Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 8

Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 8

 Toán

36. SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU (Tr40)

I- MỤC TIÊU:

 Giúp HS nhận biết : viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- HS làm được BT1, BT2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ TH Toán 5.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ : chữa bài tập về nhà tiết trước.

3. Bài mới :

 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8
 Ngày soạn:11/ 10/ 2010.
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010.
 Toán 
36. Số thập phân bằng nhau (Tr40)
I- Mục tiêu:
 Giúp HS nhận biết : viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- HS làm được BT1, BT2. 
II. Đồ dùng Dạy Học: Bộ TH Toán 5.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : chữa bài tập về nhà tiết trước.
3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b) Nội dung:
hoạt Động của thầy và trò
nội dung bài
 a. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
- GV hướng dẫn HS tự giải quyết trong cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học .
- Từ đó HS tự nêu được các nhận xét ( dưới dạng các câu khái quát ) như trong bài học .
- Hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu ở trên .
Chẳng hạn : 
 GV lưu ý HS số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt .
b. Thực hành 
 GV hướng dẫn HS tự làm bài tập và chữa bài .
Bài 1 : HS tự làm bài rồi chữa bài . Khi chữa nên lưu ý HS một số trường hợp dễ nhầm lẫn . Ví dụ : 35, 020 = 35, 02 không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười.
Khi viết dưới dạng gọn hơn nên yêu cầu viết ở dạng gọn nhất:
 3,0400 = 3,04
Bài 2 : HS làm bài rồi chữa bài .
Toán
 Số thập phân bằng nhau 
a) VD:
8,75 = 8,750 = 8,7500
 8,7500 = 8,750 = 8,75
 12 = 12,0 = 12,00
 12,00 = 12,0 = 12
b) KL (SGK)
c) Luyện tập
Bài 1
35, 020 = 35, 02 không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười.
Bài 2 : 
a. 5,612 
 17,2 = 17,200
 480,59 = 480,590
b. 24,5 = 24,500
 80,01 = 80,010
 14,678
4. Củng cố:
- HS nêu 2 kết luận ghi trong SGK.
5. Dặn dò: Về nhà học bài và làm bài tập ở nhà.
Tập đọc 
15. Kì diệu rừng xanh
I- Mục đích yêu cầu :
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận vẻ đẹp kì diệu của thú rừng: tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
II- Đồ dùng dạy học :- ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng ; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài : vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng.
III- Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm trabài cũ: HS 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời các câu hỏi về bài học ..
3. Bài mới: a)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
 b) Nội dung
hoạt Động của thầy và trò
nội dung bài
. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc - Dạy theo quy trình của các tiết tập đọc trước. Chia bài làm 3 đoạn để luyện đọc
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến lúp xúp dưới chân .
+ Đoạn 2 : Từ nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo. 
+ Đoạn 3 : Còn lại .
- GV kết hợp giới thiệu ảnh rừng khộp trong SGK và tranh ảnhvề rừng , các loài vật đã sưu tầm ; giúp HS giải nghĩa từ ngữ khó cuối bài và có ý thức đọc đúng những từ ngữ dễ viết sai: lúp xúp dưới bóng cây thưa, màu sắc sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động,... 
b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời 4 câu hỏi trong SGK.
- HS tìm ý của mỗi đoạn.Đoạn 1 : Những liên tưởng thú vị của tác giả.Đoạn 2 : Hoạt động của muông thú trong rừng.
Đoạn 3 : Vẻ đẹp của rừng khộp .- HS nêu đại ý của bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Chú ý thể hiện đúng nội dung từng đoạn :Đoạn 1 : Đọc khoan thai thể hiện sự , ngỡ ngàng, ngưỡng mộ .
Đoạn 2 : Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. Đoạn 3 : đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông .
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1 và thi đọc diễn cảm.
Tập đọc 
Kì diệu rừng xanh
I.Luyện đọc:
- Đọc đúng: lúp xúp màu sắc sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động,... 
II.Tìm hiểu bài
Đoạn 1 : Những liên tưởng thú vị của tác giả.
Đoạn 2 : Hoạt động của muông thú trong rừng.
Đoạn 3 : Vẻ đẹp của rừng khộp
 Nội dung bài
 Tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .
4. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: HS về nhà tiếp tục luyện đọc để cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn.- Chuẩn bị bài sau : Trước cổng trời. 
Đạo đức 
8. Nhớ ơn tổ tiên ( tiết2)
I- Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên , gia đình , dòng họ. Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng . Biết ơn tổ tiên : Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II- Chuẩn bị: 
Các tranh ảnh, bài báo nói về Ngày giỗ tổ Hùng Vương . Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện nói về lòng biết ơn tổ tiên .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm trabài cũ: HS nêu ghi nhớ Tiếi 1.
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích Y/c bài học.
 b) Nội dung:
hoạt Động của thầy và trò
nội dung bài
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương ( Bài tập 4 SGK )
 MT: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
TH: Đại diện các nhóm lên giới thiệu tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ tổ Hùng Vương .
2. Thảo luận cả lớp theo gợi ý sau : Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên? Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 / 3 hàng năm thể hiện diều gì ?
3. GV kết luận về ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương .
Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ( bài 2 SGK)
MT: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của GĐ, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn , phát huy truyền thống đó.
TH:. GV mời một số em lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình.
2. GV chúc mừng các em và hỏi thêm : Các em có tự hào về truyền thống đó không ? Em cần làm gì để xứng với các truyền thống tốt đẹp đó.HS trả lời GV Kết luận
Hoạt động 3 : HS đọc ca dao, tục ngữ , kể truyện , đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên ( bài tập 3, SGK )
MT : Giúp HS củng cố bài học .
TH: Một số HS trình bày . Cả lớp trao đổi, nhận xét . GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm. GV mời 1- 2 em HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. 
Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên
 ( tiết 2 ).
 Kết luận : Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
4. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 5.
Địa lí 
8. Dân số nước ta
I - Mục tiêu: 
 Học xong bài này học sinh : - Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết sốdân và đặc diểm tăng dân số ở nước ta Biết được nước ta có số dân đông, gia tăng dân số nhanh.
 - Nêu được một số hậu quả do tăng nhanh dân số.Nhớ số liệu dân số của nước ta vào thời điểm gần nhất Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
II- Đồ dùng dạy học: 
Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á.
- Biểu đồ tăng dân số VN.Tranh ảnh thể hiện hậu quả của việc tăng dân số. 
III- Các hoạt động- dạy học:
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
- Kể tên một số dãy núi, sông lớn, đồng bằng ở nước ta?
3. Dạy học bài mới (30p)
 a)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
 b) Nội dung:
hoạt Động của thầy và trò
nội dung bài
*HĐ 1 ( làm việc cánhân):
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004 và trả lời câu hỏi của mục1 trong SGK.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét - Giáo viên chốt ý.
* Kết luận:Nước ta có DT vào loại TB nhưng DS thuộc vào các nước đông.
* HĐ2( Làm việc theo cặp):
- Học sinh quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi trong mục 2 trong SGK.
- Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét Giáo viên chốt ý.
* Kết luận: Dân số nước ta tăng nhanh.
* HĐ3 ( làm việc ntheo nhóm)
- Học sinh quan sát tranh ảnh và vốnhiểu biết của bản thân, nêu một số hậu do dân số tăng nhanh.
- Thảo luận trong 3p.
- Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét , chốt bài
- Nước ta có DT vào loại TB nhưng DS thuộc vào các nước đông. Dân số nước ta tăng nhanh.Gây khó khăn chôch việc nâng cao đời sống.
Địa lí
Dân số nước ta
1.Dân số
+ Năm2004 dân số nước talà 82 triệu người
- Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đong Nam á
2.Gia tăng dân số:
-Dân số nước ta tăng nhanh.
- Hậu quả của việc gia tăng dân số:
- Nhu cấu cuộc sống bị hạn chế.
4. Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học, hệ thống bài.
5. Dặn dò: - Về nhà HS học bài, chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn: 12/10/ 2010.
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010.
Toán 
37. So sánh hai số thập phân (tr41)
I- Mục tiêu :
Giúp HS biết cách so sánh 2 số thập phân và biết cách sắp xếp các số thập phan theo thứ tự từ bé đến lớn ( hoặc ngược lại ).
- HS làm BT1, BT2.
II. chuẩn bị: GV nghiên cứu bài. HS xem trước bài ở nhà.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) Kiểm tra BT4 tiết trước.
