Giáo án các môn khối 5 - Tuần 34 - Trần Thị Thuý

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 34 - Trần Thị Thuý

Tập đọc

Tiết 67:LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

* Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.

* Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi

* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

* Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

2. Đọc-hiểu

* Hiểu các từ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.

* Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ).

* Hs khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em ( CH4)

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 34 - Trần Thị Thuý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
Tiết 67:Lớp học trên đường
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.
* Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
2. Đọc-hiểu
* Hiểu các từ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.
* Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ).
* Hs khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em ( CH4) 
II. Đồ dùng
* GV chuẩn bị tập chuyện không gia đình cuả Héc-to Ma-lô.
* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài, ghi đb lên bảng.
B. H/d luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
- HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b, Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học ?
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Ghi nội dung chính của bài.
c, Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài:
+ Treo bảng phụ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhậ xét, cho điểm HS.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò.
- Dặn HS về nhà CB bài sau. 
- Hát.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- HS ghi đb vào vở.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp đọc 2 vòng.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên bảng điều khiển cả lớp trao đổi tìm hiểu bài.
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
+ Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:
* Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
* Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
* Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập và trẻ em phải cố gắng, say mê học tập.
+ Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở.
- HS đọc bài theo vai:
+ HS 1: Người dẫn chuyện.
+ HS 2: Cụ Vi-ta-li.
+ HS 3: Rê-mi.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi luyện đọc.
Tuần 34
Thứ hai ngày tháng năm
Toán
Tiết 166 :Luyện tập.
I.Mục tiêu
-Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
- Làm bài tập 1, 2. 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (3)
- Y/c HS làm bt1 tiết 165.
- GV nx cho điểm.
2. Bài mới (30)
A.Giới thiệu bài mới,ghi đb lên bảng.
B.Hướng dẫn làm bài tập
- Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều
Bài 1 :
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém 
câu hỏi hướng dẫn làm bài:
+Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB chúng ta phải tính được gì?
+Chúng ta phải tính được vận tốc của xe máy
+Tính vận tốc của xe máy bằng cách nào?
+Tính vận tốc xe máy bằng cách lấy vận tốc ô tô chia 2 vì vận tốc của ôtô gấp đôi vận tốc xe máy
+Sau khi tính được vận tốc xe máy, em tính thời gian xe máy đi và tính hiệu thời gian 2 xe đi, đó chính là khoảng thời gian ôtô đến trước xe máy
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:(Nếu còn thời gian, cho hs làm)
- GV mời HS đọc đề toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng HS kém
gợi ý hướng dẫn làm bài
+Biết quãng đường 2 xe đã đi, biết thời gian cần để 2 xe gặp nhau, biết 2 xe đi ngược chiều, ta có thể tính được gì ? (tổng vận tốc của 2 xe)
+Biết tổng và tỉ số vận tốc của 2 xe, em hãy dựa vào bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó để tính vận tốc của mỗi xe
-GV nhận xét cho điểm HS
3.Củng cố :
- GV nhận xét tiết học
4.Dặn dò.
-Dặn dò HS về nhà cb bài sau. 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét
- HS ghi đb vào vở.
-3 HS lần lượt nêu về 3 quy tắc và công thức
 -1 HS đọc đề toán trước lớp
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm mộtphầntrongbài.HScảlớplàmbàivàovở 
a)2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
vận tốc của ô tô là :
120 : 2,5 = 48 (km/h)
b. nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà bình đến bến xe là:
15 0,5 = 7,5(km).
c. Thời gian người đó đi bộ là.
6: 5 = 1,2 (giờ).
1,2 giờ = 1giờ 12 phút.
- 1 HS đọc đề bài toán .
