Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Lê Thành Long

Bài: PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 46 (phóng to nếu có điều kiện).

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 23. 
	TỪ NGÀY : / / 
	ĐẾN NGÀY : / /
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Phân xử tài tình
 / / 
03
Chính tả 
Cao Bằng
 / / 
05
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 / / 
07
Tập đọc 
Chú đi tuần
 / / 
09
Tập làm văn 
Lập chương trình hoạt động
 / / 
11
Luyện từ & câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 / / 
13
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
 / / 
15
Ký duyệt
17
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 23.
Tiết: 45.
Bài: PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 46 (phóng to nếu có điều kiện).
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hòi: Hãy mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ ở công đường một vị quan án đang xử án.
- Giới thiệu: Chúng ta đã biết ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử và bắt cướp. Hôm nay các em sẽ biết thêm về tài xét xử của vị quan toà khác.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài (đọc 2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- 3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Xưa, có một lấy trộm.
+ HS 2: Đòi người làm chứng cúi đầu nhận tội.
+ HS 3: Lần khác đành nhận tội.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 lượt).
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi.
ª Toàn bài đọc với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật:
+ Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục.
+ Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức.
+ Quan án: giọng ôn tồn, đỉnh đạt, trang nghiêm.
ª Nhấn giọng ở những từ ngữ: tài, công bằng, mếu máo, rưng rưng, xé ngay, bật khóc, biện lễ, gọi hết, nắm thóc, bảo, chưa rõ, chạy đàn, niệm Phật, nảy mầm, ngay gian, hé bàn tay, lập tức, có tật giật mình 
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS giải thích các từ: công đường, khung cửi, niệm Phật. Nếu HS giải thích chưa đúng GV giải thích thêm cho HS hiểu.
- Giải thích theo ý hiểu:
+ Công đường: nơi làm việc của quan lại.
+ Khung cửi: công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ.
+ Niệm Phật: đọc kinh lầm rầm để khấn Phật.
- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK tương tự các tiết trước.
- Hoạt động trong nhóm, thảo luận tìm hiểu bài. Sau đó 1 HS điều khiển lớp thảo luận.
- Các câu hỏi tìm hiểu bài:
- Các câu trả lời đúng:
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
ª Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
ª Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chơ bán vải.
ª Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nữa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé.
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa.
+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lý “Đức Phật rất thiêng ai gian sẽ làm thọc trong tay người đó nảy mầm” rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Vì biết kẻ gian thưởng lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội.
+ Nội dung của câu chuyện là gì?
+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- Ghi nội dung của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài thành tiếng.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 4 HS luyện đọc theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như mục 2.2.a.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Luyện đọc theo cặp. 
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 – 5 HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm trong nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻcó tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?
- Nhận xét tiết học.
- Đặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm đọc những câu chuyện về quan án xử kiện và soạn bài Chú đi tuần.

Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 23.
Tiết: 23.
Bài: CAO BẰNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Nhớ – viết chính xác, đẹp 4 khổ thơ đầu bài thơ Cao Bằng.
	- Làm đúng bài tập chính tả về viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2, phần Luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở nháp các tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Đọc và viết các từ do GV yêu cầu.
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Hỏi: Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Trả lời: Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Trong tiết học Chính tả hôm nay các em cùng nhớ viết 4 khổ thơ đầu trong bài thơ Cao Bằng và thực hành làm bài tập về viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
2.2. HƯỚNG DẪN NHỚ – VIẾT 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ trước lớp.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao Bằng?
+ Những từ ngữ, chi tiết: sau khi qua Đèo Gió, lại vượt Đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc.
+ Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng?
+ Con người Cao Bằng rất đôn hậu và mến khách.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ.
- HS tìm và nêu các từ ngữ: Đèo Giàng, dịu dàng, suối trong, núi cao, làm sao, sâu sắc,.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
-.Nhắc HS viết hoa các tên địa lý, lùi vào 2 ô rồi mới viết, giã­ 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp cho các bạn nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn: đúng / sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế văn Đàn.
c) Người chiến sĩ biệt động Sai Gòn đặt mìn trên cầu Công Lí mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn văn Trỗi.
Bài 3
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp, theo hướng dẫn sau:
+ Đọc kỹ bài thơ.
+ Tìm và gạch chân các tên riêng có trong bài.
+ Viết lại các tên riêng đó cho đúng.
- 2 HS ngồi cùng bàn cùng trao đổi, làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Mỗi HS chỉ ra địa danh viết sai và viết lại tren bảng cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời gi ... I. Mục đích
	II. Phân công chuẩn bị
	III. Chương trình cụ thể.
- Giấy khổ to, bút dạ.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Hỏi: Em hãy nêu cấu trúc của một chương trình hoạt động.
- Trả lời: Cấu trúc của chương trình hoạt động:
I. Mục đích.
II. Phân công chuẩn bị.
III. Chương trình cụ thể.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em cùng lập chương trình hoạt động cho một hoạt động để góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Gọi HS đọc phần Gợi ý trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Em lựa chọn hoạt động nào để lập chương trình hoạt động?
- Trả lời nối tiếp:
+ Mục tiêu của chương trình hoạt động đó là gì?
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành trật tự, an toàn giao thông./ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành phòng cháy, chữa cháy..
+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi các em?
+ Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng.
+ Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu?
+ Địa điểm ở các trục đường chính của địa phương gần khu vực trường em.
+ Hoạt động đó cần các dụng cụ và phương tiện gì?
+ Loa cầm tay, cờ tổ quốc, khẩu hiệu, biểu ngữ.
- Giảng: Đây là những hoạt động do Ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức. Em tưởng tượng mình là Liên đội trưởng hoặc Liên đội phó của Liên đội để lập chương trình hoạt động. Khi lập chương trình hoạt động em nên chọn hoạt động mình đã tham gia, nếu chưa tham gia vào hoạt động nào, em dựa vào kinh nghiệm tham gia các hoạt động khác để lập chương trình hoạt động.
b) Lập chương trình hoạt động 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm vào giấy khổ to. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung cho chương trình hoạt động của HS làm vào giấy khổ to.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc chương trình hoạt động của mình.
- 2 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS làm bài tốt.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh chương trình hoạt động và chuẩn bị bài sau.
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 23.
Tiết: 46.
Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến (ND Ghi nhớ).
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các băng giấy viết từng câu ghép ở bài 1 phần Luyện tập.
	- Bài tập 2 viết vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đặt câu có từ thuộc chủ điểm Trật tự – An ninh.
- 2 h lên bảng làm bài.
- Gọi HS dưới lớp làm miệng bài tập 1, 2, 3 trang 48 – 49 SGK.
- 3 HS nối tiếp nhau làm bài.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài và đặt câu.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi:
+ Em đã học những cách nối các vế câu trong câu ghép chỉ quan hệ gì?
- Trả lời:
+ Câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, tương phản.
- GV nêu: Vậy làm cách nào dể có thể nối 2 vế câu chỉ quan hệ tốt hơn trước thành một câu ghép? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết nối các vế câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV ghi câu ghép lên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài (gợi ý HS: xác định các vế câu, từng bộ phận chủ ngữ – vị ngữ, cặp quan hệ từ).
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai):
+ Chẳng những Hồng chăm học / mà bạn ấy còn rất chăm làm.
+ Câu ghép gồm 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ chẳng những mà.
- Kết luận: Câu văn sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những ..màthể hiện quan hệ tăng tiến.
- Lắng nghe.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu ghép có quan hệ tăng tiến.
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét câu bạn đặt: đúng / sai.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- 3 – 5 HS đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp.
- Hỏi: Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Trả lời: Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những mà.; chẳng những mà.; không chỉ mà
- Nhận xét câu trả lời của HS.
2.3. GHI NHỚ 
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng HS dưới lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Gọi HS đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến để minh hoạ cho Ghi nhớ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài ngay tại lớp.
2.4. LUYỆN TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí..
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài:
+ Đánh dấu ngoặc đơn () vào quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu.
+ Gạch 1 gạch ngang dưới bộ phận chủ ngữ, 2 gạch ngang dưới bộ phận vị ngữ.
+ Khoanh tròn vào cặp quan hệ từ trong câu.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài bạn làm: đúng / sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
- Bọn bất lương ấy (không chỉ) ăn cắp tay lái (mà) chúng còn lấy luôn bàn đạp phanh.
- Hỏi: 
- Trả lời:
+ Truyện đáng cười ở chỗ nào?
+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào ghế sau lại tưởng đang ngồi sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm vào bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn: đúng / sai.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV hỏi: Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, kể lại câu chuyện Người lái xe đãng trí cho người thân nghe, đặt ba câu ghép có mối quan hệ tăng tiến và chuẩn bị bài sau.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 23.
Tiết: 46.
Bài: TRẢ BÀI VĂN 
KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản g phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,cần chữa chung cho cả lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Chấm điểm chương trình hoạt động của 3 HS.
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. NHẬN XÉT CHUNG BÀI LÀM CỦA HS
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nhận xét chung.
- Lắng nghe.
v Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của bài.
+ Bố cục rõ ràng.
+ Diễn đạt câu, ý rành mạch.
+ Cách sử dụng lời của mình cho bài văn kể chuyện hợp lý.
+ Có thể hiện sự sáng tạo trong cách ùng từ để gợi lên cho người đọc về nội dung câu chuyện.
+ Hình thức trình bày văn bản sạch đẹp, rõ ràng.
(GV cần nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu, lời văn sinh động, trung thực, có sự liên kết giữa các phần).
v Nhược điểm:
+ Lỗi điển hình về ý, vềdùng từ, đặt câu, cách trình bày, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
(GV không nêu tên những HS mắc lỗi trên lớp.)
- Trả bài cho HS.
- Xem lại bài của mình.
2.2. HƯỚNG DẪN CHỮA BÀI 
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự sửa lỗi bài của mình.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS.
2.3. HỌC TẬP NHỮNG ĐOẠN VĂN HAY, BÀI VĂN TỐT 
- GV gọi một số HS có đoạn văn hay, bài văn được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi HS để tim ra: cách dùng từ hay, diễn đạt hay, ý hay.
- 3 – 5 HS đọc, các HS khác lắng nghe, phát biểu.
2.4. HƯỚNG DẪN VIẾT LẠI MỘT ĐOẠN VĂN 
- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa có ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài chưa đạt.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc và viết lại bài văn.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_23_le_thanh_long.doc