Giáo án Công nghệ 11 - Phùng Đức Minh - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Công nghệ 11 - Phùng Đức Minh - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

I. MỤC TIÊU: Qua bài dạy giáo viên cần giúp cho học sinh:

 1. Kiến thức:

 Hiểu được một số nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.

 2. Kĩ năng:

 Biết cách trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật

 3. Thái độ:

 Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.

 

doc 97 trang Người đăng huong21 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Phùng Đức Minh - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Vẽ Kĩ THUậT
 Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở 
Ngày soạn:.//
Ngày giảng:.//..
Tiết 1
Ngày duyệt:.//
Người duyệt:..
bài 1: TIÊU CHUẩN TRìNH BàY MộT BảN Vẽ Kĩ THUậT
I. mục tiêu: Qua bài dạy giáo viên cần giúp cho học sinh:
 1. Kiến thức:
 Hiểu được một số nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
 2. Kĩ năng: 
 Biết cách trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật
 3. Thái độ: 
 Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
ii. chuẩn bị bài dạy:
 1. Giáo viên:
 - nghiên cứu kĩ bài 1 SGK công nghệ 11.
 - Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
 2. Học sinh:
 - Đọc trước bài từ nhà.
 - Xem lại kiến thức liên quan trong sách giáo khoa công nghệ 8.
III. hoạt động dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm diện:
Lớp
11A
11B
11C
11D
11E
11G
11H
11I
11K
11M
Sĩ số
Ngày dạy
Vắng
 3. Bài mới:
ở lớp 8 các em đã được biết một số tiêu chuẩn về trình bày BVKT. Để hiểu rõ hơn các TCVN về BVKT ta vào bài 1.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
- GV: Tại sao BVKT phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất?
GV giới thiệu vắn tắt về TCVN và TCQT về BVKT. 
ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT.
Hoạt động 2: Giới thiệu khổ giấy
- GV: Đặt câu hỏi:
 + Vì sao bản vẽ phải theo các khổ giấy nhất định?
 + Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến việc sản xuất và in ấn?
- HS: Trả lời.
- GV : Kết luận (Quy định khổ giấy để thống nhất trong quản lí và tiết kiệm trong sản xuất).
- GV: 
 + Cho HS quan sát hình 1.1 SGK và đặt câu hỏi:
 Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0?
 + Cho HS quan sát hình 1.2 SGK và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên.
I. KHổ GIấY:
 Có 5 loại khổ giấy kích thước như sau:
 + A0 : 1189 - 841 (mm).
 + A1 : 841 - 594 (mm).
 + A2 : 594 - 420 (mm).
 + A3 : 420 - 297 (mm).
 + A4 : 297 - 210 (mm).
A1
A0
A3
A2
A4
Hoạt động 3: Giới thiệu tỉ lệ
- GV: Đặt câu hỏi:
 + Thế nào là tỉ lệ bản vẽ?
 + Các loại tỉ lệ?
 + Cho VD về các loại tỉ lệ?
- HS: Trả lời.
- GV: Kết luận.
Ii. tỉ lệ:
 - Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thật tương ứng đo được trên vật thể đó.
 - Có 3 loại tỉ lệ:
 + Tỉ lệ 1:1- Tỉ lệ nguyên hình.
 + Tỉ lệ 1:x- Tỉ lệ thu nhỏ.
 + Tỉ lệ x:1- Tỉ lệ phóng to.
Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ
- GV: Dựa vào bảng 1.2-1.3 đặt câu hỏi:
 + Các nét liền đậm , liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?
 + Hình dạng như thế nào?
 + Các nét khác?
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- GV: Kết luận.
Iii. nét vẽ: 
1. Các loại nét vẽ.
 - Nét liền đậm: Biểu diễn các đường bao thấy, cạnh thấy.
 - Nét liền mảnh: Biểu diễn các đường ghi kích thước, đường gióng.
 - Nét lượn sóng: Biểu diễn đường giới hạn một phần hình cắt.
 - Nét gạch gạch: Biểu diễn các đường bao khuất, cạnh khuất.