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vàp vở bài tập.
Bài giải .
Vận tốc của ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km / giờ)
thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ôtô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là.
3- 1,5 = 1,5 (giờ).
Đáp số : 1,5 giờ.
- 1 h/s đọc đề bài toán 
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 ( km)
Vận tốc của xe đi từ A là:
90 : ( 2+3) 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là:
90 – 36 = 54 ( km/ giờ)
Đáp số : 36 km / giờ và 54 km/ giờ.
Thứ ba ngày tháng năm
Toán
Tiết 167:Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về :
 - Kĩ năng giải các bài toán có nội dung hình học.
 - Làm các bài 1, 3(a,b).
II. Chuẩn bị .
- GV : đồ dùng dạy học.
- HS : đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS làm bt2 tiết 166.
- GV nx cho điểm.
2. Dạy học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học,ghi đb lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài tập và nêu y/c của bài tập.
- HD hs làm bài :
 + Đb cho biết gì, đb hỏi gì ?
 + Muốn tính số tiền mua gạch thì phải tính gì ?
 + Muốn tính S nền nhà ta phải tính gì ?
 + Muốn tính chiều rộng ta làm thế nào ?
 + Nêu cách tính S viên gạch hình vuông ? 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập ,cả lớp làm bài vào vở .
- Gv nhận xét sửa sai .
Bài 2.(Nếu còn thời gian, cho hs làm)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài .
- 1 HS lên bảng làm bài và cả lớp làm bài vào vở , GV theo dõi nhận xét và sửa sai .
- Cho HS chữa bài vào vở .
Bài 3.
 – 2 HS đọc và nêu cách gải bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm dưới lớp làm vào vở , GV theo dõi HD và kiểm tra sửa sai cho HS .
- Cho điểm những hS làm bài đúng .
3: Củng cố:
- GV nhận xét giờ học .
4.Dặn dò.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1HS 
- HS ghi đb vào vở.
Bài 1.
Bài giải.
 Chiều rộng của nền nhà là :
8 = 6(m)
 Diện tích của nền nhà .
6 8 = 48 (m2) = 4800 dm2.
 Mỗi viên gạch có diện tích là .
4 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần để nát nền nhà:
4800 : 16 = 300 ( viên) .
Số tiền dùng để mua gạch là.
20000 300 = 6000000 ( đồng).
 Đáp số : 6000000 đồng 
- 1 HS 
- 1HS 
S ht = ( a+ b ) h : 2
HS nêu :
H = S ht 2 : ( a + b )
Bài giải:
Cạnh của mảnh đất hình vuông là.
96 : 4 = 24 (m).
Diện tích mảnh đất hình vuông hay chính là diện tích mảnh đất hình thang là:
24 24 = 576 (m2)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là 
576 : 36 = 16 (m)
Tổng hai đáy của hình thang là:
36 2 =72 (m)
Độ dài đáy lớn của HT là:
( 72 + 10 ) : 2 = 41 (m)
Độ dài đáy bé của hình thang là.
72 – 41 = 31 (m)
ĐS : 16m: 41m: 31m.
 - HS làm bài tập 3:
Bài giải:
Chu vi của hình chữ nhận ABCD là:
( 28 + 84 ) 2 = 224(cm).
Diện tích của hình thang EBCD là.
( 28 + 84 ) 28 : 2 = 1568 ( cm2) .
BM = MC = AD : 2 = 18 :2 = 14 (cm)
Diện tích của hình tam giác vuông EBM là :
28 14 : 2 = 196(m2)
Diện tích của hình tam giác vuông CDM là 
84 14 : 2 = 588(cm2)
Diện tích của hình tam giác EMD là .
1568 – 196 – 588 = 784 (cm2 ).
 Đáp số: 784 (cm2 ).
Lịch sử
Tiết 34:Ôn tập học kì 2
I.Mục tiêu:
Học xong bài này, hs biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ 1858 đến nay
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám 1945 và đại thắng mùa xuân 1975
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính ViệtNam
- Phiếu học tập
II. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ (2)
- Kiểm tra bài học của HS
2, Bài mới(35)
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
a, Hoạt động 1: 
- Gv dùng bảng phụ, cho hs nêu ra 4 thời kì:
+Từ năm 1858 đến năm 1945
+Từ năm 1945 đến năm 1954
+Từ năm 1954 đến năm 1975
+ Từ năm 1975 đến nay.
b, Hoạt động 2:
Chia lớp thành 4 nhóm, nêu nhiệm vụ
+ Nội dung chính của từng thời kì
+ Các niên đại quan trọng
+ Các sự kiện lịch sử chính
+ Các nhân vật tiêu biểu
- Gv bổ sung.
C, Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Gv nêu ngắn gọn: Từ năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3, Củng cố :
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
4.Dặn dò.- Cb ôn tập để KT. 
- HS ghi đb vào vở. 
- Nêu ra 4 thời kì
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Kể chuyện 
Tiết 34:Kể chuyện được chứng kiến 
hoặc tham gia
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
 * Kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia
 * Biết cách sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
 * Hiểu được ý nghĩa việc làm của nhân vật.
 *  ... hời gian ôtô du lịch đi trước ôtô trở hàng là:
 8 – 6 = 2 ( giờ)
