩm theo nhóm bàn
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK
- Gọi 2 HS đánh giá bài của các nhóm
- GV đánh giá theo 2 mức: HTT, CHT
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết 
 4. Củng cố 
- Hệ thống kiến thức toàn bài
5. Dặn dò.
- Giao nhiệm vụ
- HS chọn
- HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành lắp 
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm
- 2 HS đánh giá 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: ngày 26 tháng 3 năm 2011
Ngày giảng: thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. 
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng ba loại dấu câu trên.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết. Tự giác, tích cực ôn tập, thực hành
II.Đồ dùng dạy- học
Thầy: Phiểu bài tập, Bảng phụ, Thẻ chữ cái viết hoa, thẻ từ mới
Trò: VBT
III. Hoạt đông dạy - học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
-Nhận xét chung về kết quả kiểm tra định kì giữa học kì II (phần LTVC) 
3.Dạy bài mới
a Giới thiệu bài 
-Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
*Bài tập 1 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-Dán tờ phiếu phô tô mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới và gọi yêu cầu HS đọc mẩu chuyện
-HD HS giải quyết lần lượt từng yêu cầu của bài tập
-Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu 1- Tìm các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui.
-HD HS nêu công dụng của mỗi dấu câu
-Nhận xét, kết kuận lời giải đúng
-Hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện: + Câu chuyện có gì đáng cười?
*Bài tập 2
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-Dán tờ phô tô khổ to bài văn Thiên đường của phụ nữ và gọi HS đọc bài văn đó
-Giải thích từ: Đặc quyền đặc lợi, Pê-xô (Dùng thẻ từ)
-Hỏi: Nội dung bài văn nói về điều gì?
-HD cách làm
-Tổ chức cho HS làm bài (Phiếu bài tập)
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng
*Bài tập 3 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
-Dán tờ phô tô mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở và gọi HS đọc 
-HD cách làm
-Tổ chức cho HS làm bài (Dùng 3 tờ phiếu phô tô mẩu chuyện )
-Yêu cầu HS giải thích lí do tạo sao lại sửa như vậy
-Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố 
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
-Dặn dò HS
-Hát
-Nghe, rút kinh nghiệm.
-Nghe và xác định nội dung, nhiệm vụ tiết học
-2HS đọc yêu cầu BT: Tìm các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì.
-1HS đọc to mẩu chuyện trước lớp, HS còn lại đọc thầm và theo dõi
-Nghe hướng dẫn cách làm
-HS làm bài dưới hình thức tiếp sức tìm dấu câu bằng cách nối tiếp nhau lên bảng dùng bút dạ khoanh tròn vào 3 loại dấu câu theo yêu cầu. HS ở dưới khoanh vào vở bài tập.
-Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung và thống nhất ý kiến: 
+Dấu chấm: được đặt ở cuối các câu 1, 2, 9. Dấu này dùng để kết thúc các câu kể. (Các câu 3,6,8,10) cũng là câu kể, nhưng cuối câu được đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật).
 +Dấu chấm hỏi: được đặt ở cuối các câu 7,11. Dấu này dùng để kết thúc các câu hỏi.
 +Dấu chấm than: được đặt ở cuối các câu 4,5. Dấu này dùng để kết thúc câu cảm (câu 4) và câu cầu khiến (câu 5)
-Trả lời: Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh ta sốt 41 độ, anh ta hỏi ngay : Kỉ lục thế giới là bao nhiêu?(trong thực tế không có kỉ lục thế giới về sốt)
-2 HS đọc yêu cầu bài tập: Có thể đặt dấu chấm vào những chỗ nào trong bài văn sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
-1HS đọc to bài văn trước lớp, HS khác theo dõi
-Đọc chú thích (SGK)
-Trả lời: Bài văn nói về thành phố Giu- chi -tan ở Mê-hi-cô, là nơi mà phụ nữ luôn được đề cao và được hưởng những đặc quyền đặc lợi.
-Nghe HD
-HS làm việc nhóm 4 ở dưới lớp, 1 nhóm lên bảng dùng những bông hoa nhỏ có nhị là dấu chấm gắn vào vị trí thích hợp trên tờ phô tô bài văn khổ to. Sau đó, lựa chọn thẻ chữ cái viết hoa để sửa lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung bài của nhóm bạn trên bảng
-Các nhóm chữa bài trong phiếu BT của mình.