 - Nét gạch chấm mảnh: Biểu diễn các đường tâm, đường trục.
2. Chiều rộng nét vẽ.
 Chiều rộng: 0.13: 0.18: 0.25: 0.35: 0.5: 0.7: 1.4: 2 mm. Thường lấy chiều rộng nét liền đậm bằng 0.5 mm và nét liền mảnh bằng 0.25 mm.
Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết
- HS: Quan sát hình 1.4 nêu nhận xét về kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần của chữ.
- GV: Kết luận.
Iv. CHữ VIếT: 
1. Khổ chữ.
 - Khổ chữ (h) là là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ in hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1.8: 2.5: 14: 20 mm.
 - Chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.
2. Kiểu chữ.
 Thường dùng kiểu chữ đứng (Hình 1.4)
Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước
- GV: Quan sát hình 1.5- 1.6 nhận xét các đường ghi kích thước?
- HS: Trình bày các quy định về việc ghi kích thước.
- GV: Kết luận.
v. ghi kích thước: 
1. Đường kích thước.
 Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.
2. Đường gióng kích thước.
 Vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông góc với đường ghi kích thước.Vượt quá đường ghi kích thước một đoạn đường ngắn.
3. Chữ số kích thước.
 Chỉ trị số kích thước thực.
4. Kí hiệu : (SGK)
Hoạt động 6: Tổng kết đánh giá giờ học
 1. Nội dung: GVđặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của HS.
 2. Đánh giá:
 ý thức, thái độ học tập của học sinh trong giờ học:
 3. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
 + Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong SGK.
 + Đọc trước bài mới.	
Ngày soạn:.//
Ngày giảng:.//..
Tiết 2
Ngày duyệt:.//
Người duyệt:..
bài 2: hình chiếu vuông góc
I. mục tiêu: Qua bài dạy giáo viên cần giúp cho học sinh:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
 - Biết được vị trí của các hình chiếu trên BVKT.
 - Phân biệt được phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận dạng được các loại hình chiếu vuông góc trên một bản vẽ kĩ thuật.
 - Biết cách vẽ các loại hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
 3. Thái độ: 
 Làm việc theo quy trình, kiên trì, cẩn thận và yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị bài dạy:
 1. Giáo viên:
 - nghiên cứu kĩ bài 2 SGK công nghệ 11 và SGK công nghệ 8.
 - Chuẩn bị tranh vẽ các hình 2.1, 2.3- SGK hoặc mô hình một số vật thể đơn giản.
 2. Học sinh:
 - Đọc trước bài từ nhà.
 - Xem lại kiến thức liên quan trong sách giáo khoa công nghệ 8.
III. hoạt động dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm diện:
Lớp
11A
11B
11C
11D
11E
11G
11H
11I
11K
11M
Sĩ số
Ngày dạy
Vắng
3. Kiểm tra bài cũ: 
 + Thế nào là tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật?
 + Trên bản vẽ kĩ thuật các đường nét được biểu diễn như thế nào?
 3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 1)
- GV: Cho HS quan sát hình 2.1- SGK và đặt câu hỏi:
 + Trong PPCG 1 vật thể được đặt như thế 
nào so với các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh?
 + Sau khi chiếu mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào?
 + Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào?
- HS: Quan sát hình trả lời câu hỏi.
i. phương pháp chiếu góc I
 - Vật thể được đặt giữa người quan sát và các mặt phẳng hình chiếu.
- Vật thể chiếu được đặt trong góc tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
 - Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới, mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải một góc 90o để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.Khi đó:
 + Hình chiếu bằng đặt phía dưới hình chiếu đứng. 
 + Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 3)
- GV: Cho HS quan sát hình 2.3- SGK và đặt câu hỏi:
 + Trong PPCG 3 vật thể được đặt như thế nào so với các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh?
 + Sau khi chiếu mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào?
 + Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như thế nào?
- HS: Quan sát hình trả lời câu hỏi.
II. phương pháp chiếu góc iii
 - Các mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể chiếu.
