Giáo án tuần 26 - Trần Văn Sáu

Giáo án tuần 26 - Trần Văn Sáu

TẬP ĐỌC

Tiết 51 : Nghĩa thầy trò

I.Mục tiêu :

-Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.

-Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Hỗ trợ: Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý.

II. Đồ dùng dạy - học :

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 30 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 26 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC 
Tiết 51 : Nghĩa thầy trò
I.Mục tiêu : 
-Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.
-Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Hỗ trợ: Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ : 4 hs đọc bài: Cửa sông và trả lời yc của GV 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Họat động1: Luyện đọc
Mt: Biết đọc lưu loát cả bài.
- Gv gọi 1 HS khá đọc bài trước lớp. 
GV chia đoạn đọc : 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu => mang ơn rất nặng
+ Đoạn 2: Tiếp theo =>Tạ ơn thầy
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài . 
-Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh các từ hay đọc sai : Tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.
-Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ
-Lần 3: Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
+1hs đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn 
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ 1 HS đọc phần chú giải trong SGK
+ 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
Hoạt động2 : Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu ý nghĩa của bài.
Đoạn 1: GV yc hs đọc thầm, trả lời câu hỏi:
(?) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? 
(?)Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ? 
=> Lòng tôn kính của các môn sinh với cụ giáo Chu
Đoạn 2 : 1 hs đọc đoạn 2
(?)Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào
(?)Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ? 
=> Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng.
Đoạn 3
(?)Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? 
-Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao
(?)Bài văn trên cho ta biết nội dung gì?
Nôïi dung : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
+ Cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
+Đến để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành...
+Từ sáng sơm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ 
dâng biếu thầy những cuốn sách quý
+ 1 hs đọc đoạn 2, Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
+Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng.
+Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa cụ. "Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy.
+ Cả lớp đọc lướt và trả lời câu hỏi 
-Uống nước nhờ nguồn.
-Tôn sư trọng đạo.
-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.. 
+ HS tự trả lời theo hiểu biết của mình. 
+ 2-3 em phát biểu ý kiến
+2HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Mt: Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Lớp nhận xét. 
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (chú ý Giọng đọc, nhấn giọng)
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
GV đọc mẫu đoạn văn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm 2. 
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét 
+ 3 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. 
+ HS lắng nghe 
+HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+Đại diện nhóm thi đọc.Lớp nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay. 
3.Củng cố -Dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dungbài. Nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” 
TOÁN 
Tiết 126 : Nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu: 
Giúp HS 
- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 -Hỗ trợ đặc biệt : Giúp HS biết nhân số đo thời gian 
II. Hoạt động: 
1.Bài cũ: 
 1 h / s làm bài 3 phần a,b.
 1 h / s làm bài 3a,b. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài + Ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Hình thành kĩ năng nhân số đo thời gian với một số.
Mt:Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian.
-GV nêu ví dụ 1 trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng.
 1 giờ 10 phút 3 = ?
-GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính:
- Vậy 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút
Ví dụ 2: GV nêu bài toán, sau đó yc HS nêu phép tính tương ứng.
 3 giờ 15 phút 5 = ?
- GV cho HS đặt tính và tính:
- GV cho HS nhận xét rồi đổi 75 phút = 1 giờ 15 phút. 
15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút
- Vậy 3 giờ 15 phút 5 = 16 giờ 15 phút
(?) Khi nhân số đo thời gian với một số ta làm như thế nào? 
=> Ta nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi theo đơn vị lớn hơn liền kề.
+ HS nêu phép tính tương ứng
+ HS thảo luận cách đặt tính.
+ 1 HS lên bàng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
+ HS nêu phép tính
+ HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
+ HS trình bày cách tính
-HS nêu nhận xét.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mt:Vận dụng phép nhân số đo thời gian giải các bài toán đơn giản.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
3 giờ 12 phút x3 = 9giờ 36 phút
4giờ23phútx 4 = 17giờ32 phút 
12 phút 25 giâyx5= 62phút5giây
 4,1giờ x6=24,6 giờ
3,4 x4= 13,6 phút
9,5 giâyx3= 28,5 giây 
- GV nhận xét. 
Bài 2: - HS đọc đề toán. GV tóm tắt bài toán lên bảng. GV gọi 1 HS lên bảng giải sau đó nhận xét, chốt kết quả đúng.
Tóm tắt: 
1 vòng: 1 phút 25 giây
3 vòng:  thời gian ?
Bài giải:
Thời gian bé Lan ngồi trên đu là:
Đáp số: 4 phút 15 giây
+ 1 HS đọc to đề, cả lớp đọc thầm theo.
+ 2 HS lên bàng làm, lớp làm bài vào vở.
+ HS nhận xét bài làm của bạn.
+ 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm theo. Tìm hiểu yc bài
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
+ Lớp nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò: Nêu cách nhân số đo thời gian. Nhận xét tiết học. Về nhà làm lại bài nếu làm bài chưa xong
ĐẠO ĐỨC
Tuần 26 : Em yêu hòa bình (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết :
- Giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức. 
- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình , ghét chiến tranh phi nghĩa lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh. 
II. Chuẩn bị :Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có nhiến tranh, về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới. Giấy khổ to, bút màu. Điều 38 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. 
III. Hoạt động dạy và học
1.Bài cũ : 
 	Đất nước VN là đất nước như thế nào?
 Em phải làm gì để bảo vệ và xây dựng đất nước? 
 2.Bài mới : GV giới thiệu bài – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1 : Tìm hiểu thông tin (trang 37, SGK )
Mt: Quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh. Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học.
-GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh SGK hỏi :
(?)Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó ?
-Ycầu HS đọc các thông tin trang 37 -38 SGK và thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK. 
-Cho HS các nhóm trình bày, HS nhận xét. 
Giáo viên nhận xét kết luận :Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học  vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. 
+ Quan sát tranh, ảnh. .và trả lời câu hỏi của GV.
+ HS đọc thông tin và thảo luận nhóm 
+ Dại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ, làm bài tập.
Mt: Bày tỏ thái độ yêu hòa bình.
- Bài tập 1:GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập. 
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. 
- GV mời một số HS giải thích lí do. 
- GV nhận xét kết luận : Các ý kiến (a), (d) là đúng ; các ý kiến (b), (c) là sai, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình. 
Bài 2: GV giao nhiệm vụ cho HS và cho HS làm việc cá nhân. 
- Gọi một số HS lên trình bày ý kiến, lớp nhận xét. 
GV kết luận: Để bảo vệ hòa bình trước hết mọi người cần phải có lòng yêu hòa bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm (b), (c) trong bài tập 2. 
Bài tập 3 :
Cho HS thảo luận nhóm bài tập 3. 
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng. 
GV mời 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. 
+ HS lắng nghe va ... ết được ưu khuyết điểm chính của bài viết.
Giáo viên viết sẵn đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật lên bảng.
-Gọi vài hs đọc lại đề bài.
-GV nhận xét ưu khuyết điểm chính của bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