-2HS đọc yêu cầu bài tập: Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, bạn  ...  luyện tập
II.Đồ dùng dạy- học
 Vở luyện toán
III.Hoạt động dạy- học
1.Tổ chức
2.Bài cũ: 
3.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
b.HD HS làm bài tập
*Bài tập 1: Quãng đường AB dài 135 km. Ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút
-HD HS yếu
-Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét - đánh giá
*Bài tập 2:Lúc 8 giờ một người đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12 km/ giờ và đi đến bưu điện huyện. Dọc đường, người đó phải dừng lại sử xe mất 15 phút nên đến nơi lúc 9 giờ 45 phút. tính quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện.
-HD cách làm
-Yêu cầu HS trình bày bài toán
-Nhận xét- đánh giá
*Bài tập 3 Một con ong mất bay với vận tốc 8,4km/giờ. Một con ngựa chạy với vận tốc 5m/giây. Hỏi trong 1 phút, con nào di chuyển được quãng đường dài hơn và dài bao nhiêu m? 
-HD HS làm bài, lưu ý HS đổi đơn vị đo thời cho phù hợp với yêu cầu BT
-Yêu cầu HS trình bày bài giải
-Giúp đớ HS yếu 
-Nhận xét, đánh giá
4.Củng cố 
- Hệ thống kiến thức của bài
5. Dặn dò.
-Hát 
-Viết công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian của một chuyển động
-Nghe, xác định nội dung, nhiệm vụ tiết học
-HS đọc và tóm tắt bài toán rồi làm các bài tập vào vở luyện toán sau đó chữa bài
Bài giải
Thời gian ô tô đi quãng đường AB không kể thời gia nghỉ là:
2 giờ 30 phút - 15 phút = 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Vận tốc của ô tô là:
135 : 2,25 = 60 (km/ giờ)
 Đáp số: 60 km/ giờ
Bài giải
Thời gian người đi xe đạp từ nhà đến bưu điện huyện (không kể thời gian sửa xe ) là:
9 giờ 45 phút - 8 giờ -15 phút = 1giờ 30 phút
1giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường người đó đi là:
12 x 1,5 = 18 (km)
Đáp số : 18 km 
Bài giải
Trong 1 giờ ong mật bay được 8,4km hay 8400m. Vậy trong 1 phút ong mật bay được là
8400 : 60 = 140(m)
Trong 1 giây ngựa chạy được 5m.Vậy trong 1 phút(60giây) ngựa chạy được quãng đường là
5 x 60 = 300 (m)
Vậy trong 1 phút ngựa chạy được quãng đường dài hơn ong và dài hơn là:
300 - 140 = 160 (m)
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
 Tiết 3C : Luyện Tiếng Việt
Ôn luyện từ và câu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học trong các tiết LT & Câu
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực ôn tập
II.Đồ dùng dạy- học
 Vở Luyện Tiếng Việt
III.Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
(Kiểm tra trong quá trình luyện tập)
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:Nêu mđ- yc tiết học
c. HD luyện tập 
*Bài 1: Hãy sửa lại câu sai dưới đây cho đúng bằng một trong hai cách: Thay đổi một vế câu hoặc thay thế cặp từ chỉ quan hệ
-Vì Lan gặp nhiều khó khăn nên bạn ấy vẫn học tốt.
-Tuy quả của nó không ăn được nên chị rất quý màu hoa của nó
*
*Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi)
Khổ thơ trên gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta?