 - Vật thể chiếu được đặt trong góc tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
 - Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở lên trên, mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang trái một góc 90o để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.Khi đó:
 + Hình chiếu bằng đặt phía trên hình chiếu đứng. 
 + Hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng.
Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá giờ học.
 1. Nội dung:
 + GVđặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của HS.
 + Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể.
 + Phân biệt phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba.
 2. Đánh giá:
 ý thức, thái độ học tập của học sinh trong giờ học:
 3. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
 + Trả lời các câu hỏi SGK.
 + Làm các bài tập trong SGK.
 + Đọc trước bài mới.	
Ngày soạn:.//
Ngày giảng:.//..
Tiết 3
Ngày duyệt:.//
Người duyệt:..
bài 3: thực hành
 vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
I. mục tiêu: Qua bài dạy giáo viên cần giúp cho học sinh:
 1. Kiến thức:
 - Vẽ được ba hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể đơn giản.
 - Ghi được kích thước của vật thể, bố trí hợp lý và đúng tiêu chuẩn các kích thước.
 - Biết cách trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
 2. Kĩ năng: 
 Rèn luyện kĩ năng phân tích và trình bày hình dạng, cấu tạo của một vật thể trên bản vẽ kĩ thuật thông qua các hình chiếu vuông góc.
 3. Thái độ: 
 Làm việc theo quy trình, kiên trì, cẩn thận và yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị bài dạy:
 1. Giáo viên:
 - nghiên cứu nội dung bài 3 SGK công nghệ 11.
 - Chuẩn bị tranh vẽ hình 3.1; 3.2 SGK và mô hình giá đỡ chữ L
 2. Học sinh:
 - Đọc trước bài từ nhà.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ và giấy A4.
III. hoạt động dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm diện:
Lớp
11A
11B
11C
11D
11E
11G
11H
11I
11K
11M
Sĩ số
Ngày dạy
Vắng
 3. Kiểm tra bài cũ:
 + Thế nào là hình chiếu vuông góc? Có mấy mặt phẳng hình chiếu vuông góc?
 + Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí các mặt phẳng hình chiếu như thế nào?
 4. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu nội dung thực hành
- GV: Cho HS quan sát hình 3.1 và giới thiệu nhiệm vụ của bài thực hành.
- HS: Chú ý quan sát và lắng nghe.
i. NộI DUNG THựC HàNH:
 - Lập bản vẽ ba hình chiếu của vật thể trên khổ giấy A4 theo kích thước đã cho.
 - Lấy VD giá đỡ hình chữ L (Hình 3.1)
Hoạt động2: Giới thiệu trình tự tiến hành bài thực hành
- GV: Nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4 như hình 3.8 và hướng dẫn học sinh thực hành từng bước.
 + Cách bố trí hình chiếu.
 + Cách vẽ các đường nét.
 + Cách ghi kích thước.
 + Cách kẻ khung bản vẽ, khung tên và hoàn thiện bản vẽ.
- HS: Chú ý quan sát, lắng nghe và làm theo giáo viên.
Ii. trình tự tiến hành:
 Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể và chọn hướng chiếu vuông góc với bề mặt vật thể.
 Bước 2: Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy A4 và bố trí các hình chiếu.
 Bước 3: Vẽ từng phần của vật thể bằng nét liền mảnh.
 Bước 4: Tô đậm các nét thấy và dùng các nét đứt để biểu diễn các đường bao khuất, cạnh khuất.
 Bước 5: Kẻ các đường gióng, đường ghi kích thước.
 Bước 6: Kẻ khung bản vẽ, khung tên.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV: Phân nhóm học sinh thự ... cho HS:
 + Xem lại bài trả lời các câu hỏi SGK 
 + Đọc trước bài 36. Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện.
Phần bổ xung nội dung kiến thức sau khi dạy
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Ngày soạn:.//
Ngày giảng:.//..
Tiết 47
Ngày duyệt:.//
Người duyệt:..
bài 37: động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
I. mục tiêu: Qua bài dạy giáo viên cần giúp cho học sinh:
 1. Kiến thức:
 - Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện.
 - Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống truyền lực của máy phát điện.
