Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Sơn Hà

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Sơn Hà

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG(163)

 (THEO PHƠ- BƠ)

I: MỤC TIÊU :

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện .

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Cách nghĩ của các em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.( trả lời được các câu hỏi ) .

II:HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ :

HS đọc bài tập đọc “ Trong quán ăn Ba cá bống” ? nêu ND?

B. Bài mới .

 1.Giới thiệu bài

 2.Luyện đọc và tìm hiểu bài

 a)Luyện đọc

 -HS tiếp nối nhau đọc bài.

-GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải

 -HS luyện đọc theo cặp .

-Hai HS đọc cả bài

-GV đọc diễn cảm

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Sơn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng(163)
	(Theo Phơ- bơ)
I: Mục tiêu :
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện . 
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Cách nghĩ của các em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.( trả lời được các câu hỏi ) . 
ii:Hoạt động dạy học 
Bài cũ :
HS đọc bài tập đọc “ Trong quán ăn Ba cá bống” ? nêu ND?
Bài mới .
 1.Giới thiệu bài 
 2.Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a)Luyện đọc 
 	-HS tiếp nối nhau đọc bài. 
-GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
 	-HS luyện đọc theo cặp .
-Hai HS đọc cả bài 
-GV đọc diễn cảm 
 b). Tìm hiểu bài 
 	-Một HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn một 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của GV 
 *Cho hoc sinh đọc đoạn 1
 -Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
 -Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
 -Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nha vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
 -Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
*Cho hoc sinh đọc đoạn 2
 -Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
 - Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mắt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
*Cho Hoc sinh đọc đoạn 3:
 - Sau khi biết rõ công chúa công chúa muốn có mặt trăng theo ý nằng chú hề đã làm gì?
 - Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
- Cô công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi nếu có mặt trăng.
- Nhà vua cho tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đắt nước của nhà vua
- Trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ mặt trăng như thế nào đã. Chú hề cho rằng công chúa nghĩ mặt trăng không giống người lớn nghĩ.
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa
Mặt trăng treo ngang ngọn cây
Mặt trăng được làm bằng vàng
- Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn và đặt ngay một mặt trăng bằng vàng
 -Khi thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn
c)HS đọc diễn cảm 
Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
Cả lớp luyện đọc khi đọc diễn cảm 
3: Củng cố ,dặn dò : - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 toán
luyện tập
I:mục tiêu
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng:
 - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số
 - Biết chia cho số có 3 chữ số.
 - HS làm bài 1(a); 3 (a).
 - HS khá, giỏi làm toàn bộ. 
ii. hoạt động dạy học 
Bài1: HS TB, yếu chỉ làm câu a.
HS khá, giỏi làm cả bài.
Học sinh đặt tính rồi tính
 Cho học sinh tính kết quả. 
 	Gọi học sinh lên bảng làm 
Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi.
HS làm bài sau đó chữa.
Tóm tắt
240 gói : 18 kg
1 gói : ? kg
Giải
18 kg = 18000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là:
18000 : 240 = 75 (g)
Đáp số: 75 g
Bài 3 : HS TB, yếu chỉ làm câu a.
HS khá, giỏi làm cả bài.
HS làm bài sau đó chữa
Bài giải
Chiều rộng của sân bóng là:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân bóng là:
(105 + 68) x 2 = 346 (m)
Đáp số: Chiều rộng: 68 m
 Chu vi : 346 m
3. Củng cố- dặn dò:- Chốt lại ND bài học.
 