-HD HS yếu
-Chấm- chữa một số bài
4.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Dặn dò HS 
- Hát
-Nghe
-Làm bài vào vở rồi chữa bài:
VD: 
-Vì Lan gặp nhiều khó khăn nên sách vở của bạn ấy chưa được đầy đủ (hoặc Tuy Lan gặp nhiều khó khăn nhưng bạn ấy vẫn học tốt)
-Tuy quả của nó không ăn được nhưng chị rất quý màu hoa của nó (hoặc Tuy quả của nó không ăn được nhưng hoa của nó rất đẹp)
-Đoạn thơ gợi cho ta cảm xúc tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đó là truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất trước mọi kẻ thù xâm lược nhưng vẫn giàu lòng nhân ái. Họ không sợ nguy hiểm dù đầu rơi máu chảy
( chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên). Kẻ thù dù có hung bạo đến đâu, nhân dân ta cuãng quyết tâm đánh bại chúng (Đạp quân thù xuống đất đen). Khi đã đánh bại quân xâm lược, nhân đân ta lại lao động xây dựng đất nước với mong muốn sống hoà bình, hữu nghị với các nước khác (Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa)
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: ngày 29 tháng 3 năm 2011
Ngày giảng: thứ sỏu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Ngày soạn: ngày 10 tháng 4 năm 2010
Ngày giảng: thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tiết 1C: Đạo đức
Thực hành : em tìm hiểu về liên hợp quốc
I.Mục tiêu
 1.Có những hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
 2.Có thái độ tôn trong các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở Việt nam
 3.Tự giác, tích cực tìm hiểu bài
II.Tài liệu và phương tiện
 Tranh ảnh, bài báo về các hoạt động của LHQ
III.Hoạt động dạy học
 Tiết 2
1.Tổ chức
2.Bài cũ
3.Dạy bài mới
*Hoạt động 1
- Nêu mục tiêu
- HD thực hiện
Nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng và hay
*Hoạt động 2
-Nêu yêu cầu
-HD thực hiện
-Nhận xét, tuyên dương HS đã sưu tầm được tư liệu hay
4.Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS
-Hát
-Nhắc lại ghi nhớ tiết 1
*Trò chơi Phóng viên - Làm BT 2 
-Nghe
-Một số HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn:
+LHQ được thành lập khi nào?
+Trụ sở của LHQ nằm ở đâu?
+VN trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?
+Kể tên cơ quan của LHQ ở VN mà bạn biết
+Kể một việc làm củaLHQ mang lại lợi ích cho trẻ em
.
-HS tham gia trò chơi
*Triển lãm nhỏ 
-Trưng bày tranh ảnh, bài báo về LHQ đã sưu tầm được
-Xem, trao đổi
-Về xem lại bài, thực hiện theo bài học
-Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Ngày soạn: ngày 12 tháng 4 năm 2010
Ngày giảng: thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
Tiết 3C: NGLL
Giữ gìn và bảo vệ môi trường NGLL
i. mục tiêu
- Tìm hiểu một số nguyên nhân khiến môi trường sống của con người bị ô nhễm
- Thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường sống trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.
- Góp phần nâng lòng yêu quý thiên nhiên, yêu môi trường của HS.
ii. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh, hình ảnh ( Máy chiếu ) về sự ô nhiễm, tàn phá của môi trường
- Trò chơi : “Bỏ rác vào thùng”
Iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Tổ chức
2. Phổ biến nội dung 
3. Tiến hành
* Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Chiếu tranh về sự tàn phá hoặc ô nhiễm môi trường( khói nhà máy, cánh rừng bị chặt phá, dòng sông bị ô nhiễm, lớp học, sân trường đầy rác, nhà vệ sinh bẩn...)
- Y/c HS cả lớp nhận xét về môi trường trong mỗi bức tranh
- Y/c HS thảo luận, nêu nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm và đặt tên cho mỗi bức tranh.
- GV nhận xét phần trả lời và phần đặt tên cho tranh.
- Kết luận : Hiện nay do ý thức con người còn hạn chế, do sự phát triển nghiệp tạo ra nhiều khí thải, nước thải...khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Để môi trường không ảnh hưởng đến đời sống, chúng ta cần phải gữ gìn và bảo vệ môi trường.
* Chơi trò chơi : Bỏ rác vào thùng
- HD luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi
- Đưa ra câu hỏi : Tại sao phải bỏ rác vào thùng? Vứt rác bừa bãi có tác hại gì?
- Tổng kết, công bố nhóm thắng
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về nhà thực hành
- Hát
- Nghe
- HS quan sát tranh về sự ô nhiếm môi trường.
- HS nhận xét ( Ô nhiễm )
- HS thảo luận, trả lời
- Đặt tên cho mỗi bức tranh
- Nghe
- Nghe
- HS lập thành 2 nhóm : nhóm ‘thùng rác’ và nhóm ‘bỏ rác’ để chơi.
