Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 13 - Nguyễn Thị Hương Trầm

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 13 - Nguyễn Thị Hương Trầm

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với các diễn biến các sự việc.

 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công nhân nhỏ tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK ).

 *GDBVMT (trực tiếp): Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

*KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).

 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 13 - Nguyễn Thị Hương Trầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 13
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết : 25 Tập đọc:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
(lồng ghép: BVMT)
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với các diễn biến các sự việc.
 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công nhân nhỏ tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK ).
 *GDBVMT (trực tiếp): Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
*KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới: 
 a. Hướng dẫn học sinh luyện đọc (10’)
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau từng đoạn.
- Sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên ghi bảng âm cần rèn.
- Ngắt câu dài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (12’)
• Tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào? Giáo viên ghi bảng: khách tham quan.
+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
-Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
• Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
• Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ ?
*Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì về ý thức bảo vệ rừng?
Nêu nội dung?
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm (8’) 
- GV hướng dẫn HS rèn đọc diễn cảm.
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc.
3.Củng cố – dặn dò: (3’)
- Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS đặt câu hỏi – Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1, 2 học sinh đọc bài.
- Lần lượt HS đọc nối tiếp từng đoạn.
 - 3 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh phát âm từ khó.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
- Các nhóm thảo luận nhóm 4.
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm nhận xét.
- Học sinh đọc đoạn 1.
- Dự kiến: Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào 
- Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối 
-Tinh thần cảnh giác của chú bé
- Các nhóm trao đổi thảo luận
+ Thông minh: thắc mắc, lần theo dấu chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an.
+ Dũng cảm: Chạy gọi điện thoại, phối hợp với công an.
Sự thông minh và dũng cảm của cậu bé 
- yêu rừng, sợ rừng bị phá/ Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn.
Hs trả lời
Hs trả lời
- - HS thảo luận cách đọc diễn cảm: giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Đại diện từng nhóm đọc.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lần lượt học sinh đọc đoạn cần rèn.
- Đọc cả bài.
- Các nhóm rèn đọc phân vai rồi cử các bạn đại diện lên trình bày.
	Tiết: 61	Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 4 (a)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: (5’) Luyện tập.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: (30’)
*Giới thiệu bài mới: 
* Luyện tập: 
 Bài 1:	
• Giáo viên hướng dẫn HS ôn kỹ thuật tính.
- Lưu ý: HS đặt tính dọc.
• Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc + – ´ số thập phân.
	Bài 2: 
- Yêu cầu tính nhẩm và nêu miệng kết quả.
• Giáo viên chốt lại.
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 0,1.
 Bài 4 :
- GV treo bảng phụ, HS lên bảng làm bài.
-Qua bảng trên em có nhận xét gì ?
GV: Đó là quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên. Quy tắc này cũng đúng với các số thập phân .
- Y/c HS làm bài b.
-Kết luận: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
3. Tổng kết - dặn dò: (3’)
- Bài tập tính nhanh (ai nhanh hơn)
	1,3 ´ 13 + 1,8 ´ 13 + 6,9 ´ 13
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh chữa bài nhà
- Học sinh nêu lại tính chất kết hợp.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc đề.
 - Học sinh làm bài.
a)375,86 + 29,05 = 404,91
b)80,457 – 26,827 = 53,648
c)48,16 x 3,4 = 163,744
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài, chữa bài.
	78,29 ´ 10 ; 265,307 ´ 100
	0,68 ´ 10 ; 78, 29 ´ 0,1
	265,307 ´ 0,01 ; 0,68 ´ 0,1
- Nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000; 0,1; 0,01; 0, 001.
- HS đọc đề; làm bài, chữa bài.
- Nhận xét kết quả.
- Giá trị của hai biểu thức (a+b)x c và
 a x c + b x c bằng nhau.
- HS làm bài b.
9,3x 6,7+ 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3)
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35+ 0,35x2,2=(7,8+2,2)x 0,35 
 = 10 x 0,35 = 3,5
- Học sinh chữa bài, nhận xét.
- HS làm bài, chữa bài, nhận xét.
	Tiết 13	Kể chuyện:
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.
 - GDBVMT(trực tiếp: Qua câu chuyện, học sinh có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Giáo viên: Bảng phụ viết 2 đề bài SGK.
 + Học sinh: Soạn câu chuyện theo đề bài.	