khoa học
ôn tập và kiểm tra học kì i
I: Mục tiêu :
Giúp Hoc sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về:
 	- Tháp dinh dưỡng cân đối
- Một số chất của nước và không khí, thành phần chính của không khí, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 
II: Hoạt động dạy học 
HĐ1:Trò chơi ai nhanh ai đúng?
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Bước 2: Trình bày sản phẩm
Bước3 : Gv ghi sẵn câu hỏi ở SGK vào phiếu. 
-Đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.
- GV cho điểm vào sổ.
Kết thúc hoạt động này, nếu nhóm nào có nhiều bạn được điểm cao là thắng cuộc. 
Hoạt động2: Triển lảm
-Bước 1: Nhóm trưởng nêu yêu cầu các bạn đưa tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được đưa ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
-Ví dụ: Vai trò của nước, vai trò của không khí, củng có thể có đồ chơi có liên quan đến việc ứng dụng
Bước 2: Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày
GV cùng đánh giá , nhận xét chọn đội nhất, đội nhì.
 III. Củng cố - dặn dò: - Chốt lại ND cần nhớ. 
Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
Trò chơi “ nhảy lướt sóng”
I: Mục tiêu
- Thực hiện cơ bản đúng đi kiễng gót hai tay chống hông.
- Tâp hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
Ii: Địa điểm , phương tiện 
	-Trên sân trường gv kẻ sẵn các vạch tập đi theo vạch kẻ thẳng
	- Còi 	 
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu
	-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 2. Phần cơ bản
 a: Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản 
GV hướng dẫn HS
 -Ôn đi kiểng gót hai tay chống hông. 
 -Phối hợp ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 
 - Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng 
 - Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
b. Trò chơi vận động: “Nhảy bước sóng”. 
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .
	Cho hs chơi thử một lần .
	Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
- GV cùng HS hệ thống lại bà
Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2010
 toán 
 luyện tập chung 
I: Mục tiêu :
Thực hiện các phép tính nhân chia.
Biết đọc thông tin trên biểu đồ.
HS làm bài 1 Bảng 1 ( 3 cột đầu) ; bảng 2 ( 3 cột đầu) ; bài 4 ( a,b).
HS khá, giỏi làm hết các bài còn lại. 
II:Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: - 2 em lên bảng làm BT1? 
 - Kiểm tra VBT.
2. Bài mới: 
Bài 1: HS TB, yếu làm mỗi cột 3 bảng.
HS khá, giỏi làm cả bài.
- HS tính tích hai thừa số rồi ghi vào vở.
- Hoc sinh tìm thương của hai số hoặc tìm số bị chia hay số chia rồi ghi 
vào vở : 
Thừa số 
27
23
23
152
134
134
Thừa số
23
27
27
134
152
152
Tích 
621
621
621
20368
20368
20368
Số bị chia 
66178
66178
66178
16250
16250
16250
Số chia 
203
203
326
125
125
125
Thương 
326
326
203
130
130
130
Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi.
HS đặt tính rồi tính , sau đó nêu kết quả 
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi.
Các bước giải.
 	Bài giải
Sở giáo dục- Đào tạo đã nhận được số bộ đồ dùng dạy toán là:
40 x 468 = 18720( bộ)
Mỗi trường nhận được số bộ đồ dùng dạy toán là:
18720 : 156 = 120 (bộ)
Đáp số: 120 bộ đồ dùng dạy toán
Bài 4: HS TB, yếu làm câu a,b.
HS khá, giỏi làm cả bài.
Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ rồi trả lời
a) Tuần 1 bán được 4500 cuốn sách
Tuần 4 bán được 5500 cuốn sách
Tuần 1bán ít hơn tuần 4 số cuốn sách là:
5500 – 4500 = 1000( cuốn)
b) Tuần hai bán được 6250 cuốn sách
Tuần ba bán được 5750 cuốn sách
Tuần 2 bán đựơc nhiều hơn tuần 3 số cuốn sách là:
6250 –5750 =500( cuốn)
c)Trung bình mỗi tuần bán đượclà
(4500 + 6250 + 5750 +5500 ) : 4 =5500 ( cuốn )
Đáp số : 5500 cuốn
3. Củng cố dặn dò: - Chốt lại ND tiết học. 
Luyện từ và câu
Câu kể ai làm gì?
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được câu kể ai làm gì ?
- Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể ai làm gì. Từ đó biết vận dụng kiểu câu kể ai làm gì vào đặt câu hoặc viết thành đoạn văn ,.....
II. hoạt động dạy học
A. Bài cũ : -Nêu phần ghi nhớ của bài luỵên từ và câu tiết trước ?
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
	Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
Hướng dẫn luyện tập.
a. Phần nhận xét:
Bài 1,2: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. 
- Học sinh tự làm vào vở 
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ chỉ người hoặc vật hoạt động
- Người lớn đánh trâu ra cày
- Các cụ già nhật cỏ đốt lá
- Mấy đứa bé bắc bếp thổi cơm
-Các bà mẹ tra ngô 
-Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ 
-Lũ chó sủa om cả rừng 
Đánh trâu ra cày
Nhặt cỏ đốt lá
Bắc bếp thổi cơm
Tra ngô 
Ngủ khì trên lưng mẹ 
Sủa om cả rừng 
Người lớn
Các cụ già
Mấy đứa bé
Các bà mẹ 
Các em bé 
Lũ chó
Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở
Sau đó làm miệng trước lớp 
Câu
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
Câu hỏi cho từ chỉ người hoặc vật hoạt động
- Người lớn đánh trâu ra cày
- Các cụ già nhật cỏ đốt lá
-Mấy đứa bé bắc bếp thổi cơm
-Các bà mẹ tra ngô 
-Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ 
-Lũ chó sủa om cả rừng 
Người lớn làm gì?
Các cụ già làm gì?
Mấy đứa bé làm gì?
Các bà mẹ làm gì ?
Các em bé làm gì ?
Lũ chó làm gì ?
Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ đốt lá?
Ai bắc bếp thổi cơm ?
Ai tra ngô ?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ ?
Con gì sủa om cả rừng ?
GV và HS cả lớp nhận xét 
b. Luyện tập
Bài 1: Cho học sinh đọc đề rồi tự làm vào vở
Câu 1 : cha tôi làm cho tôi cái chổi cọ để quét nhà , quét sân .
Câu 2 : Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ , treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau .
Câu 3 : Chị tôi đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu .
Bài 2: Cho học sinh đọc đề rồi tự trao đổi theo cặp
Ví dụ : Câu: Cha tôi /làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
 CN VN
Mẹ /đựng hạt giống đầy móm lá cọ , treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau .
CN VN
Chị tôi /đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu .
CN VN
Bài 3: Cho học sinh đọc đề rồi tự làm vào vở 
Ví dụ: 
 -Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân, vươn vai tập thể dục. Sau đó. Em đánh răng, rửa mặt.
3. Củng cố - dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ.
	 - Nhận xét giờ học.
Lịch sử
ôn tập 
I:Mục tiêu
Ôn tập củng cố kiến thức đã học trong 15 bài lịch sử đã học.
Học sinh nhớ các mốc lịch sử của nước ta ngay từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước
Kể tên được các sự kiện lịch sử tiêu biểu và trình bày tóm tắt được các sự kiện lịch sử đó 
II . Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: 	 
Thảo luận về: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? ở khu vực nào trên đất nước ta?Kinh đô đặt ở đâu ?Dứng đầu nhà nước là ai ?
(Nước Văn Lang ra đời vào 700 năm TCN, trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung bộ hiện nay nước Văn Lang ra đời.Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ).Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương )
Câu 2: Nêu những hoạt động chính của người dân nước Văn Lang?
Câu 3: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?Nêu những thành tựu sâu sắc về quốc phòng của ngươì dân Lạc Việt là gì?
 Hoạt động 2: 
Ôn tập: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập( 179 TCN đến năm 938)
Câu 1 ...  tả 1 đồ chơi em thích . 
B: Bài mới :
1 :Giới thiệu bài .
2 : Phần nhận xét.
 - Ba Hoc sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc lại bài “ Cái cối tân” suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn để xác định đoạn văn trong bài, nêu ý nghĩa của mỗi đoạn.
- Hoc sinh phát biểu ý kiến – cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài văn có 4 đoạn;
Mở bài: Đoạn 1 : Giới thiệu về cái cối được tả trong bài.
Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
 Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối.
Kết bài: Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối.
3.Phần ghi nhớ :
- Ba bốn Hoc sinh đọc lại nôi dung cần ghi nhớ trong sgk.
4.Phần luyện tập:
Bài tập 1: 
- Một Hoc sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thân bài “Cây bút máy.”
Hoc sinh làm bài – phát biểu ý kiến và giáo viên nhận xét.
Bài văn gồm có 4 đoạn . Mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn . 
Đoạn 2 : Tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy .
Đoạn 3 : Tả cái ngòi bút. 
Câu mở đầu đoạn 3 : Mở nắp ra em thấy cái ngòi sáng loáng hình lá tre , có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ .
Câu kết đoạn : Ròi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị trè trớc khi cất vào cặp.
Đoạn văn tả cái ngòi bút , công dụng của nó , các bạn hs giữ gìn ngòi bút. 