- Thực hịên chơi theo sự hướng dẫn 
- HS trả lời : để bảo vệ môi trường
- Nghe - ghi nhớ nhiệm vụ
Ngày soạn: ngày 10 tháng 4 năm 2010
Ngày giảng: thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Tiết 1C: Luyện toán
ôn tập
I.Mục tiêu
 1. Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán ôn tập cuối năm
 2. Giải được các bài tập nhanh, đúng, trình bày khoa học
 3. Tự giác, tích cực thực hành luyện tập
II.Đồ dùng dạy- học
 Vở luyện toán
III.Hoạt động dạy- học
1.Tổ chức
2.Bài cũ: 
3.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
b.HD HS làm bài tập
*Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
a)2,785 + 1,056 b) 98,284 -52,09 c)12,7 x 3 d)54,64 : 4
*Bài tập 2:.Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước. Hỏi trong bể có bao nhiêu lít nước
?(biết rằng 1lít = 1dm3) 
*Bài tập 3: Cho biết diện tích hình chữ nhật ABCD là 2400cm2 (xem hình vẽ). Tính diện tích của hình tam giác MDC 
 A B
 15cm
 M 
25cm
 C D
-HD HS làm bài
-Giúp đớ HS yếu 
-Chấm chữa bài
-Nhận xét, đánh giá 
4.Củng cố - dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài
-Hát 
-Kiểm tra trong quá trình luyện tập
-Nghe, xác định nội dung, nhiệm vụ tiết học
-HS đọc và làm các bài tập vào vở luyện toán sau đó chữa bài
1.Đặt tính rồi tính, kết quả:
a)3,841 ; b)46,194; c)38,1; d)13,66
2.
Bài giải
Thể tích của bể nước là:
x 3 x 2,5(m3)
Thể tích của phần bể có nước là:
30 x 80 : 100 = 24 (m3)
Số lít nước có trong bể là:
24 m3 = 24000dm3 = 24000 lít
 Đáp số : 24000 lít
3.
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là:
15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là:
2400 : 40 = 60(cm)
Diện tích tam giác MDC là:
25 x 60 : 2 = 750 (cm2)
 Đáp số: 750 cm2
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 3C: NGLL
Đọc truyện và tập kể lại
i. mục tiêu
- Học sinh kể lại được câu chuyện theo ngôn ngữ của bản thân.
- Rèn kĩ năng phân tích, sáng tạo và tổng hợp của HS.
- Góp phần nâng lòng yêu quý thiên nhiên, yêu môi trường của HS.
ii. Chuẩn bị :
- Giấy, bút viết, phô tô 1 số câu chuyện để HS đọc và kể lại
Iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Tổ chức
2. Phổ biến nội dung 
3. Tiến hành
a) Giới thiệu chung: nêu mục đích, nội dung chính của tiết học.
b) GV hướng dẫn, HS tập kể chuyện
* Kể lại câu chuyện
- GV đọc cho HS nghe hoặc phát cho HS mẩu giấy ghi sẵn nội dung đoạn truyện thiếu nhi.
- Y/c HS suy nghĩ, vẽ tranh theo nội dung câu chuyện, sắp xếp thứ tự sự kiện và kể lại câu chuyện theo tranh vẽ.
- GV HD mẫu ( Đoạn truyện : áo choàng của cải bắp- Tài liệu Thân thiện với môi trường tr. 213 ) 
* Kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của các nhân vật khác nhau.
- Giao nhiệm vụ
- Lưu ý : Có thể thêm bớt các từ ngữ nhưng phải giữ được ý chính và cách biểu hiện của nhân vật.
- Tổ chức thi kể trước lớp
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS về nhà thực hành
- Hát
- Nghe
- Nghe giới thiệu
- HS lắng nghe và cố gắng ghi nhớ những
chi tiết quan trọng nhất trong đoạn truyện.
- HS vẽ tranh theo nội dung đoạn truyện
- Theo dõi mẫu
- HS tập kể trong nhóm 2
- Nghe
- 2 -3 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
+ Kể đúng nội dung
+ Sáng tạo
+ Hấp dẫn
- Nghe - ghi nhớ nhiệm vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29(1).doc