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
2. Bài mới: (30’) “Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Hướng dẫn học sinh tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mình.
Đề bài 1: Kể lại việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
Đề bài 2: Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
• Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài.
• Yêu cầu học sinh xác định dạng bài kể chuyện.
• Yêu cầu học sinh đọc đề và phân tích.
• Yêu cầu học sinh tìm ra câu chuyện của mình.
- Hướng dẫn HS xây dụng cốt truyện, dàn ý.
- Học sinh khá giỏi trình bày.
- Trình bày dàn ý câu chuyện của mình.
- Thực hành kể dựa vào dàn ý.
- Học sinh kể lại mẫu chuyện theo nhóm - Chốt lại dàn ý.
- Thực hành kể chuyện
- Nhận xét, tuyên dương.
 *Qua câu chuyện các em cần học tập có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vệ môi trường.
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Chuẩn bị: “Quan sát tranh kể chuyện”.
- Học sinh kể lại những mẫu chuyện về bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe
- Học sinh lần lượt đọc từng đề bài.
- HS đọc lần lượt gợi ý 1 và gợi ý 2.
- Có thể học sinh kể những câu chuyện làm phá hoại môi trường.
- Học sinh lần lượt nêu đề bài.
- Học sinh tự chuẩn bị dàn ý.
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Diễn biến chính của câu chuyện.
 (tả cảnh nơi diễn ra theo câu chuyện)
- Kể từng hành động của nhân vật trong cảnh – em có những hành động như thế nào trong việc bảo vệ môi trường.
- Đại diện nhóm tham gia thi kể.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh chọn.
- Học sinh nêu.
TIẾT 13	Đạo đức:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( tiết 2)
(Lồng ghép:HTTGHCM)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
 - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
 *Tích hợp: liên hệ
 *KNS: Kĩ năng tư duy phê phán;
 Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong tình huống có liên quan tới người trẻ em và kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ở ngoài xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Vì sao chúng ta cần phải kính trọng người già, yêu quý em nhỏ?
+ Chúng ta cần thể hiện lòng kính trọng người già, yêu quý em nhỏ như thế nào?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:Đóng vai (bài tập 2, SGK )(9’)
- GV chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
- GV cho các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- GV yêu cầu ba nhóm đại diện lên thể hiện.
- GV cho các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
- GV kết luận.
 Hoạt động 2: Làm bài tập 3- 4, SGK (9’)* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS làm bài tập 3 - 4.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV kết luận.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta (10’)
* Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn luôn quan tâm chăm sóc người già, trẻ em.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
- GV cho từng nhóm thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV cho các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu một HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS phải biết
* TTHCM: DÙ bận trăm công nghìn việc nhưng bao giờ Bác cũng quan tâm đến những người già và em nhỏ. Qua bài học, giáo dục HS phải kính già, yêu trẻ theo gương Bác Hồ.
- Dặn HS về nhà sưu tầm những bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ Việt Nam hoặc sẽ kể một câu chuyện về một người phụ nữ mà mình yêu mến, kính trọng để chuẩn bị cho tiết học tới. 
- 1-2 HS trả lời
- Nhóm 6.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện HS ba nhóm lên trình bày.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện HS mỗi nhóm thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Nhóm 2
- HS trong mỗi nhóm thảo luận với nhau.
- Đại diện HS các nhóm thực hiện yêu cầu. 
- HS các nhóm khác phát biểu bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi chú vào nháp.
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
	Tiết: 62	 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- Bài tập cần làm ...  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: (5’)
- Giáo viên kiểm tra cả lớp việc lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp 
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về đoạn văn.
 Bài 1:	
• Giáo viên nhận xét – Có thể giới thiệu hoặc sửa sai cho học sinh khi dùng từ hoặc ý chưa phù hợp.
+ Mái tóc màu sắc như thế nào? Độ dày, chiều dài.
+ Hình dáng.
+ Đôi mắt, màu sắc, đường nét = cái nhìn.
+ Khuôn mặt.
-Giáo viên nhận xét.
Hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý kết quả quan sát đã có, học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
Bài 2:	
+ Người em định tả là ai?
+ Em định tả hoạt động gì của người đó?
+ Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
+ Nêu cảm tưởng của em khi quan sát hoạt động đó? 
3.Củng cố – dặn dò: (3’)
- Giáo viên nhận xét – chốt.
- Tự viết hoàn chỉnh bài 2 vào vở.
- Chuẩn bị: “Làm biên bản bàn giao”.
- Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc dàn ý đã chuẩn bị – Đọc phần thân bài.
- Cả lớp nhận xét.
- Đen mượt mà, chải dài như dòng suối – thơm mùi hoa bưởi.
- Đen lay láy (vẫn còn sáng, tinh tường) nét hiền dịu, trìu mến thương yêu.
- Phúng phính, hiền hậu, điềm đạm.
- Học sinh suy nghĩ, viết đoạn văn 
 (chọn 1 đoạn của thân bài).
- Viết câu chủ đề – Suy nghĩ, viết theo nội dung câu chủ đề.
- Lần lượt đọc đoạn văn.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài.
- Diễn đạt bằng lời văn.
- Bình chọn đoạn văn hay.
- Phân tích ý hay
	TIẾT: 13	ÂM NHẠC: 
Ôn tập bài hát:ƯỚC MƠ
I/ MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Ước mơ. 
II/ CHUẨN BỊ: +GV: MÁY HÁT, CD
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Phần mở đầu: 
- KT bài cũ: Y/c HS hát bài Ước mơ. Nhận xét
- Giới thiệu nội dung tiết học.
2/ Phần hoạt động :
a/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Ước mơ.
- HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp . Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tính chất thiết tha, trìu mến.
- HD HS làm động tác :
+ ĐT 1:Gió vờn cánh..........dạo chơi.:Đưa 2 tay từ dưới lên cao rồi xuống đến ngang vai làm động tác như chim vỗ cánh. Đồng thời chân nhún theo nhịp.
+ ĐT 2:Trên cành cây..........mong chờ.
Đưa tay phải ngang vai và chỉ về phía trước, sau đó đưa tay trái và làm động tác như tay phải. 
+ ĐT 3:Em khao khát.......đẹp thêm.
Đưa 2 tay sang phải làm động tác cuộn tay vào bên trong, sau đó đưa sang trái, làm như vậy cho đến hết câu.
+ Động tác 4: Câu cuối: Cho đàn em........muôn nhà.
Các em nắm tay nhau, chân đặt về phía trước phải, trái.
- Cả lớp tập hát kết hợp vận động.
- HS trình bày bài hát theo nhóm.
3/ Phần kết thúc: 
- Chỉ 1 HS hát thuộc trình bày cho cả lớp nghe.
- Cho HS thực hiện lại bài TĐN số 4 
- GV nhận xét tiết học.
- Vài HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
-HS theo dõi GV làm mẫu và thực hiện theo.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS trình bày.
- HS thực hiện.
Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng 
	Tiết: 26	Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
(lồng ghép: BVMT)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu BT1.
 - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3).
*GDBVMT(trực tiếp): có ý thức BVMT xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bài tập 1, 3 viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: (5’)
- Học sinh sửa bài tập.
- Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Giáo viên nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới: (30’)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên chốt lại – ghi bảng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
• Giáo viên giải thích yêu cầu bài 2.
- Chuyển 2 câu trong bài tập 1 thành 1 câu và dùng cặp từ cho đúng.
*các em cần có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
+ Đoạn văn nào nhiều quan hệ từ hơn?
+ Đó là những từ đóng vai trò gì trong câu?
+ Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao hay hơn?
· Giáo viên chốt lại: Cần dùng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ, ý văn rõ ràng.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Về nhà làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: “Tổng tập từ loại”.
- HS làm bài. Quan hệ từ: “ thì”
- Học sinh nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu ý kiến
- Dự kiến: Nhờ mà
	 Không những mà còn
- HS trình bày và giải thích theo ý câu.
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
a) Vì mấy năm qua nên ở 
b) chẳng những ở hầu hết  mà còn lan ra  
c) chẵng những ở hầu hết mà rừng ngập mặn còn 
- Cả lớp đọc thầm.
- Tổ chức nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- Nêu lại ghi nhớ quan hệ từ.
	Tiết: 65	Toán:
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2(a,b) và bài 3.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: (5’) Luyện tập.
- Đặt tính rồi tính 
Nêu số dư trong phép chia
a.74,78 :15
 b.29,4 :12
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 (15’)
 Ví dụ 1:
	42,31 : 10
Gv hướng dẫn cách chia.
• Giáo viên chốt lại:
• 	Ví dụ 2:
	89,13 : 100
 • Giáo viên chốt lại cách thực hiện từng cách, nêu cách tính nhanh nhất.
• Giáo viên chốt lại ghi nhớ, dán lên bảng.
b. Luyện tập (15’)
Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh sửa miệng, dùng bảng đúng sai.
Bài 2:
• Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
Bài 3:
- HS đọc đề bài 
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Giáo viên thu vở, chữa bài, chấm điểm..
3.Củng cố - dặn dò: (3’)
- Làm bài nhà 1, 2, 3, 4/ 66.
- Chuẩn bị: “Chia số tự nhiên cho STN, thương tìm được là một STP”
- Học sinh lần lượt sửa bài nhà.
a.4,95 -dư 0,08
b. 2,45
- Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
 - Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài – Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nêu: STP: 10 ® chuyển dấu phẩy sang bên trái hai chữ số.
- Học sinh nêu ghi nhớ.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh nêu: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000ta chỉ việc nhân số đó với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
a)43,2 : 10 = 4,32 0,65 : 10 = 0,065
432,9 :100 =4,329 13,96:1000= 0,01396
b)23,7 : 10 = 2,37 2,07 : 10 = 0,207
2,23:100= 0,0223 999, 8 :1000 = 0,9998
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- Học sinh lần lượt đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài.
- HS đọc đề bài 
Hs thưc hiện.
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy là: 
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
- Học sinh sửa bài và nhận xét
	Tiết: 13	 Địa lí
CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo )
(lồng ghép: BVMT, SDNLTK&HQ)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được tình huống phân bố của một số ngành công nghiệp:
 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển.
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghi khác phân bố chủ yếu ở vùng đồng và ven biển.
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
 - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,.
*Tích hợp: bộ phận
*Tích hợp: liên hệ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 + GV : Bản đồ Kinh tế VN
 +HS : Tranh, ảnh về một số ngành công nghiệp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: (5’) “Công nghiệp”
+ Kể tên một số ngành công nghiệp của nuớc ta và sản phẩm của ngành đó?
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công nuớc ta?
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: (28’)
a. Giới thiệu bài: 
b. Giảng bài 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân, nhóm.
+ Dựa vào hình 3,em hãy tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa- tít, cn nhiệt điện, thuỷ điện.
HĐN 2 (5 phút)
+ Vì sao các ngành CN dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- GV kết luận 
* Các trung tâm CN lớn của nước ta.
Hoạt động 2 : Làm việc các nhân 
+ Quan sát hình 3 cho biết nước ta có những trung tâm CN lớn nào ?
+ Dựa vào hình 4 nêu những điều kiện để thành phố HCM trở thành trung tâm CN lớn ?
* Nêu sự phân bố các ngành CN, thành phố nào là trung tâm CN lớn nhất nước ta - Bài học (sgk)
*Khí thải và ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp lớn là vấn đề cần được quan tâm.
3 .Củng cố- dặn dò: (3’)
+ Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn ở nước ta.
* Để tiết kiệm điện các em cần làm gì?
- Liên hệ ở tỉnh ta.
- Chuẩn bị:Giao thông vận tải.
- Học sinh TLCH
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Than: Quảng Ninh, dầu mỏ: Bạch Hổ, Hồng Ngọc
- Đại diện nhóm trình bày –nx
Có nhiều lao động, nguồn nhiên liệu phong phú.
- Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
- Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm, giao thông ..
- HS TLCH ở mục 3 SGK.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 13.
 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của tuần 14.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 13:
Các tổ báo cáo kết quả thi đua
lớp trưởng thông qua các mặt hoạt động 
Gv nhận xét chung
*Ưu điểm:
- Các em có ý thức thực hiện các hoạt động tốt. 
- Một số em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học chú ý xây dựng bài sôi nổi.
- Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng.
*Nhược điểm:
-Một số em ý thức tự giác chưa cao, về nhà còn lười học và làm bài tập, chữ viết xấu, cẩu thả.
3. Kế hoạch tuần 14:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác, kỉ luật trong mọi hoạt động.
-Thi đua học tập tốt. Phấn đấu vươn lên.
- Cả lớp hát một bài. 
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.
- Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 13 HUONG TRAM.doc