3. Dạy học bài mới: (32p)
 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b) Nội dung:
hoạt Động của thầy và trò
nội dung bài
1. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau , chẳng hạn so sánh 8,1 và 7,9 .
 GVhướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1 m và 7,9 m ( như trong SGK )để HS tự nhận ra :
 8,1 m > 7,9 m nên 8,1 > 7,9 
 Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7 nên 8,1 > 7,9 - GV giúp HS tự nêu nhận xét : trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- GV nêu ví dụ và cho HS giải thích, chẳng hạn vì sao 2001,2 > 1999,7 .
2. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau , chẳng hạn so sánh 35,7 và 35,698 .
 Thực hiện như trong SGK và tương tự như hướng dẫn trên .
3. Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân và giúp HS thống nhất nêu như SGK .
4. Thực hành 
 GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài .
Bài1 : HS tự làm bài và chữa bài . Khi chữa bài nên cho HS giải thích kết quả bài làm.
Bài2 : Cho HS làm bài và chữa bài. Kết quả là : 
 6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01 .
Toán
So sánh hai số thập phân
 a) VD 1:So sánh 8,1 và 7,9 .
 8,1 m > 7,9 m nên 8,1 > 7,9 
 Các số thập phân ... dụ 2 tương tự.
3. Thực hành
Bài 1: Học sinh tự làm vào vở. Giáo viên guíup học sinh yếu.
- Chữa bài trên bảng lớp.- Nhận xét .
Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập?
- Giáo viên giải thích thêm yêu cầu.
- Học sinh làm chung ý đầu tiên.
- Học sinh tự làm các ý còn lại.- Chữa bài.
Bài 3:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu . Học sinh tự làm bài.
- Thống nhất kết quả. - Giáo viên chốt ý đúng.
Toán 
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
1)Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
* Ví dụ:
1km = 10 hm	
	1hm = km = 0,1 km
 1m = 10 hm
Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
	6m4dm = m
- Học sinh nêu cách làm?
6m4dm = 6m = 6,4 m
 Vậy 6m4dm = 6,4 m
2)Thực hành
Bài 1 ,2 (SGK)
Bài 3:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống:
5km 302m = ....km
5km75m = ... km
302m = km
4. Củng cố: (2p)
 - Giáo viên và học sinh hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1p) Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Chính tả
8. Nghe - viết : Kì diệu rừng xanh
I- Mục đích, yêu cầu: 
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài kì diệu rừng xanh theo hình thức đoạn văn xuôi .
2. Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); Tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II-Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 3 .
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2- Kiểm tra bài cũ (4p)
 HS viết các tiếng chứa ia, iê trong các thành ngữ , tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy : 
Sớm thăm tối viếng - Trọng nghĩa khinh tài- ở hiền gặp lành - Làm điều phi pháp việc ác đến ngay - Một điều nhịn chín điều lành - Liệu cơm gắp mắm
3- Dạy học bài mới: (30p)
 a)Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b) Nội dung:
hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
1. Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài chính tả HS lắng nghe
 HS chú ý những từ dễ viết sai : ẩm lạnh, rào rào, gọn gẽ, len lách, mải miết,
- HS viết trên giấy nháp, bảng lớp các từ : ẩm lạnh, rào rào, gọn gẽ, len lách, mải miết,
- HS nêu ND đoạn chính tả.
- HS nghe GV đọc,viết chính tả vào vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
HS viết các tiếng có chứa yê, ya 
- Lên bảng viết nhanh các tiếng tìm được . Nhận xét cách đánh dấu thanh .
Bài tập 3 
- HS quan sát tranh minh họa để làm bài tập , 1em làm bảng phụ .
- Nhận xét chữa bài .
- HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên .
Chính tả
Bài viết : Kì diệu rừng xanh
1.Nghe -viết:
- Viết đúng : ẩm lạnh, rào rào, gọn gẽ, len lách, mải miết
2. Luyện tập:
Bài tập 2 :
HS viết các tiếng có chứa yê, ya 
Bài tập 3: 
4. Củng cố dặn dò :(5p)
- GV nhận xét tiết học . Nhắc nhở các hiện tượng chính tả đã luyện tập để không viết sai chính tả .
