Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Võ Thị Thu Hiền

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Võ Thị Thu Hiền

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC

 CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

Đề bài: 1- Kể về việc làm của em hoặc của người khác về bảo vệ môi trường

 2-Kể về một hành động bảo vệ môi trường

I .Mục tiêu

- Rèn kỹ năng nói : kể được một việc tốt hay hành động dũng cảm của bản thân hay người khác để bảo vệ môi trường

- Nêu ý nghĩa câu chuyện: thể hiện ý thức bảo vệ môi trường

- Biết kể chuyện một cách tự nhiên chân thực

 

doc 62 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Võ Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
Thứ hai ngày 1 tháng12 năm 2008
Tập đọc
Tiết 25 : Người gác rừng tí hon
I . Mục tiêu
- Đọc trôi chảy , tốt toàn bài
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
II. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc 2 đoạn bài “ Hành trình của bầy ong”?
Nêu nội dung bài
- GV nhận xét cho điểm
B Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc
- HS đọc nối tiếp bài văn
- GV chia bài thành 3 đoạn”
+ Đoạn 1: Từ đầu – bìa rừng chờ
+ Đoạn 2: tiếp – thu lại gỗ
+Đoạn 3: còn lại
- Cho HS đọc nối tiếp
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
- Hướng dẫn đọc từ khó
- Giải nghĩa một số từ khó
* Luyện đọc cặp
b) Tìm hiểu bài
-Bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
- Kể việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh , dũng cảm?
- Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
- Em học tập được gì từ bạn nhỏ?
c)Luyện đọc diễn cảm
-3 HS nối tiếp nhau đọc lại cả câu chuyện
- GV hướng dẫn cách đọc đúng giọng nhân vật
* Luyện đọc đoạn 1
- Thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét chọn bạn đọc hay
3. Củng cố – dặn dò
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV chốt nội dung và ghi bảng
- Nhận xét giờ học
-Về nhà luyện đọc lại và chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc 
- HS nêu
- 2 HS khá giỏi đọc- lớp đọc thầm
- 3 HS đọc nối tiếp nhau cả bài( 2-3 lượt)
- HS nêu các từ khó đọc
- HS đọc lại
- 1 HS đọc chú giải
- Hai HS đọc cho nhau nghe
- Một HS đọc cả bài
-Phát hiện thấy những dấu chân người và khoảng hơn 2 chục cây gỗ to bị chặt từng khúc, bọn trộm gỗ bàn nhau dùng xe chở gỗ
- HS quan sát tranh trong SGK
+ Thông minh:Thắc mắc khi thấy dấu chân người, lần theo dấu vết
+Dũng cảm chạy đi gọi điện thoại, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm g
- Vì bạn yêu rừng , bạn có ý thức bảo vệ rừng..
- Học tập tinh thần trách nhiệm, bảo vệ rừng , thông minh , dũng cảm
- HS nghe
- HS nêu cách đọc đoạn 1
- 1 HS đọc lại
- Luyện đọc cặp
-Một số HS lên thi đọc
- HS nêu
-2 HS đọc lại
Chính tả ( Nhớ- viết)
Tiết 13 : Hành trình của bầy ong
I Mục tiêu
- Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài : Hành trình của bầy ong
- ôn lại cách viết từ có chứa âm đầu s/x 
II. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ có tiếng có chứa âm đầu s/x?
GV nhận xét chung
B Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2 . Hướng dẫn viết chính tả
- HS đọc thuộc 2 khổ thơ cuối bài “ Hành trình của bầy ong”
- Nêu cách trình bày khổ thơ?
- Trong đoạn có từ nào hay viết sai?
-Học sinh tự nhớ lại và viết bài vào vở 
- Chấm một số bài, nhận xét chính tả
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 2:
-Học sinh đọc và nêu yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm
GV nhận xét chung
Bài 3b
-HS đọc và nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT
 GV chốt ý đúng
3 Củng cố – dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Ghi nhớ các từ đã luyện viết đúng, chuẩn bị bài tiết sau .
- 2 học sinh lên bảng 
- 3-4 học sinh đọc
- Trình bày theo thể thơ lục bát
-rù rì,rong ruổi, nối liền..
- 2 học sinh lên bảng viết , cả lớp nhận xét
- Học sinh viết bài
- Tự đổi vở soát lỗi cho nhau
- 2 học sinh nêu
- Học sinh lên bốc thăm mở phiếu đọc to tiếng trên phiếu và thảo luận nhóm 7
+ Tìm và viết từ có tiếng sâm- xâm; xương- sương;xưa- sưa
- Đại diện các nhóm trình bày , cả lớp nhận xét bổ sung
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp nhận xét bổ sung
- 2 học sinh đọc đoạn thơ
Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2008
Luyện từ và câu
Tiết 25 Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường
I Mục tiêu 
-Mở rộng vốn từ về chủ đề môi trường và bảo vệ môi trường