 - Vận hành và bảo dưỡng được một số chi tiết, bộ phận của máy phát điện.
 3. Thái độ: 
 Tích cực học tập và yêu thích nội dung môn học.
ii. chuẩn bị bài dạy:
 1. Giáo viên:
 - nghiên cứu nội dung bài 37 SGK và đọc các tài liệu liên quan đến bài.
 - Chuẩn bị tranh vẽ phóng to từ hình ảnh về máy phát điện chạy bằng động cơ đốt trong.
 2. Học sinh: Đọc trước bài từ nhà.
 III. hoạt động dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm diện:
Lớp
11A
11B
11C
11D
11E
11G
11H
11I
11K
11M
Sĩ số
Ngày dạy
Vắng
4. Kiểm tra bài cũ:
 + Trình bày đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp?
 + Trình bày cấu tạo và đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi?
 + Trình bày cấu tạo và đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích?
3. Bài mới: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong
- GV: Đặt câu hỏi:
 Từ kiến thức thực tế em hãy cho biết máy phát điện là gì?
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Kết luận. 
- GV: Dùng hình 37.1 – 37.2 SGK giới thiệu sơ đồ khối của máy phát điện dùng động cơ đốt trong.
 Đặt câu hỏi:
 + Động cơ đốt trong có nhiệm vụ gì?
 + Động cơ máy phát có nhiệm vụ gì?
 + Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ gì?
 - HS: Tìm hiểu, trả lời:
 + Động cơ đốt trong có nhiệm vụ tạo ra cơ năng.
 + Động cơ máy phát tạo ra điện năng từ cơ năng.
 + Hệ thống truyền lực truyền momen quay từ động cơ đốt trong tới động cơ máy phát.
- GV: Kết luận cấu tạo máy phát điện.
- GV: Đặt câu hỏi:
 Quá trình biến đổi cơ năng thành điện năng ở máy phát diễn ra như thế nào?
- HS: Dựa vào kiến thức vật lí đà học để trả lời.
- GV: Kết luận và phân tích nguyên lí làm việc của máy phát điện.
i. máy phát điện dùng đcđt
1. Khái niệm
 Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, được dùng ở những nơi không có điện lưới hoặc mất điện lưới.
2. Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính: 
Động cơ
đốt trong
HTTL
Phần phát
Sơ đồ của máy phát điện dùng động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong: Tạo ra cơ năng thông qua việc tạo ra momen quay của trục khuỷu.
Động cơ phát: Biến đổi cơ năng nhận được thành điện năng.
Hệ thống truyền lực: Truyền momen quay từ động cơ đốt trong đến động cơ phát điện thông qua đai truyền hoặc khớp nối.
3. Nguyên lí làm việc
 - Khi máy phát điện làm việc momen quay được truyền từ trục khuỷu của động cơ qua thanh truyền làm trục rôto của máy phát quay.
 - Khi trục rôto quay nó sẽ cảm ứng lên các dây dẫn của stato làm suất hiện các suất điện động tương ứng trên các dây này, nối ra tải ta sẽ có dòng điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
- GV: Đặt câu hỏi:
 Khi chế tạo máy phát điện dùng động cơ đốt trong người ta thường dùng loại động cơ nào?Động cơ đó phải đảm bảo những yêu cầu gì?
 + Khi thay thế động cơ đốt trong cho máy phát mà thấy tốc độ quay của nó không phù hợp với máy phát thì xử lí như thế nào? 
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ xung và kết luận cho học sinh ghi bài.
ii. động cơ đốt trong 
1. Đặc điểm
 - Thường là động cơ xăng hoặc động cơ điêzen có công suất phù hợp với máy phát.
 - Có tốc độ quay phù hợp với tốc dộ quay của máy phát.
 - Có bộ điều khiển ổn định tốc độ quay của động cơ.
2. Nguyên tắc thay thế động cơ máy phát
 - Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất máy phát.
 - Phải có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát. Nếu khác phải bố trí hộp số hoặc bộ điều tốc ở hệ thống truyền lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện
- Không có bộ điều khiển hệ thống Tlực.