Tập làm văn
16. luyện tập tả cảnh
( Dựng đoạn mở , kết bài)
I - Mục tiêu: - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II- chuẩn bị: Nội dung bài.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2- Kiểm tra(4p) Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
3- Bài mới:(30p) a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b) Nội dung
hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Có những kiểu mở bài nào?
- Phân biệt sự khác nhau của hai kiểu mở bài bài trên?
- Học sinh đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét .
- Đâu là kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp?
Bài tập 2:
- Có những kiểu kết bài nào?
- Học sinh đọc thầm 2 đoạn văn trên và nêu nhận xét .
- Sự giống và khác nhau củan 2 kết bài?
- Giáo viên chốt ý.
Bài tập 3:
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cách viết một mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh ở địa phương em?
- Giáo viên chốt ý.
- Để viết một đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng các em cần làm gì?
- Học sinh thực hiện viết theo yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp.
- nhận xét .
.
Tậplàmvăn
luyện tập tả cảnh
 ( Dựng đoạn mở , kết bài)
Bài tập 1:Bài văn tả con đường từ nhà đến trường.
a.MB trực tiếp 
b.MB gián tiếp
Bài tập 2:(SGK)
Kết bài a là KB không mở rộng 
KB b là KB mở rộng 
Bài tập 3
Viết một đoạn văn kiểu mở bài và một đoạn kết bài.
MB gián tiếp 
- Anh trai em vẫn thường nói : “con đường ra trận đánh giặc là con đường đẹp nhất của tuổi thanh niên”. Chị gái em lại bảo : “ con đường đến với giảng đường đại học mới là con đường khát vọng của tuổi thanh xuân”.Còn em thì thường nghĩ .Con đường đi học của tuổi thơ là con đường đẹp nhất. Con đường từ nhà em tới trường tiểu học SH tuy không rộng lắm nhưng được rải nhựa .Người, xe đạp, xe máy đi lại rộn ràng. Sáng nào em cũng cùng các bạn đi học trên con đường ấy.
4. Củng cố- dặn dò:(5p)
- Học sinh nhắc lại kiến thức.- Giáo viên nhận xét tiết học. 
Khoa học 
16. Phòng tránh HIV / AIDS
I - Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : 
Giải thích một cách đơn giản HIV là gì ? AIDS là gì ?
 Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV / AIDS.
II- Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 35 SGK .
 - Có thể sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thông tin về 
HIV/AIDS. Các bộ phiếu hỏi- đáp có nội dung như tr34 SGK (mỗi nhóm một bộ) 
III- Hoạt động dạy và học :
1. ổn định tổ chức : (1p)
2. Kiểm tra bài cũ :( 5p ) Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A ? Cách phòng bệnh viêm gan A ?
3. Bài mới :(30p) 
 a) Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b) Nội dung:
hoạt Động của thầy và trò
nội dung bài
. Hoạt động 1 : Trò chơi " Ai nhanh hơn " 
* Mục tiêu : Giúp HS : Giải thích được một cách đơn giản HIVlà gì, AIDS là gì . Nêu được các đường lây truyền HIV .
* Cách tiến hành :Bước 1 GV phát cho mỗi nhóm một phiếu có nội dung như SGK, một tờ giấy khổ to và băng keo . Yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu TL tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất 
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu TL tương ứng với một CH và vẽ vào giấy khổ to . Nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng 
Bước 3 : Làm việc cả lớp . GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn vào ban giám khảo . Nhóm nào làm đúng , nhanh và trình bày đẹp và thắng cuộc .
 Hoạt động 2 : Sưu tầm thông tin hoặc TA và triển lãm 
* Mục tiêu : Giúp HS : Nêu được cách phòng tránh HIV/ AIDS - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV / AIDS 
* CTH:Bước 1 : Tổ chức và HD .GV yêu cầu HS các nhóm sắp xếp , TB các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động , các bài báo đã sưu tầm được và tập TB trong nhóm .
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên .
Bước 3 : Trình bày triển lãm. GV chia khu trình bày, triển lãm cho mỗi nhóm . Sau khi các nhóm đã xem và nghe nhóm bạn thuyết minh , các thành viên trong nhóm trở về chỗ và cùng chọn ra nhóm làm tốt dựa vào các tiêu chí sau. Sưu tầm được các thông tin phong phú về chủng loại ; trình bày đẹp .