Bài tập 2:
- Hoc sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ để viết bài, GV nhắc các em chú ý
+ Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em ( không vội tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài.)
+Để viết đoạn văn đạt yêu cầu, em cần quan sát kỹ chiếc bút về hình dáng kích thước, màu sắc, chất liệu cấu tạo, chú ý đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác với các bạn.
+Tập diễn đạt sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc
- Hoc sinh viết bài 
- Một số Hoc sinh nối tiếp nhau đọc bài viết
 5. Cũng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học .
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đạo đức
yêu lao động( tiết 2) 
I:Mục tiêu:	
Học xong bài này hs có khả năng :
Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trương, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
HS khá, giỏi biết được ý nghĩa của lao động.
GDKS : - Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
 - Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân 
Biết phê phán những biểu hiện chây lười trong lao động 
II:Hoạt động dạy học
HĐ1 : Đóng vai 
Hoc sinh thảo luận theo nhóm , mõi nhóm đóng vai một tình huống
Đại diện các nhóm trình bày 
Gv phỏng vấn học sinh đóng vai
Thảo luận cả lớp
Hỏi: Cách cư xử với người lao động trong mỗi tính huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
Em cảm thấy thế nào khi cư xử như vậy?
Gv kết luận về cách cư xử như vậy phù hợp trong mỗi tình huống.
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm( Bai tập 5 SGK)
Hoc sinh trình bày sản phẩm theo nhóm
Cả lớp nhận xét
GV nhận xét chung
Kết luận chung: Mời 3-4 em đọc to phần ghi nhớ
Hoạt động nối tiếp:
- Thực hiện kính trọng biết ơn người lao động.
GV nhận xét tiết học , dặn dò chuẩn bị cho tiết sau 
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 
I:mục tiêu 
Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dấu hiệu mở đầu đoạn văn ( BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách ( Bt2, BT3).
ii. hoạt động dạy học
 A.Bài cũ :
- Một hs nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
B. Bài mới :
1: Giới thiệu bài 
- Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học.
2: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
1 Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh.
Học sinh phát biểu và chốt lại lời giải đúng.
 a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?(cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài).
b) Xác định nọi dung miêu tả từng đoạn văn.
	Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dày đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
	Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi.
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ?
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Học sinh đặt chiếc cặp của mình ra phía trước và quan sát để viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiéc cặp theo các gợi ý a,b,c.
Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
 Gv nhận xét.
Bài tập 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Gv nhắc Học sinh chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp của mình.
- Học sinh quan sát và làm bài.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày trước lớp. 
3 : Củng cố , dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
Toán
luyện tập 
I:mục tiêu 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
- HS làm bài 1;2;3.
- HS khá, giỏi làm thêm bài còn lại. 
 ii. hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
 - Yêu cầu Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho ví dụ?
 - Yêu cầu Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 và cho ví dụ?
2. Thực hành:
Bài 1 : Dành cho HS cả lớp.
Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. Khi chữa bài, Gv cho Hoc sinh nêu các só đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
a)Số chia hết cho 2 là 4568 ;66814; 2050 ;3576 ;900
b)Số chia hết cho 5 là2050 ;900 ;2355
Bài 2 : Dành cho HS cả lớp.
Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài.
Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 2 là 128 ;346 ;574 
Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5 là 140 ;890 ; 875
Bài 3 : Dành cho HS cả lớp.
 Gv cho học sinh tự làm bài - Chữa bài
a) Số vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 là 480 ;2000 ; 9010 
b) Số chia hết cho 2 , không chia hết cho 5 là 296 ; 324
c) Số chia hết cho 5 , không chia hết cho 2 là 480 ; 2000 ; 9010 ;3995
Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi.
Gv cho học sinh nhận xét bài 3, khái quát kết quả phần a và nêu: Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5.
Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
Gv cho Hoc sinh thảo luận theo từng cặp sau đó nêu kết quả: Vì 10 < 20mà 10 chia hết cho 5 hoặc 10 chia hết cho 2 . Nên: Loan có 10 quả táo.	
*GV nhận xét , dặn dò .	
khoa học
Ôn tập học kì i 
I: Mục tiêu :
Ôn tập các kiến thức về:
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt và sản xuất vui chơi, giải trí. 
Ii :Hoạt động dạy học 
1. Gv chép đề bài trên bảng.
 Câu 1: Nêu quá trình hình thành của mây? mưa từ đâu ra? 
Câu 2: Trong quá trình sống con người lấy những gì ở môi trường và thải ra từ môi trường những gì?
 Câu 3: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
 	Câu 4: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 Câu 5: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Câu 6 : Nêu các tính chất của không khí .
2. Biểu điểm :
Câu 1 : 1,5 đ
Câu 2 : 1,5đ
Câu 3 : 2đ
Câu 4 : 2đ
Câu 2 : 2đ
Câu 6: 1 đ
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: 
 - Tổ chức hướng dẫn học sinh:
Sinh hoạt lớp cuối tuần 17. Học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của cá nhân, lớp trong tuần học
Học sinh đề ra nhiệm vụ thi đua tuần học 18.
Bình chọn học sinh được tuyên dương trong tuần. Phê bình những học sinh vi phạm nội quy.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh về: Nề nếp, học tập, vệ sinh.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần tới
Học sinh đăng ký thi đua( Cá nhân, tổ, lớp)
ý kiến của giáo viên chủ nhiệm
+ Yêu cầu về vệ sinh: lớp học và khu vực vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.
+ Nề nếp: giữ trật tự trong sinh hoạt 15 phút và các giờ học, hoạt động ngoài trời.
+ Học tập: Có đủ đồ dùng học tập, làm bài kịp thời theo từng tiết học, từng ngày.
III. Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt lớp.
Nhận xét mọi hoạt động trong tuần và kế hoạch tuần tới.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp 
I.mục tiêu
	Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
	- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động lên lớp
1:Lớp sinh hoạt:
	 Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
 2: Kế hoạch tuần tới:Gv nêu kế hoạch.
Kĩ thuật: 
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3).
I. Mục tiêu: đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Hoạt động dạy-học:
HĐ1: HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình.
HĐ2: Đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm của mình.
- GV gọi từng tốp HS lên phân loại- Gv cùng các tổ trưởng lên chấm lại.
III. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, chuẩn bị học chương II.
Toán
Luyện tập chung 
I:mục tiêu :
	Giúp HS ôn tập củng cố hoặc tự kiểm tra :
	-Thực hiện phép tính với số tự nhiên.
	Thu thập một số thông tin từ bản đồ.
	Diện tich hình chữ nhật và so sánh các số đo diện tích.
	Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. 
ii. hoạt động dạy học 
Bài 1: Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
	a. Khoanh vào B b. khoanh vào C c.khoanh vào D 
	d. Khoanh vào B e. khoanh vào C
	Lưu ý:Sau khi học sinh chữa bài GV nêu câu hỏi để Hoc sinh giải thích vì sao khoanh vào chữ cái đó.
Bài 2: Hướng dẫn nhìn vào biểu đồ để Hoc sinh trả lời như sau:
	a. Thứ năm có mưa nhiều nhất
	b. Thứ sáu có mưa trong hai giờ
	c. Ngày không có mưa trong tuần lễ là ngày thứ tư
Bài 3: Hoc sinh có thể trình bày bài làm như sau:
 Bài giải
 Hai lần số hoc sinh nam của trường đó là:
 672 – 92 = 580 (học sinh )
 Số học sinh nam của trường đó là:
 580 : 2 = 290 (học sinh )
 Số học sinh nữ của trường đó là:
+ 92 = 382( học sinh )
 Đáp số: 290 học sinh nam
 382 học sinh nữ
*Gv nhận xét , dặn dò. 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp 
I.mục tiêu
	Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
	- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động lên lớp
1:Lớp sinh hoạt:
	 Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
2: Kế hoạch tuần tới:
_________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan17a.doc