- Trong hệ thống thường không có li hợp.
iiI. Hệ THốNG TRUYềN Lực 
- Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.
Ngày soạn:.//
Ngày giảng:.//..
Tiết 48 – 49 - 50
Ngày duyệt:.//
Người duyệt:..
bài 38: thực hành
vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong
I. mục tiêu: Qua bài dạy giáo viên cần giúp cho học sinh:
 1. Kiến thức:
 Biết cách vận hành và bảo dưỡng một số loại động cơ đốt trong.
 2. Kĩ năng: 
 Biết cách tháo, lắp và bảo dưỡng một số chi tiết, bộ phận của một động cơ đốt trong.
 3. Thái độ: 
 - Tích cực học tập và yêu thích nội dung môn học.
 - Tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn khi thực hành.
ii. chuẩn bị bài dạy:
 1. Giáo viên:
 - nghiên cứu nội dung bài 38 SGK và đọc các tài liệu liên quan đến bài.
 - Chuẩn bị phòng thực hành và dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm học sinh.
 2. Học sinh: 
 - Đọc trước bài từ nhà và ôn lại lý thuyết đã học.
 - Chuẩn bị các mẫu báo cáo theo mẫu để ghi kết quả thực hành.
 III. hoạt động dạy học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm diện:
Lớp
11A
11B
11C
11D
11E
11G
11H
11I
11K
11M
Sĩ số
Ngày dạy
Vắng
3. Bài mới: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách vận hành động cơ đốt trong
- GV: Giới thiệu các bước cần thực hiện trong quá trình vận hành động cơ đốt trong:
 + Bước 1: Kiểm tra ĐCĐT.
 + Bước 2: Vận hành động cơ.
- HS: Quan sát, lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
(trong điều kiện cho phép có thể cho động cơ kéo máy công tác)
i. cách vận hành đcđt
1. Kiểm tra động cơ trước khi vận hành
 - Sự chặt chẽ của các thiết bị.
 - Chất lượng dầu bôi trơn, nhiên liệu sử dụng.
 - Nước làm mát trong két.
 2. Quy trình vận hành
- Khởi động động cơ.
- Cho động cơ làm việc ở tốc độ thấp 80% định mức để kiểm tra hoạt động của động cơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo dưỡng động cơ đốt trong
- GV: Hướng dẫn học sinh các công việc cần thiết khi bảo dưỡng động cơ đốt trong (kểm tra sự lắp chặt các bulông, đai ốc, thay dầu mỡ, nạp nhiên liệu, acquy, nước làm mát)
- HS: Lắng nghe tìm hiểu, chuẩn bị các mẫu báo cáo như bảng 38.1 – 38.2 SGK.
ii. cách bảo dưỡng đcđt
- Kiểm tra sự chặt chẽ của các bulông, đai ốc.
- Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn, nếu không đảm bảo thì thay thế.
- Thay nước làm mát, nạp điện cho acquy.
- Tra dầu mỡ bôi trơn các chi tiết.
- GV: Tổ chức cho học sinh thực hành trên một loại động cơ như động cơ xe máy. Trong điều kiện có thể cho kéo máy công tác.
 Chú ý: 
 + Trước khi thực hành phổ biến cho học sinh các quy trình và quy định về an toàn. 
 + Cần làm cho học sinh quan sát trước.
- HS: Quan sát, làm theo hướng dẫn của giáo viên và ghi kết quả vào mẫu báo cáo
iii. thực hành
Phương án 1: Thực hành vận hành ĐCĐT
TT
Động
cơ
Thông
số KT
Mô
men
Mục đích
Tình trạng
1
2
3
- GV: Tổ chức cho học sinh thực hành bảo dưỡng một số chi tiết, bộ phận của động cơ đốt trong như bầu lọc nhiên liệu.
 Chú ý: 
 + Cần làm mẫu cho học sinh quan sát. 
 + Hướng dẫn học sinh làm theo đúng tuần tự các bước đã nêu trên.
- HS: Quan sát, làm theo hướng dẫn của giáo viên và ghi kết quả vào mẫu báo cáo
Phương án 2: Bảo dưỡng các bộ phận ĐCĐT
TT
Bộ
phận
Động
cơ
Đặc
điểm
Tình
trạng
Khắc
phục
1
2
3
Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá thực hành
1 Nội dung: 
 + Giáo viên thu các mẫu báo cáo của các nhóm thực hành.
 + Nhắc nhở học sinh thu dọn dụng cụ và phòng thực hành. 
2 Đánh giá:
 + ý thức, thái độ học tập của học sinh trong giờ.
 + Kĩ năng thực hành của học sinh.
 3 Giao việc về nhà cho HS:
 Xem trước bài 39 ôn tập.
Phân phối chương trình môn công nghệ khối 11
Năm học: 2012 - 2013
.o0o.
Học kì i
PHầN I
Vẽ Kĩ THUậT
GIảM TảI
Tiết
Bài
Chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở
1
Bài1
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
0
2
Bài 2
Hình chiếu vuông góc
Không dạy phần II
3
Bài 3
Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản.
0
4
Bài 4
Mặt cắt và hình cắt
0
5
Bài 5
Hình chiếu trục đo.
0
6-7
Bài 6
Thực hành Biểu diễn vật thể.
0
8
Bài 7
Hình chiếu phối cảnh.
0
9
Kiểm tra 1 tiết
Tiết
Bài
Chương II: Vẽ kĩ thuật ứng dụng
10
Bài 8
Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.
0
11
Bài 9
Bản vẽ cơ khí.
Thay thế bằng ôn tập
12-13
Bài 10
Thực hành lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí.
0
14
Bài 11
Bản vẽ xây dựng.
0
15
Bài 12
Thực hành đọc bản vẽ xây dựng.
0
16
Bài 13
Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính.
Không dạy phần III
17
Bài 14
Ôn tập phần vẽ kĩ thuật.
0
18
Kiểm tra học kì I
Học kì iI
Tiết
Bài
Chương III: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
19
Bài 15
Vật liệu cơ khí.
0
20-21
Bài 16
Công nghệ chế tạo phôi.
0
Tiết
Bài
Chương III: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
22-23
Bài 17
Công nghệ cắt gọt kim loại
0
24
Bài 18
Thực hành chế tạo chi tiết đơn giản trên máy tiện.
Thay thế bằng ôn tập
25
Bài 19
Tự động hoá trong chế tạo cơ khí.
0
Tiết
Bài
Chương IV: Đại cương về động cơ đốt trong
26
Bài 20
Khái quát về động cơ đốt trong.
0
27-28
Bài 21
Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
0
Tiết
Bài
Chương V: Cấu tạo động cơ đốt trong
29
Bài 22
Thân máy và nắp máy.
0
30
Bài 23
Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền.
0
31
Bài 24
Cơ cấu phân phối khí.
0
32
Bài 25
Hệ thống bôi trơn.
0
33
Bài 26
Hệ thống làm mát.
0
34
Bài 27
Hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng.
0
35
Bài 28
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ điêzen.
 Không dạy- Hoà khí
35
Bài 29
Hệ thống đánh lửa.
0
37
Bài 30
Hệ thống khởi động.
0
38-39
Bài 31
Thực hành tìm hiểu cấu tạo động cơ đốt trong.
0
40
 Kiểm tra 1 tiết
Tiết
Bài
Chương VI: ứng dụng động cơ đốt trong
41
Bài 32
Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong.
0
42-43
Bài 33
Động cơ đốt trong dùng cho ôtô.
0
44
Bài 34
Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
0
45
Bài 35
Động cơ đốt trong dùng cho tàu thuỷ.
Thay thế bằng ôn tập
46
Bài 36
Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp.
Thay thế bằng ôn tập
47
Bài 37
Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện.
0
48-50
Bài 38
Thực hành vận hành, bảo dưỡng động cơ đốt trong
Tham quan cơ sở
51
Bài 39
Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ dốt trong.
0
52
 Kiểm tra học kì II
 GV: Phùng Đức Minh
 ĐT: 0977308040

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 11- Phung Duc Minh.doc