Khoa học 
Phòng tránh HIV / AIDS
1.Các đường lây truyền HIV .
- Tiêm trích.
- Các dụng cụ dính máu.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh.
2. Cách phòng tránh HIV/ AIDS 
 Thực hiện 4 không:
- Không dùng chung kim tiêm
-Tiêm trích.
- Các dụng cụ dính máu.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh.
4. Củng cố: (2p) HS nhắc lại nội dung bài. 
5. Dặn dò:(1p) Dặn HS học bài và CB bài sau .
ATGT Bài 1
biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết sự cần thiết, ý nghĩa, ND của 10 biển báo hiệu giao thông đường bộ mới. Nhớ và giải thích ND 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
2. Kĩ năng: Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT, mô tả lại các biển báo bằng lời hoặc bằng hình ảnh, hướng dẫn cho người khác biết về nôị dung của các biển báo hiệu GT. 3. Thái độ: HS có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người cùng tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường.
II.Nội dung:
1. Ôn lại nội dung, ý nghĩa của biển báo hiệu giao thông đã học: Biển báo cấm: 101, 102, 112, 110a, 122. Biển báo nguy hiểm: 204, 208, 209, 210, 211, 233. Biển hiệu lệnh: 301 (a,b,d,e), 303, 304, 305. Biển chỉ dẫn: 423(a,b), 424a, 434, 443.
2. Học các biển báo hiệu giao thông mới: (10 biển) 111a, 123(a,b), 207a, 224, 226, 227, 426, 430, 436.
III. Chuẩn bị:
- GV : Tranh nội dung bài + Các tấm bìa vẽ các biển báo hiệu giao thông trong bài.
- HS : Quan sát các biển báo trên đường.
IV.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: HS hát.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b) Nội dung: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Trò chơi phóng viên:(8’)
a) Mục tiêu: HS có ý thức quan tâm đến biển BHGT khi đi đường. Hiểu sự cần thiết của biển BHGT để đảm bảo ATGT.
b) Tiến hành: B1: GV hướng dẫn 1 bạn đóng vai phóng viên để hỏi, HS trả lời các câu hỏi: ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào? Được đặt ở đâu? ND biển báo là gì? Biển báo đó có cần thiết không?
B2: Cho HS phỏng vấn lẫn nhau.
B3: Một số cặp lên trình bày. HS khác nhận xét bổ sung.
GV kết luận HĐ1: ( Như SGV)
HĐ2: Ôn lại các biển báo đã học. (8’)
a) Mục tiêu: HS nhớ và giải thích được ND các biển báo đã học.
b) Tiến hành: B1: GV hướng dẫn HS cách ôn tập.
- GV chia nhóm để mỗi nhóm HS tự ôn lại ND các biển báo đã học.
B2: GV gọi đến biển nào thì bạn đó cầm biển đó lên. HS khác NX. 
- GV kết luận lại HĐ2: ( Như SGV)
HĐ3. Học các biển báo hiệu giao thông mới: (10’)
a) Mục tiêu: HS nhận dạng đặc điểm, biết ND, ý nghĩa của 10 biển báo GT mới. Biết tác dụng điều khiển GT tại nơi có biển báo.
b) Tiến hành: B1: HS nhận dạng các biển báo theo 3 nhóm: (SGV). 
B2:Các em cầm và nêu các biển BGT , HS khác nhận xét, bổ xung.
GV kết luận HĐ3: ( SGV) - HS nêu lại ghi nhớ như SGV.
Bài 1
biển báo hiệu giao thông đường bộ
1. Ôn lại các biển báo đã học:
Biển báo cấm: 101, 102, 112, 110a, 122. Biển báo nguy hiểm: 204, 208, 209, 210, 211, 233. Biển hiệu lệnh: 301 (a,b,d,e), 303, 304, 305. Biển chỉ dẫn: 423(a,b), 424a, 434, 443.
2. Học các biển báo hiệu giao thông mới: 
111a, 123(a,b), 207a, 224, 226, 227, 426, 430,436.
4. Củng cố: GV nêu lại từng nội dung.
5. Dặn dò: Về thực hiện như bài học. Xem trước bài 2.
Nhận xét ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc