Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 29 đến tuần 33

Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 29 đến tuần 33

TẬP ĐỌC

Tiết 57 : MỘT VỤ ĐẮM TÀU.

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

GDKNS

-Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).

-Giao tiếp, ứng xử phù hợp.

-Kiểm soát cảm xúc.

-Ra quyết định

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 29 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29	Ngày dạy: / /
 TẬP ĐỌC
Tiết 57 : 	MỘT VỤ ĐẮM TÀU.
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDKNS
-Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
-Kiểm soát cảm xúc.
-Ra quyết định
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Đất nước.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài : Một vụ đắm tàu
b/ Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên viết bảng từ ngữ gốc nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ đó.
Giáo viên chia bài thành đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  họ hàng”
Đoạn 2: “Đêm xuống  cho bạn”
Đoạn 3: “Cơn bão  hỗn loạn”
Đoạn 4: “Ma-ri-ô  lên xuống”
Đoạn 5: Còn lại.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài văn, giọng kể cảm động, chuyển giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc thầm 1 đoạn và trả lời câu hỏi.
· Nhân vật Ma-ri-ô vả Giu-li-ét-ta khoảng bao nhiêu tuổi?
· Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyển đi của ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
Giáo viên chốt: Hai nhân vật Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta trong truyện được tác giả giới thiệu có hoàn cảnh và mục đích chuyến đi khác nhau nhưng họ cùng gặp nhau trên chuyến tàu về với gia đình.
Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
· Giu-li-ét-ta chăm sóc như thế nào khi Ma-ri-ô bị thương?
· Tai nạn xảy ra bất ngờ như thế nào?
· Thái độ của hai bạn như thế nào khi thấy con tàu đang chìm?
· Em gạch dưới từ ngữ trong bài thể hiện phản ứng của hai bạn nhỏ khi nghe nói xuồng cứu nạn còn chỗ cho một đứa bé?
Giáo viên bổ sung thêm: Trên chuyến tàu một tai nạn bất ngờ ập đến làm mọi người trên tàu cũng như hai bạn nhỏ khiếp sợ.
Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 3.
· Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi xuồng cứu nạn muốn nhận cậu vì cậu nhỏ hơn?
· Quyết định của Ma-ri-ô đã nói lên điều gì về cậu bé?
· Thái độ của Giu-li-ét-ta lúc đó thế nào?
Giáo viên chốt: Quyết định của Ma-ri-ô thật làm cho chúng ta cảm động Ma-ri-ô đã nhường sự sống cho bạn. Chỉ một người cao thượng, nghĩa hiệp, biết xả thân vì người khác mới hành động như thế.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài trả lởi câu hỏi.
Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
Giáo viên chốt bổ sung
 Giáo viên liên hệ giáo dục cho học sinh.
GDKNS
-Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
-Kiểm soát cảm xúc.
-Ra quyết định
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm toàn bài, hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng.
Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. //
“Vĩnh biệt Ma-ri-ô”//
Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
4 củng cố
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên chốt lại ghi bảng.
5. Dặn dò: - Chuẩn bị: “Con gái”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc bài.
Học sinh trả lời câu hỏi.
1 học sinh khá, giỏi đọc bài.
Cả lớp đọc thầm theo mẫu cô vừa nêu.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn chú ý phát âm đúng các từ ngữ gốc nước ngoài, từ ngữ có âm h, ch, gi, s, x ...(đọc 3 lượt)
Học sinh cả lớp đọc thầm, các nhóm suy nghĩ và phát biểu.
· Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi còn cao hơn Ma-ri-ô, hơn tuổi bạn một chút.
· Hoàn cảnh Ma-ri-ô bố mới mất bạn về quê sống với họ hàng. Còn Giu-li-ét-ta: đang trên đường về thăm gia đình gặp lại bố mẹ.
1 học sinh đọc đoạn 2, các nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
· Thấy Ma-ri-ô bị sóng ập tới, xô ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
· Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm giữa biển khơi.
· Hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
· “Sực tỉnh lao ra”.
1 Học sinh đọc – cả lớp đọc thầm.
· Ma-ri-ô quyết định nhường bạn ôm lưng bạn ném xuống nước, không để các thuỷ thủ kịp phản ứng khác.
· Ma-ri-ô nhường sự sống cho bạn – một hành động cao cả, nghĩa hiệp.
· Giu-li-ét-ta đau đớn, bàng hoàng nhìn bạn, khóc nức nở, giơ tay nói với bạn lời vĩnh biệt.
Học sinh đọc lướt toàn bài và phát biểu suy nghĩ 
Ví dụ: 
· Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn.
· Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình
Học sinh đọc diễn cảm cả bài.
Học sinh các tổ nhóm cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm trao đổi thảo luận để tìm nội dung chính của bài.
Đại diện các nhóm trình bày.
Ngày dạy: / / 	TẬP ĐỌC
 	 Tiết 58 : CON GÁI
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDKNS
-Kĩ năng tự nhận thức (Nhận thức về sự bình đẳng nam nữ).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.
-Ra quyết định
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia 5 đoạn.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn – giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét, chốt ý trả lời đúng.
GDKNS
-Kĩ năng tự nhận thcs (Nhận thức về sự bình đẳng nam nữ).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.
-Ra quyết định
H.dẫn HS trao đổi để thống nhất nội dung chính của bài.(như ở MT của bài soạn này)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu 1, 2 đoạn.
 + Ở đoạn 1, kéo dài giọng khi đọc câu nói của dì Hạnh: “Lại / một vịt trời nữa”.
 + Ở đoạn 2, đọc đúng câu hỏi, câu cảm, thể hiện những băn khoăn, thắc mắc của Mơ.
 + Đoạn 3, đọc câu nói của mẹ Mơ: “Đừng vất vả thế,/ để sức mà lo học con ạ!” với giọng âu yếm, thủ thỉ. Lời đáp của Mơ: “Mẹ ơi, con sẽ gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” đọc với giọng hồn nhiên, chân thật, trang trọng như môt lời hứa.
Giáo viên nhận xét.
4. củng cố
- Hs nhắc lại ý nghĩa của bài.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: “Thuần phục sư tử”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi.
1 học sinh đọc cả bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn(3 lượt).Tìm từ ,câu khó đọc
1 học sinh đọc thành tiếng phần chú giải tư mới.
- HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi ở SGK.
- Địa diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS trao đổi, thống nhất nội dung chính của bài.
Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Học sinh nhận xét.
HS nhắc lại nội dung chính của bài.
TUẦN 30	TẬP ĐỌC	Ngày dạy: / /
Tiết 59	THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. MỤC TIÊU
 Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Dịu dàng, kiên nhẫn, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- Giáo dục tính cách dịu dàng, kiên nhẫn 
GDKNS
-Tự nhận thức.
-Thể hiện sự tự tin (Trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân).
-Giao tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa bài học trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Ở làng quê Mơ có quan niệm như thế nào về việc sinh con gái ?
-Mơ đã làm gì để họ thay đổi thái độ đối với việc sinh con gái ?
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới 
- Quan sát tranh minh họa Ha – li- ma thuần phục sư tử. Truyện dân gian A-rập -Thuần phục sư tử mà lớp ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu từ đâu.
Hoạt động1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV uốn nắn cách phát âm, cách đọc các từ khó, GV giúp các em hiểu nghĩa những từ ngữ : thuần phục, giáo sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, Đức A-la.
- GV đọc mẫu toàn bài
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì ? 
+Thái độ của Ha-li-ma như thế nào khi nghe điều kiện của vị giáo sư ? 
+ Tại sao nàng lại có thái độ như vậy?
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? 
-GV : Mong muốn có được hạnh phúc đã khiến Ha-li-ma quyết tâm thực hiện được yêu cầu của vị Giáo sĩ.
+ Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? 
-Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi? 
+ Theo em vì sao Ha-li-ma lại quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sư ? 
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ? 
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta ?
+Các em thử đoán phần kết câu chuyện Ha-li-ma sẽ sống với chồng như thế nào ?
GDKNS
-Tự nhận thức.
-Thể hiện sự tự tin (Trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân).
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi Năm HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn truyện dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV giúp HS tìm đúng giọng đọc của đoạn văn – căng thẳng, hồi hộp ở đoạn kể Ha-li-ma lần đầu gặp sư tử ; trở lại nhẹ nhàng khi sư tử quen dần với Ha-li-ma; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-GV đọc diễn cảm một đoạn.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc.
3. Củng cố
- Nêu những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ ?
- Gọi HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện này em học được điều gì ?
4.Dặn dò.
-Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau : Tà áo dài Việt Nam.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi .
 ... của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
*) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS giỏi đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc khổ thơ 1
+) Hai cha con đang đi dạo trên bãi biển
+Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng
+Con mơ ước được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết về CS
+) Những mơ ước của người con.
+Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+)Cha nhớ đến ước mơ của mình thuở nhỏ.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.
-HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- HS thi đọc thuộc lòng
TUẦN 33	Ngày dạy: / /
Tiết 65	Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. MỤC TIÊU
-Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
-Hiểu ND: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh học trang 145, SGK 
Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi:
+ Bài Luật tục xưa của người Ê-đê cho em biết điều gì?
- Nêu: Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật. Trong các luật đó có luật liên quan đến các em. Đó là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bài học hôm nay, các em được tìm hiểu một số điều trong luật này.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu điều 15. Chú ý cách đọc ngắt giọng sau điều luật.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng điều luật (3lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo SGK.
- Trả lời: Bài luật tục xưa của người Ê - đê cho biết người Ê - đê từ xưa đã có luật tục để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Điều 15
+ HS 2: Điều 16
+ HS 3: Điều 17
+ HS 4: Điều 21
- 1HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
+ Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: trẻ em có quyền, chăm sóc sức khoẻ, trẻ em có bổn phận, yêu qúy, kính trọng, hiếu thảo, kính trọng lễ phép, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, chăm chỉ, giữ gìn, rèn luyện, thực hiện, bảo vệ, yêu, giúp đỡ.
b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Điều luật nào trong bài về bổn phận của trẻ em?
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
+ Qua 4 điều của “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
c) Thi đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp từng điều luật. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm Điều 21:
+ Treo bảng phụ có viết Điều 21.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Điều 15, điều 16, điều 17.
+ Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc, bảo vệ.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.
+ Điều 21.
+ Trẻ em có các bổn phận sau:
* Phải có lòng nhân ái.
* Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
* Phải có tinh thần lao động.
* Phải có đạo đức, tác phong tốt. 
* Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.
- 3 HS đến 5 HS nối tiếp nhau liên hệ bản thân để phát biểu. Ví dụ:
+ Tôi đã thực hiện tốt bổn phận có lòng nhân ái: có đạo đức, tác phong tốt. ở lớp, ở nhà tôi luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Riêng bổn phận phải có tinh thần lao động tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười làm việc nhà. Mẹ tôi rất hay kêu. Tôi sẽ cố gắng để làm việc giúp mẹ.
+ Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.
- 2HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2.2a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
Điều 21: Trẻ em có bỏn phận sau đây:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức để thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội; soạn bài Sang năm con lên bảy.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
Tiết 66	Tập đọc	Ngày dạy: / /
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- Học sinh khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2HS đọc nối tiếp bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Trẻ em có những quyền gì?
+ Trẻ em có những bổn phận gì?
- Gọi 1HS nêu ý nghĩa của bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài.
- Hỏi: Khi bắt đầu vào lớp 1 em có cảm giác như thế nào?
- Nêu: Vào lớp 1, là ngưỡng cửa cuộc đời đối với mỗi người. Trước kia, trẻ em 7 tuổi mới vào lớp 1. Giờ học hôm nay chúng ta cùng học bài Sang năm con lên bảy để xem người cha muốn nói gì với bạn nhỏ khi bạn bắt đầu đi học!
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từn HS (nếu có).
- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý cách đọc như sau:
- 2HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nêu theo suy nghĩ riêng của từng em.
- Lắng nghe
1 HS đọc bài
- HS đọc bài theo trình tự:
+HS1: Sang năm con...muôn loài với con.
+HS2: Mai rồi con...chuyện ngày xưa.
+HS3: Đi qua thời ...hai bàn tay con.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi GV đọc mẫu
+Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng, phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con bắt đầu tới trường. Hai dòng thơ đầu đọc với giọng vui, đầm ấm.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: lon ton, chạy nhảy, nghe thấy, muôn loài, lớn khôn, khong còn, chỉ còn, chẳng về đây, bay đi mất, hạnh phúc khó khăn hơn, giành lấy, hai bàn tay con.
b) Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Em có nhận xét gì về thế giới tuổi thơ?
+ Những câu thơ trong bài thơ cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp.
- Giảng: Tuổi thơ rất vui và đẹp. Khi đó chúng ta ngây thơ hồn nhiên. Chúng ta tin rằn có thể nói chuyện với cây cối, con vật tin rằng những câu chuyện cổ là có thật. Niềm tin ngây thơ đó đã tạo nên hạnh phúc trong tâm hồn trẻ thơ.
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
+ Bài thơ là lời của ai nói với ai?
+ Qua bài thơ người cha muốn nói gì với con?
- GV giảng: Điều người cha muốn nói với con chính là nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Yêu cầu HS cả lớp tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 2:
+ Treo bảng phụ viết đoạn thơ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Trả lời:
+ Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
+ Những câu thơ:
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Lắng nghe.
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ em cảm nhận:
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời thật, phải tìm hạnh jphúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình.
+ Bài thơ là lời của cha nói với con.
+ Người cha muốn nói với con: khi lớn lên, giã từ thế giới tuổi thơ, thế giới của những câu chuyện cổ tích con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự, hạnh phúc thật khó khăn nhưng do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
- 2HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 5HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 1 HS nêu giọng đọc, sau đó HS cả lớp bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như mục 2.2a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
+ 2HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng bài thơ.
- Nhận xét cho điểm
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ; soạn bài Lớp học trên đường
- 3HS thi đọc diễn cảm.
- HS tự học thuộc lòng.
- 5HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ (3 lượt).
- 3HS đọc thuộc lòng toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TĐ5_T29-33.doc