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường
II. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết nối các từ nào với nhau?
GV nhận xét chung
B Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
-HS đọc và nêu yêu cầu
- HS đọc to phần chú giải
*Giáo viên nêu: nghĩa của cụm từ đã được thể hiện trong đoạn văn
* Giáo viên chốt ý đúng , học sinh nhắc lại
Bài 2: 
-Học sinh đọc và nêu yêu cầu
- Học sinh làm theo nhóm
+ GV chốt ý đúng
Bài 3 
-HS đọc và nêu yêu cầu của đề
- GV giải thích yêu cầu của đề
-Lưu ý HS chọn một cụm từ để làm đề tài
- Giáo viên nhận xét chung
3. Củng cố – dặn dò
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV nhận xét giờ học, về làm lại các bài tập , xem trước bài tiết sau.
- 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc – lớp đọc thầm
- 1 học sinh đọc
- HS thảo luận nhóm. Tìm ra nghĩa của từ khu bảo tồn đa dạng sinh học
- HS nêu ý kiến 
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loài động vật , thực vật quý hiếm
- Học sinh nêu
- Học sinh thảo luận nhóm 4 ghi ra nháp các hoạt động bảo vệ môi trường và phá hoại môi trường 
- Đại diện nhóm nêu kết quả
+ Bảo vệ:trồng cây , trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
+ Phá hoại: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác, đốt nương, săn thú..
- Học sinh nêu
- 5-6 học sinh nối tiếp nhau nêu cụm từ mình chọn làm đề tài
- Học sinh viết đoạn văn vào nháp
- 4-5 HS nối tiếp đọc bài làm đoạn văn của mình, cả lớp nhận xét về câu , từ , chủ đề , nội dung trong đoạn
- Học sinh tự sửa lỗi 
- Học sinh nêu
 Kể chuyện
 Tiết 13: Kể chuyện được 
 chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: 1- Kể về việc làm của em hoặc của người khác về bảo vệ môi trường
 2-Kể về một hành động bảo vệ môi trường
I .Mục tiêu
- Rèn kỹ năng nói : kể được một việc tốt hay hành động dũng cảm của bản thân hay người khác để bảo vệ môi trường
- Nêu ý nghĩa câu chuyện: thể hiện ý thức bảo vệ môi trường
- Biết kể chuyện một cách tự nhiên chân thực
II. Chuẩn bị: 
-HS chuẩn bị câu chuyện
- GV viết sẵn 2 đề bài lên bảng
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
-Kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc tuần trước?
 GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc 2 đề bài lên bảng
- GV gạch chân các từ quan trọng
- HS đọc các gợi ý ở SGK
Hướng dẫn HS lựa chon câu chuyện
+ Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường là những việc gì?
+ Những hành động bảo vệ môi trường là hành động nào?
- Em định kể câu chuyện về vấn đề nào?
- Lập dàn ý cho câu chuyện
*Hướng dẫn cách kể
- Khi kể chuyện phải kể như thế nào?
3. Thực hành kể chuyện
- HS kể theo cặp
- Thi kể trước lớp
-Nhận xét cách kể , nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện
GV nhận xét chung
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học, khen em kể tốt
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị tiết sau
- 1 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện
- 2 HS đọc
- 2 em đọc đê1 và đề 2
- vệ sinh nhà cửa, đường phố. Trồng và chăm sóc cây, không bẻ cây, bắn chim
- Chống phá hoại môi trường: khai thác gỗ, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng mìn
- HS nối tiếp nói về câu chuyện mình kể.
- HS lập trong 3 phút
- có lời giới thiệu, kết thúc, giọng kể hay kết hợp với điệu bộ
- 2 HS cùng bàn kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghiã câu chuyện
- 3-4 em lên bảng kể
-Theo bạn việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?Bạn có cảm nghĩ gì về việc làm đó?
- Bình chọn bạn kể hay nhất
 Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2008
Tập đọc
 Tiết 26 Trồng rừng ngập mặn
I Mục tiêu
 -Đọc lưu loát toàn bài, giọng rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học
 - Hiểu ý chính của bài:nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các đoạn bài “ Người gác rừng tí hon”
- Nêu nội dung bài
 GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc
- HS đọc nối tiếp bài văn
-HS đọc nối tiếp theo ba đoạn( mỗi lần xuống dòng là một đoạn) 
- GV kết hợp sửa sai cho HS
- Hướng dẫn đọc 1 số từ khó
- Giải nghĩa một số từ khó
* HS luyện đọc cặp
* GV đọc diễn cảm bài văn
b) Tìm hiểu bài
- Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
- Vì sao các tỉnh ven viển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- Rừng ngập mặn khi được phục hồi có tác dụng gì?
c) Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn
- Luyện đọc đoạn 3
+ GV đọc mẫu
+ HS luyện đọc cặp
+ Thi đọc đúng
GV nhận xét chung
3. Củng cố – dặn dò
-Bài văn cung cấp cho em thông tin gì?
- Nhận xét giờ học
- Về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc
- 2 HS đọc khá giỏi đọc cả bài
- Quan sát hình minh hoạ SGK
- 3 HS nối tiếp nhau đọc (đọc 3 lượt)
-HS nêu các từ khi đọc hay sai
- 1 HS đọc lại
-1 HS đọc phần chú giải
- Hai HS ngồi cạnh đọc cho nhau nghe
- Một HS đọc cả bài
-Nguyên nhân: do chiến tranh, quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm
 Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão
- Do làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn
-Đã bảo vệ vững chắc đê điều, tăng thu nhập cho nhân dân, các loài chim nước phong phú
- HS nghe hiểu cách đọc hay các đoạn
- HS đọc lại
- HS nghe
- Hai HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đọc lên thi đọc
- Nhận xét – bình chọn bạn đọc hay
- Phổ biến khoa học giúp chúng ta hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ đê điều, góp phần tăng thu nhập cho người dân
Tập làm văn
 Tiết 25 Luyện tập tả người ( tả ngoại hình)
I Mục tiêu
- Biết nhận xét để tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật với nhau, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp
II. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo bài văn tả người
- Kiểm tra kết quả ghi chép ngoại hình của một người thân
GV nhận xét chung 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài1. HS đọc đề, nêu yêu cầu
- GV thống nhất chọn bài: Em bé vùng biển
- GV nhận xét chốt ý đúng
-Đoạn văn có 7 câu
+ Câu 1: giới thiệu chung về Thắng
+ Câu 2: Tả chiều cao của Thắng
+Câu 3: Tả nước da của Thắng
+ Câu 4: Tả thân hình của Thắng
+ Câu 5: Tả cặp mắt
+ Câu 6: Tả cái miệng
+Câu 7: Tả cái trán
+ Tất cả những đặc điểm ấy cho thấy Thắng là một cậu bé như thế nào?
+ Khi tả một người ta cần tả như thế nào?
Bài 2: 
-HS đọc và nêu yêu cầu
+Đề bài yêu cầu gì?
+Những người em thường gặp là ai?
+Nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt ý đúng
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Hoàn chỉnh dàn bài vào vở, xem trước bài tiết sau.
- HS nêu
- Chọn một trong ...  Học sinh đọc 
- Đề bài yêu cầu gì?
- Gọi học sinh trình bày ý kiến của mình
- Cả lớp nhận xét và bình chọn 
bạn có ý kiến hay nhất
Bài 3: 
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu
- Học sinh làm nhóm
- Gọi học sinh đọc lại toàn bài
Giáo viên nhận xét chung
3. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng
- 4học sinh lên bốc thăm chọn bài
- Nói tên bài tập đọc và yêu cầu trong phiếu
- Chuẩn bị và đọc đoạn bài tập đọc
- Trả lời các câu hỏi về nội dung của đoạn vừa đọc
- Tìm trong bài các câu mình thích, trình bày cái hay của câu văn đó
- Học sinh làm bài vào vở
- 4-6 học sinh trình bày câu văn hay mình chọn
- Lập bảng thống kê
- Làm nhóm 4: Kẻ bảng thống kê vào giấy
- Tìm và ghi tên bài , thời gian , thể loại
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- 1 học sinh đọc cả bảng thống kê
 ____________________________________________
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009
 Luyện từ và câu
 ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
-Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường
II Đồ dùng dạy học: 
 Phiếu bốc thăm các baìo tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 11- 17 
III Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Em hiểu thế nào là môi trường?
B. Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài:
2 Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (4 em)
- Gọi lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 2:
- Học sinh đọc đề và nêu yêu cầu
-Giáo viên giải thích từ : sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển
- Giáo viên nhận xét chốt từ đúng
- Gọi học sinh đọc lại bảng
3. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Về ôn các bài tập đọc
- 4 em lần lượt lên bốc thăm, đọc yêu cầu, chuẩn bị và đọc bài
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài
 - Tìm các từ về chủ đề môi trường
- Học sinh làm nhóm 4 : tìm và ghi các từ thuộc chủ đề , đúng loại vào từng cột
- 2 nhóm lên bảng viết
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- 1 học sinh đọc
Kể chuyện
 ôn tập tiết 4
I. Mục tiêu: 
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm các bài học thuộc lòng và các bài tập đọc
- Nghe viết đúng chính tả bài “Chợ Ta – Sken"
II. Đồ dùng dạy học :
 Phiếu bốc thăm các bài tập đọc như tiết 1
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài:
