Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 21

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 21

Truyện kể : Đến Uỷ ban nhân dân phường

A /Mục tiêu :

- Mọi người cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBNN) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBNN xã (phường).

- Thể hiện các quy định của UBNN xã (phường); tham gia các hoạt động do UBNN xã (phường) tổ chức.

- Tôn trọng UBNN xã (phường).

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.

 * Mục tiêu : HS biết một số công việc của UBNN xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBNN xã (phường).

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS đọc truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường/ SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận : UBNN xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.

5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 21
Từ ngày 29/1 đến ngày 2/3
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
29/1
18
 101
 41
 21
35 p
40p 
 40p
40p
Đạo đức
 Toán
 Tập đọc
Chính tả
Uỷ ban nhân dân xã, phường em.
Luyện tập về tính diện tích .
Trí dũng song toàn.
(N – V) Trí dũng song toàn.
Thứ ba
30/1
 37
102
 41
 41
 21
35p
40p
40p
35p
40p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
Kể chuyện
 Tung và bắt bóng. Trò chơi : Nhảy dây - Bật cao.
Luyện tập về tính diện tích (TT).
Mở rộng vốn từ : Công dân.
Năng lượng mặt trời.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ tư
 31/1
42
 103
 41
 21
 21
40p
40p
 40p
35p
 35p
Tập đọc
 Toán
 TLV
Lịch sử
 Kĩ thuật
Tiếng rao đêm.
Luyện tập chung.
Lập chương trình hoạt động.
Nước nhà bị chia cắt.
Thức ăn nuôi gà.
Thứ năm
1/2
 42
 104
 42
 42
 21
35p
40p
40p
35p
35p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Nhảy dây - Bật cao.Trò chơi : Trồng nụ, trồng hoa.
Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Sử dụng năng lượng của chất đốt.
Tập nặn tạo dáng : Đề tài tự chọn.
Thứ sáu
 2/2
21
 105
 42
 21
35p
 40p
 40p
 35p
Âm nhạc
 Toán
 TLV
 Địa lí
Học hát bài : Tre ngà bên lăng Bác.
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Trả bài văn tả người.
Các nước láng giềng Việt Nam.
 Thứ ba : Cô Huệ dạy : toán, LT&C, khoa học, kể chuyện.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
Truyện kể : Đến Uỷ ban nhân dân phường
A /Mục tiêu : 
- Mọi người cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBNN) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBNN xã (phường).
- Thể hiện các quy định của UBNN xã (phường); tham gia các hoạt động do UBNN xã (phường) tổ chức.
- Tôn trọng UBNN xã (phường).
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
 * Mục tiêu : HS biết một số công việc của UBNN xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBNN xã (phường).
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS đọc truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường/ SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : UBNN xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : Làm BT 1 SGK.
*Mục tiêu : Giúp HS biết một số việc làm của UBNN xã (phường).
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT 1.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : UBNN xã (phường) làm các việc : b, c, d, đ, e, h, i.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 3, SGK.
 *Mục tiêu : HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBNN xã (phường).
 *Cách tiến hành :
1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS trình bày ttrước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động tiếp nối : Thực hành theo nội dung trong SGK.
D/ Bổ sung :
TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng tính diện tích các hình đã học như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,..
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật, hình vuông,.. . Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập về tính diện tích (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại cách tính diện tích hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,. 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập về tính diện tích (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. 
Kết quả : HS chia hình bên thành 2 hình chữ nhật sau đó tính diện tích hai hình đó rồi cộng 2 kết quả lại. 
Diện tích hình (I) là :
40 x 30 = 1200 (m2).
Diện tích hình (II) là : 
40 x 60,5 = 2420 (m2).
Diện tích thửa ruộng hình bên là :
1200 + 2420 = 3620 (m2).
Đáp số : 3620 m2
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài tương tự như bài tập 1.
Bài giải 
Diện tích mảnh (I) là :
50 x 20,5 = 1025 (m2).
Diện tích mảnh (II)là :
40,5 x 10 = 405 (m2).
Đáp số : 405m2
 GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn, hình tam giác, hình vuông,.. 
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác,...
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập về tính diện tích.
D/ Bổ sung :
TẬP ĐỌC
TR Í DŨNG SONG TOÀN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- GDHS yêu quê hương đất nước.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Trí dũng song toàn ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 4 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (..vờ khóc vì không ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (GV mời một vài HS nối tiếp nhau nhắc lại cuộc đối đáp).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán,Tống và Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK.
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu – HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Tiếng rao đêm.
D/ Bổ sung :
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Trí dũng song toàn.
- Rèn luyện kĩ năng viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi; thanh hỏi, thanh ngã.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết các tiếng có âm đầu tr / ch và các tiếng có vần ao / au.
 2. Dạy bài mới : Trí dũng song toàn (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả , những chữ cần viết hoa, câu văn đặt trong ngoặc kép.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên bảng phụ.
Bài tập 3 :
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS tìm điền đầy đủ các tiếng thích hợp.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Sau khi hoàn thành bài tập, một vài HS đọc lại đoạn văn và câu đố và trả lời câu hỏi của GV.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :.
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2007
THỂ DỤC
TUNG VÀ BẮT BÓNG. TRÒ CHƠI : “NHẢY DÂY - BẬT CAO”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tung và bắt bóng; trò chơi : “Nhảy dây - Bật cao”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tung bắt bóng, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”.
2. Phần cơ bản :
a) Củng cố tung và bắt bóng:
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. 
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.
 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
b) Trò chơi vận động :
 - Chơi trò chơi “Nhảy dây” – Làm quen nhảy bật cao.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử 1-2 lần - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy. 
 - GV nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá.
3. Phần kết thúc : 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả ... lại các ý chính của bài .
- GDHS sử dụng đúng cách nối các vế câu ghép khi nói hoặc viết.
- Nhận xét và tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ trong bài và chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung : 
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : 
- Năng lượng của chất đốt.
- Rèn luyện kĩ năng nêu được công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và biết tiết kiệm các loại chất đốt.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK 86, 87, 88, 89.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Năng lượng mặt trời, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Sử dụng năng lượng chất đốt (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Kể tên một số loại chất đốt.
* Mục tiêu : HS nêu được tên một số loại chất đốt : rắn, lỏng, khí.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung : SGK.
	- GV kết luận : SGK.
Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận.
 * Mục tiêu : Giúp HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm (GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một loại chất đốt : rắn, lỏng, khí).
	- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết để trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. 
- Đại diện từng nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK của nhóm mình. 
- GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận : SGK.
- GV cung cấp thêm : Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga. 
 3.Củng cố : 
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Cần sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
 - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
..
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu :
- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS biết cách nặn và nặn được một số dáng người, đồ vật, con vật,và tạo dáng theo ý thích.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người, hình khối,..
B/ Chuẩn bị : - Một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động, một số bài nặn của HS lớp trước.- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Tập nặn tạo dáng : Đề tài tự chọn (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động, con vật, đồ vật,, đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung để nặn tạo dáng người, đồ vật, con vật,.
- GV lưu ý HS : Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của người, đồ vật, con vật,. em định nặn.
Hoạt động 2 : Cách nặn.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK để rút ra được cách nặn :
+ Nhớ lại hình dáng, đặc điểm hoạt động của người, đồ vật, con vật,sẽ nặn.
+ Chọn màu đất nặn (các bộ phận và chi tiết).
+ Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn.
+ Có thể nặn theo hai cách : Nặn từng bộ phận và các chi tiết của hoạt động rồi ghép lại; nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng người, đồ vật, con vật,. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho hoàn chỉnh.
- GV nặn và tạo dáng một người đang hoạt động đơn giản để HS quan sát, nắm được từng bước nặn(nặn theo cả hai cách).
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- HS thực hành theo nhóm : những HS thích nặn hoạt động giống nhau ngồi cùng nhóm. Mỗi HS nặn một, hai hoạt động với kích thước theo chỉ định của nhóm trưởng, rồi cùng sắp xếp theo nội dung.
- HS thực hành cá nhân : nặn theo ý thích, nếu nặn được nhiều dáng thì sắp xếp theo đề tài.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- Khen ngợi những HS nặn nhanh, đẹp; động viên những HS nặn chậm.
3. Củng cố, dặn dò :- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về nặn tạo dáng qua nhận xét một số bài nặn.
- GV nhận xét chung tiết học.
D/ Bổ sung :
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2007
TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : - Nắm được quy tắc tính diện tích xung quanh (XQ) và diện tích toàn phần (TP)của hình hộp chữ nhật.
- Rèn kĩ năng biết vận dụng quy tắc tính diện tích XQ và diện tích TP của HHCN để làm các bài tập có liên quan.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại các yếu tố của HHCN và HLP. Sau đó lên bảng làm BT 3 SGK.
2. Bài mới : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Giới thiệu công thức tính diện tích XQ và diện tích TP của HHCN.
 GV hướng dẫn HS thực hiện như SGK 
 Công thức : Sxq = Cđáy x h ; Stp = Sxq + S 2 đáy
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
HHCN
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
(1)
8dm
5dm
4dm
104dm2
184dm2
(2)
1,2m
0,8m
0,5m
2m2
3,92m2
Bài 2 : Viết số đo thích hợp vào ô trống
	 GV yêu cầu HS trước hết phải tìm bán Sxq sau đó tính Stp (vì cái thùng không nắp nên khi tính diện tích toàn phần chỉ lấy Sxq + S 1đáy).
Bài giải 
Đổi : 9dm = 0,9m
Diện tích xung quanh cái thùng là : (1,2 + 0,8) x 2 x 0,9 = 3,6 (m2)
 Diện tích tôn để làm thùng là : 3,6 + 1,2 x 0,8 = 4,56 (m2)
Đáp số : 4,56 m2
Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách giải, sau đó 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
	a) không bằng nhau. b) bằng nhau.
3. Củng cố :
 - HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS nắm được yêu cầu của bài văn tả người.
- Rèn luyện kĩ năng nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
- GDHS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng.
B/ Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả người. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,..cần chữa chung trước lớp.
- Phấn màu.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV chấm bảng thống kê (BT2, tiết TLV trước) trong vở của HS.
2. Bài mới : Trả bài văn tả người.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
 * Hoạt động 1 : Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
	GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để :
	- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
	- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau :
	+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
	+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
 * Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau :
	- Sửa lỗi trong bài :
	+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
	+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
	- Học tập những đoạn văn, bài văn hay : 
	+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
	+ HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
	- Viết lại một đoạn văn trong bài làm : 
	+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
	+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
	- GD HS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp.
4. Nhận xét, dặn dò :- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về ôn tập chuẩn bị thi HKI.
D/ Bổ sung :.
ĐỊA LÝ
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này. 
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết được Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
- Biết được Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ Tự nhiên châu Á; quả địa cầu.
 - Tranh ảnh về một số cảnh tự nhiên của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Châu Á (TT).
2.Bài mới : Các nước láng giềng của Việt Nam (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Cam-pu-chia (HS làm việc theo nhóm đôi).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- Nhận xét về người dân Cam-pu-chia.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
* Hoạt động 2 : Lào (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
 *Hoạt động 3 : Trung Quốc (làm việc cả lớp).
	- GV yêu cầu HS làm việc với hình 5, bài 18 và gợi ý trong SGK.
	- Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
	- GV va cả lớp nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận : Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
3.Củng cố : - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được cảnh đẹp thiên nhiên của các nước láng giềng của Việt Nam.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan21.doc