Quãng đường ôtô đi trong 2 giờ là.
 45 2 = 90 ( km) 
Sau mỗi giờ ôtô du lịch đến gần ôtô trở hàng là :
60- 45 = 15(km)
Thời gian để ôtô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là :
 90 : 15 = 6 (giờ)
Ôtô du lịch đuổi kịp ôtô trở hàng lúc :
 8+ 6 = 14 (giờ) 
Đáp số : 14 giờ hay 2 giờ.
Chính tả
Tiết 34:Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu
Giúp HS:
* Nhớ-viết chính xác, đẹp hai khổ thơ cuối bài thơ Sang năm con lên bảy.
* Thực hành luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II. Đồ dùng dạy-học
Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ (3)
- Gọi 1 Hs lên bảng đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở tên một số các cơ quan, tổ chức ở bài 9 trang 147 SGK.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài,ghi đb lên bảng.
B. Hướng dẫn nghe-viết chính tả
a, Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.
- Hỏi:
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
c, Viết chính tả
Nhắc HS lưu ý lùi vào 2 ô rồi mới viết chữ đầu dòng thơ. Giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
d, Soát lỗi, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu em làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS: Kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Hỏi: khi viết tên các cơ quan, xí nghiệp , công ty em viết như thế nào?
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – bổ xung.
3. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung bài.
4.Dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
- NX chung tiết học. 
- 2 HS lên bảng.
- HS ghi đb vào vở.
- 3HStiếp nối nhau đọc thành tiếng
- Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tưởng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.
- Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời , do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.
- HS tìm và nêu các từ khó .
- HS viết bài
- HS soát nỗi chính tả.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào bảng nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tên cơ quan, xí nghiệp, công ty được viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. 
Khoa học 
Tiết 68:Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs có khả năng:
- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường
- Bổ sung BVMT.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình và thông tin trang 140, 141SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(4)
- Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước?
- GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới(40)
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
A, Hoạt động 1:Quan sát 
* Mục tiêu: Giúp hs
- Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các biện pháp bỏ vệ môi trường trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?
- 1, 2 em
- hs ghi đb vào vở.
- Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú tương ứng với hình nào?
- Hs trình bày: Hình 1-b, hình 2-a, hình3-e, hình4-c, hình 5-d
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốcgia
Cộngđồng
Giađình
a, Ra luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
x
x
x
b, Mọi người phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường
x
x
c,Làm ruộng bậc thang để giữ đất, giữ nước
x
x
d, Xử lí rác thải bằng cách cho nước thải qua bộ phận xử lí nước thải.
x
x
x
* Kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mỗi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ vào lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
B, Hoạt động 2: Triển lãm
* Mục tiêu:
Rèn cho hs kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: làm việc cả lớp
3, Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò.
- CB bài sau. 
- Trưng bày các tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường lên giấy khổ to.
- Treo sp và thuyết trình.
Luyện từ và câu
Tiết 68:Ôn tập về dấu câu
 ( Dấu gạch ngang)
I: Mục tiêu.
 - Lập được bảng tổng kết về t/d của dấu gạch ngang; tìm được các dấu gạch ngang và nêu được t/d của chúng.
II:Đồ dùng dạy học.
GV : Đồ dùng dạy học.
HS : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1: Kiểm tra bài cũ (3)
- Y/c HS đọc đoạn văn ở bt 4 tiết 67.
- GV nx cho điểm.
2: Dạy học bài mới (30)
A. Giới thiệu bài.
GV nêu nội dung yêu cầu của bài học,ghi đb lên bảng.
B. Hướng dẫn H/S làm bài tập.
Bài 1.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài và đoạn văn của bài tập.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc .
- Yêu cầu HS làm bài.
-Gv mở bảng phụ cho HS nhìn lại và đọc tác dụng của dấu ngạch ngang .
Bài 2. 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
+Tìm dấu ngạch ngang trong mẩu tryện : Cái bếp lò .
+ Nêu tác dụng của dấu ngạch ngang trong từng trường hợp .
- Yêu cầu HS nêu và GV nhận xét sửa sai.
3: Củng cố .
-Gv nhận xét tiết học .
4.Dặn dò.
- Dặn HS về nhà học bài.
- CB bài sau. 
-2 HS đọc.
- HS ghi đb vào vở.
- 2 HS 
- HS làm bài.
- HS thông báo kết quả bài làm.
+ Tác dụng của dấu ngạch ngang .
Dấu ngạch ngang dùng để đánh dấu:
*Chố bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại 
 * Phần chú thích trong câu.
* Các ý trong một đoạn liệt kê.
- HS đọc từng câu , đoạn văn , làm bài vào vở .
- Tác dụng của dấu ngạch ngang.
( như trong 3 phần nêu trên yêu cầu HS nêu VD minh hoạ chứng minh trong đoạn văn).
- HS làm bài 2 theo HD của GV .
- HS nhận xét sửa sai .
Thứ sáu ngày tháng năm 
Toán
Tiết 170 :Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về :
- Củng cố kĩ năng thực hành các phép tính cộng , trừ , nhân , chia, 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính .
- Giải bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm 
- Làm bài tập 1(cột1), 2(cột1), 3. 
II. Chuẩn bị:
GV : đồ dùng dạy học .
HS : đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1 Ôn định tổ chức .
2 Kiểm tra bài cũ .
- Y/c HS làm bt 2 tiết 169.
- GV nx cho điểm.
3 Dạy bài mới . 
1 . GV giới thiệu bài mới.
- Gv nêu nội dung yêu cầu bài học,ghi đb lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1.Yêu cầu HS làm bài tập , khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách giải các phép tính nhân chia số đo thời gian.
- GV yêu cầu HS chữa bài của bạn trên bảng lớp .
- Gv nhận xét và chữa bài làm của HS , cho điểm HS làm bài đúng .
Bài 2 :
- Nêu cách tìm thừa số, số bị chia, số chia chưa biết ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gv Yêu cầu HS chữa bài làm trên bảng 
- GV nhận xét và sửa sai 
a; 0,12 X = 6 .
 X = 6: 0,12
 X = 50 .
C, 5,6 : x = 4 
 X= 5,6 : 4 
 X = 1,4.
Bài 3.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài làm và làm bài tập .
- Gọi HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở .
- GV nhận xét và chữa bài trên bảng cho HS .
- Bài 4.( nếu có thời gian, cho hs làm )
- GV HD h/s làm bài và chữa bài cho HS .
- Gọi HS lên bảng làm bài và chữa bài cho điểm hS làm bài đúng .
- GV nhận xét sửa sái và chữa bài cho điểm HS làm bài đúng .
4 Củng cố.
- GV nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
5.Dặn dò.
- Dặn HS về học bài và ôn bài 
Hát .
-2 HS lên bảng làm.
- HS ghi đb vào vở.
- HS làm bài tập .
- Trình bày bài tập và nhận xét chữa bài của bạn .
b. x : 2,5 = 4 .
 x = 4 2,5 .
 x = 10.
D, X 0,1 = 
 X = : 0,1.
 X = 4.
Bài giải .
Tỉ số phần trăm của số kg đường bán trong ngày thứ ba là.
100% - 35% - 40% = 25% .
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số kg đường là.
2400 25 : 100 = 600(kg).
Đáp số : 600kg.
HS làm bài tập 4.
Bài giải .
Vì tiền vốn là 100% , tiền lãi là 20% nên số tiền bán hàng 1800 000 chiếm số phần trăm là :
100 % + 20% = 120 %.
Tiền vốn để mua hoa quả là.
1800 000 : 120 100 =1500000(đồng)
Đáp số : 1500 000 đồng.
Tập làm văn
Tiết 68:Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
 * Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
 * Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
 * Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy-học
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp, cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Chấm điểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh của HS.
- Nhận xét ý thức học của HS.
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài,ghi đb lên bảng.
B. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài của HS.
* Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề nh thế nào?
+ Bố cục của bài văn.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ nhữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật lên hình dáng, hoạt động và tính tình của người được tả.
* Nhược điểm:
+ GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
* Lu ý: Không nêu tên những HS mắc lỗi trước lớp.
- Trả bài cho HS.
C. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gợi ý HS viết lại HS khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài kết bài đơn giản.
+ Đoạn văn chưa sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
3. Củng cố:
- Nhân xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của bạn điểm cao để đọc và viết lại bài văn.
4.Dặn dò.
- Dăn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
-HS ghi đb vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 34ha gv.doc