2 Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Ôn tập và kiểm tra tập đọc
- Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn bài tập đọc trong phiếu
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 2: 
Nghe viết chính tả bài Chợ Ta -Sken
- Giáo viên đọc bài chính tả
- Gọi học sinh đọc lại
- Yêu cầu học sinh luyện viết từ khó 
xúng xính, trộn lẫn, ve vẩy, Ta-Sken
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
- Đọc cho học sinh soát lỗi
- Chấm một số bài , nhận xét chính tả
3. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Về ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng
- 5 học sinh nối tiếp lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong phiếu
- trả lời các câu hỏi về đoạn bài
- 2 học sinh đọc 
- 1 học sinh lên bảng viết 
- Nhận xét cách viết các từ đó
- Học sinh viết bài vào vở
- 2 học sinh cùng bàn đổi vở cho nhau soát lỗi
Thứ tư ngày 7 tháng 1 năm 2009
Tập đọc
ôn tập tiết 5
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng viết thư biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập rèn luyện của các em
II Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo của bài văn viết thư
B. Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài: 
2 Hướng dẫn ôn tập:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- Học sinh đọc phần gợi ý SGK 
* Giáo viên lưu ý học sinh : Bám vào gợi ý sách giáo khoa để viết cho đúng yêu cầu, viết chân thực kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kỳ một, thể hiện tình cảm với người thân
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét 
- Bình chọn bạn có thư hay nhất
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về ôn tập về từ nhiều nghĩa
- 1học sinh đọc
-Viết thư cho người thân để kể về kết quả học tập , rèn luyện của mình
-2 học sinh đọc
* Học sinh viết bài vào vở
* 4-5 em nối tiếp đọc lá thư của mình
- Cả lớp nhận xét: lá thư đủ các phần chưa? nội dung có đúng yêu cầu không?
Tập làm văn
 ôn tập tiết 6
I Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng các em còn lại
- Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ
II Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
Giáo viên nhận xét chung
B. Dạy bài mới:
1 Giới thiệu bài: 
2 Ôn Tập:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- 4 học sinh còn lại lên gắp phiếu
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 2: 
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề
- Học sinh đọc bài “ Chiều biên giới”
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Từ ngọn, đầu được dùng theo nghĩa nào?
- Những đại từ nhân xưng nào dùng trong bài
- Yêu cầu học sinh viết 1 câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ “lúa lượn bậc thang mây” gợi ra?
* GV nhận xét và sửa câu cho học sinh 
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- Hoàn chỉnh câu văn miêu tả viết vào vở, chuẩn bị cho bài tiết sau
- Các em gắp phiếu chuẩn bị và đọc đoạn bài tập đọc rồi trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc
- Học sinh nêu2`
- Học sinh làm bài vào vở
- Tìm từ đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới
-Từ đầu và từ ngọn dùng theo nghĩa chuyển
Các đại từ xưng hô:Ta , em
- Học sinh làm bài nháp
-4-5 học sinh đọc câu văn của mình
 Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009
Luyện từ và câu
ôn tập tiết 7
 Kiểm tra đọc hiểu và luyện từ và câu
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm được bài kiểm tra trắc nghiệm về đọc hiểu luyện từ và câu để củng cố và kiểm tra kiến thức của mình
III Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài: 
2.Kiểm tra
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài
- Học sinh làm bài vào vở bài tập trong thời gian 30 phút
- Giáo viên chấm bài ngay tại lớp
- Đọc Điểm và nhận xét bài làm của học sinh 
3. Củng cố - dặn dò
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra tập làm văn
- Học sinh làm bài khoanh vào các đáp án đúng
Câu 1: ý b Câu 7: 2 từ lớn, khổng lồ
Câu 2: ý a Câu 8: ngược / xuôi
Câu 3: ý c Câu 9: từ đồng âm
 Câu 4: ý c Câu 10: còn, thì, như
Câu 5: ý b
Câu 6: ý b 	
 Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009
 Tập làm văn
 kiểm tra đọc- viết
a. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm: Đọc thầm bài Hạt gạo làng ta sách TV 5 tập 1 chọn ý đúng cho các câu hỏi sau và làm bài tập:
1. Hạt gạo được làm nên từ những gì?
a, Vị phù sa, hương sen thơm trong hồ nước đầy, lời mẹ hát...
b, Vị phù sa, hương sen thơm, hương đồng cỏ nội.
c, Vị phù sa, bão tháng bảy, mưa tháng ba.
2. Các bạn nhỏ đã làm gì để góp sức làm ra hạt gạo?
a, Tát nước, đi gặt, gánh phân.
b, Tát nước, bắt sâu, gánh phân.
c, Tát nước, đi cấy, gánh phân.
3. Hạt gạo thời chống Mỹ được gửi đi đâu?
a, Gửi đi xuất khẩu.
b, Gửi ra tiền tuyến.
c, Gửi ra tiền tuyến, gửi về phương xa.
4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và quan hệ từ trong câu :
 Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa 
 Của sông Kinh Thầy.
5. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là" Hạt vàng"?
a, Vì hạt gạo quí như vàng.
b, Hạt gạo được làm nên từ đất, nước, mồ hôi công sức của mẹ, cha, các bạn..
c,Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nước, mồ hôi công sức của mẹ, cha, các bạn..
B Phần viết
I . Chính tả : Nghe viết bài Người mẹ của 51 đứa con
II . Tập làm văn
 Em hãy tả một người thân trong gia đình
Tuần ôn tập Thứ hai ngày 12tháng1 năm 2009 
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả người
 Đề bài : Tả người thân đang làm việc
I.Mục tiêu: 
 Học sinh hoàn thành bài văn tả người thân của mình đang làm việc và thể hiện được những nét riêng của mình
II. Chuẩn bị
Học sinh quan sát người thân của mình đang làm việc và ghi chép lại những điều mình quan sát được
III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 
B. Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Ôn tập
a. Tìm hiểu đề bài:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
Học sinh đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu ta làm gì?
Học sinh nêu
b, Lập dàn ý
- Nêu cấu tạo của bài văn tả người
- Một số học sinh nêu
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý
Học sinh lập dàn ý vào giấy nháp
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
c, Trình bày miệng
- Yêu cầu học sinh trình bày bài văn
Một số học sinh trình bày bài văn của mình theo dàn ý đã lập
Cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
Giáo viên nhận xét chung
3. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học
Về hoàn thành bài văn vào vở
 Luyện chữ
 mùa thảo quả
I.Mục tiêu: 
Học sinh nghe viết đúng đoạn 2 bài Mùa thảo quả
II. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ: 
B, Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài :
2. Nghe viết
- Giáo viên đọc đoạn viết
- Học sinh đọc thầm trong SGK
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
Học sinh luyện viết vào vở
Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh viết còn ẩu
3. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét chung
Về luyệnviết thêm ở nhà
 Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm2009
 Luyện từ và câu
 ôn tập về từ loại: danh từ, động từ, tính từ
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ
- Học sinh biết áp dụng vào làm bài tập
II. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ: 
B . Dạy bài mới
1,Giới thiệu bài:
2,Ôn tập:
Bài 1:
 Nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ và cho ví dụ
 Một số học sinh nối tiếp nhau nêu
 Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung nếu thiếu
Bài 2:
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau
 Thảo quả trên rừng Đảm Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay quyến hương thảo quả thơm lừng vào tận thôn xóm Chin San. Gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm.
 - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập
 - Một số học sinh nêu kết quả bài làm của mình
Bài 3:
 Đặt 3 câu có danh từ, động từ, tính từ làm vị ngữ 
 Xác định các bộ phận chính của câu
 - Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm
 Bài 4:
Nêu cách viết danh từ chung, danh từ riêng
 tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài
 - Yêu cầu học sinh trả lời miệng
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị sách vở cho học kì 2
 Luyện chữ
 ca dao về lao động sản xuất
I.Mục tiêu: 
Học sinh nghe viết đúng 3 bài ca dao về lao động sản xuất
II. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ: 
B, Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài :
2. Nghe viết
- Giáo viên đọc đoạn viết
- Học sinh đọc thầm trong SGK
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
Học sinh luyện viết vào vở
Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh viết còn ẩu
3. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét chung
Về luyện viết thêm ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_vo_thi_thu_hien.doc