Xác định đúng đề bài, bố cục rõ ràng, đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo. Một số bài văn vừa tả những nét chi tiết vừa lồng bộc lộ nhận xét suy nghĩ của bản thân về dồ vật tả...
+Những thiếu sót hạn chế.
-Một số học sinh chưa tả được những nét chi tiết của đồ vật tả, nội dung tả sơ sài, còn sai lỗi chính tả, ý lủng củng..
Kết quả : Điểm cao nhất : 8,5 thấp nhất 3 điểm.
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Mt: Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu sửa trong bài viết của mình.
-Giáo viên ghi lỗi sai về chính tả, từ, câu , ý cho hs nhận xét, phát hiện lỗi sai và tham gia sửa lỗi
ví dụ: Lỗi về chính tả: tiếng việt
Lỗi về từ câu ý: 
+ Kim đồng hồ như cái râu hình vuông ngọ ngậy.
+ Nhìn nó giống như hình hộp chữ nhật khổng lồ.
+Trang tiếp hteo làmục lục người công dân.
-Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
-Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay của hs trong lớp.
- Học sinh làm việc cá nhân, các em thực hiện theo các nhiệm vụ đã nêu của giáo viên.
-Học sinh cả lớp cùng trao đổi vàsửa lỗi trên bảng.
Hoạt động 3: Học sinh viết lại một đoạn của bài văn cho hay hơn
Mt: Biết viết lại một đoạn của bài văn cho hay hơn.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Giáo viên nhận xét, chấm điểm bài làm của một số học sinh.
-Học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Học sinh làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
-Học sinh phân tích cái hay, trong đoạn văn
3.Củng cố -Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở. Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
Tiết 52 : Sự sinh sản của thực vật có hoa
I.Mục tiêu:
- Trình bày về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả.
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ: côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 106, 107 / SGK. Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: “ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.”
 Chỉ và nêu tên từng bộ phận của nhị và nhuỵ? 
2.Bài mới: Giới thiệu bài : Sự sinh sản của thực vật có hoa(tt)
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Thực hành làm BT xử lí thông tin trong SGK 
Mt: Trình bày về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả.
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ: côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin 106/ SGK và chỉ vào H1 để nói với nhau về : 
+Sự thụ phấn.
+Sự thụ tinh. 
+Sự hình thành hạt và quả.
- GV yêu cầu HS đọc và làm các BT(1,2,3,4,5) 106/ SGK
1 - a ; 2 – b ; 3 – b ; 4 – a ; 5 – b
-HS đọc thông tin 106/ SGK và chỉ vào H1 để nói với nhau về : 
+Sự thụ phấn.
+Sự thụ tinh. 
+Sự hình thành hạt và quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp bổ sung và nhận xét
- HS đọc và làm các BT(1,2,3,4,5) 106/ SGK
-HS nêu các đáp án lựa chọn, lớp n/xét.
Hoạt động 2: Trò chơi ghép chữ vào hình
Mt:Củng cố sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính
GV tổ chức cho hs chơi ghép chữ vào hình theo nhóm
-Gv phát cho các nhóm sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ có ghi sẵn chú thích. HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm làm xong gắn bài của mình lên bảng.
Sau khi gắn xong đại diện từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình.
-Hs chơi ghép chữ vào hình theo nhóm
-HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình
-Đại diện từng nhóm giời thiệu sơ đồ có gằn chú thích của nhóm mình.
Hoạt động 3: Thảo luận.
Mt: Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió
Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 170 SGK
(?) Kể một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà em biết?
(?)Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhở sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm.
Tên cây
Anh đào, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
-Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò: GV tóm tắt nội dung bài, hs đọc mục bạn cần biết. Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: “Cây con mọc lên từ hạt “
TOÁN 
Tiết 130 : Vận tốc 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc.
 - Biết tính vận tốc của mộât chuyển động đều.
II. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 
 Luyện tập chung. 2 hs làm lại bài tập 2 ( trang 137 )
2. Bài mới : GV giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về vận tốc.
Mt: Có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Giáo viên nêu bài toán : “Một ô tô mỗi giờ đi được 50 km, 1 xe máy mỗi giờ đi được 40 km và cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào đến B trước ?” 
GV hỏi : Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn ?
=> 50 kmô tô chạy 1 giờ chính là vận tốc đi được của ô tô
 Bài toán 1 : GV nêu bài toán 1. Vẽ sơ đồ 
? km 
 170 km
 (?) Muốn biết trung bình một giờ ô tô đi được bao nhiêu km ta làm thế nào?
=>1 giờ ô tô chạy 42, 5 km ta gọi là vận tốc ôtô viết tắt là 42 km/ giờ
(?) Muốn tính vận tốc của một chuyển động biết quãng đưòng và thời gian đi ta làm thế nào?
 - Gọi quãng đường là S, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là :
v = s : t
- GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô. 
- Thông thường vận tốc của :
+ Người đi bộ khoảng : 5 km / giờ
+ Xe đạp khoảng : 15 km/ giờ
+ Xe máy khoảng : 35 km/ giờ
+ Ô tô khoảng : 50 km/ giờ 
- GV nêu ý nghĩa khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động 
Bài toán 2: GV nêu bài toán 2
(?) Đề bài hỏi gì?
(?) Muốn tính vận tốc chạy của người đó, ta làm như thế nào?
-1 em nêu cách thực hiện.
-Vận tốc là gì? Đơn vị tính.
- Nhấn mạnh : Đơn vị của vận tốc trong bài toán này là m / giây 
- HS chú ý theo dõi, nhận biết khái niện về vận tốc
-Ô tô vì 1 giờ ô tô chạy 50 km.
-HS thảo luận theo nhóm bàn . Đại diện nhóm trình bày : 
1 giờ đi được : 170 : 4 = 42, 5 (km)
-Lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi.
- HS nhắc lại cách tính vận tốc 
-HS hteo dõi đề bài và tìm cách thực hiện.
-Vận tốc của người đó là:
 60 : 10 = 6 (m/giây)
-Lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành
Mt:Vận dụng kiến thức đã học tính vận tốc của môt chuyển động đều.
Bài 1:GV yc hs đọc bài tập 1, vận dụng công thức tính v để làm bài
Vận tốc của người đi xe máy là: 105 : 3 = 35( km/ giờ)
Đáp số 35 km/ giờ
Bài2: GV hướng dẫn hs làm như bài tập 1
Đáp số 720 km/ giờ
Bài3: GV yc học sinh đọc đề, tìm hiểu yc đề
(?)Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/ giây thì ta làm như thế nào?
(?) Nêu cách tính vận tốc?
Giải: Đổi 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số :5m/ giây
-Học sinh đọc đề nêu tóm tắt – giải.
-1 học sinh lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở, nhận xét sửa bài
- Học sinh đọc đề, tìm hiểu yc đề, trả lời yc của Gv
-HS làm bài theo nhóm, các nhóm làm xong dán bài của nhóm mình lên bảng, nhận xét và sửa bài
 3.Củng cố -Dặn dò: GV nhận xét tiết học, hs chuẩn bị: “Luyện tập”.Nhận xét tiết học. 
KĨ THUẬT
Tiêt 26 : Lắp xe ben (t3)
I.Mục tiêu: 
Học sinh cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu xe xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra:(Sự chuẩn bị của hs cho tiết học)
2.Bài mới : G. T. B
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 4 :Học sinh thực hành lắp xe ben
Mt:Chọn đúng đủ các chi tiết để lắp xe ben . Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy định.
a) Chọn chi tiết.
-GV yc học sinh chọn chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp. 
-GV kiểm tra hs chọn các chi tiết đã đúng và đủ theo yc chưa.
-b) Lắp từng bộ phận.
+ YC hs phải qua sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước trong SGK.
c) Lắp xe ben hình 1 SGK
GV cho hs lắp ráp theo các bước hướng dẫn trong SGK
-Chú ý hs khi lắp ráp cần phải:
+Chú ý vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận với nhau...
+ Các mối nối phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch..
-HS thực hàng lắp ráp theo nhóm.
-GV quan sát và uốn nắn cho nhóm còn gặp lúng túng trong quá trình lắp ráp.
-Học sinh chọn chi tiết theo SGK và để riêng từng loại
-Hs lắp ráp theo các bước hướng dẫn trong SGK
Hoạt động 5:Trưng bày sản phẩm
Mt: Đánh giá sản phẩm của các nhóm
-GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm, cử đại diện cùng nhận xét và đánh giá theo hướng dẫn
-GV khen các nhóm có sản phẩm đẹp, đúng yêu cầu kĩ thuật
-Các nhóm trưng bày sản phẩm, cử đại diện cùng nhận xét và đánh giá theo hướng dẫn
3.Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học
Ban giám hiệu duyệt tuần 26 
 Ngày ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26 DA CHINH SUA.doc