Kiểm tra giữa kì 2 - Môn Tiếng Việt Lớp 5

Kiểm tra giữa kì 2 - Môn Tiếng Việt Lớp 5

 Câu hỏi :

1/. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?

+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.

2/. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?

+ Trần Thủ Độ không những không trách tội mà còn thưởng cho vàng, lụa.

1/. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”

+ Ông vờ than khóc vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng.

2/. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?

+ Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ giỗ Liễu Thăng ; vì ông dám nhắc lại việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng.

1/. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?

+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo và đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 713Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 - Môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Bình An Kiểm tra Giữa kì 2 - Năm học : 2012- 2013 
 Môn Tiếng Việt Lớp 5 
 Đề Kiểm tra Đọc thành tiếng
 Thời gian : khoảng 1 phút / học sinh
 Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn đọc và trả lời câu hỏi một trong các bài đọc sau :
1. Thái sư Trần Thủ Độ ( Tuần 20, trang 15 Tiếng Việt tập 2)
2. Trí dũng song toàn ( Tuần 21, trang 25)
3. Phân xử tài tình ( Tuần 23, trang 46)
4. Luật tục xưa của người Ê-đê ( Tuần 24, trang 56)
5. Phong cảnh đền Hùng ( Tuần 25, trang 68)
6. Nghĩa thầy trò ( Tuần 26, trang 79)
 Câu hỏi :
1/. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
+ Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
2/. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
+ Trần Thủ Độ không những không trách tội mà còn thưởng cho vàng, lụa.
1/. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” 
+ Ông vờ than khóc vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng.
2/. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
+ Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ giỗ Liễu Thăng ; vì ông dám nhắc lại việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng.
1/. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo và đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
2/. Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
+ Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, 
1/. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
+	 Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
2/. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải ?
+ Quan cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét cũng không tìm được chứng cứ.
+ Quan sai xé tấm vải làm đôi chia cho hai người đàn bà mỗi người một mảnh. Một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
3/. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
+ Quan cho gọi tất cả sư sãi, kẻ ăn người trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc, 
1/. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
+ Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
2/. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội.
+ Những việc mà người Ê-đê xem là có tội : tội không hỏi mẹ cha; tội ăn cắp; tội giúp kẻ có tội; tội dẫn đường cho giặc 
3/. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
+Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
1/. Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng ?
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, cách đây khoảng 4000 năm.
2/. Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, truyền thuyết Thánh Gióng, truyền thuyết về An Dương Vương.
+ Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
+ Đền Trung nơi thờ Tổ Hùng Vương gợi nhớ Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
1/. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? 
+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy ; thể hiện lòng yêu quý và kính trọng thầy - người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
2/. Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ?
+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu, cùng theo sau thầy.
3/. Tình cảm cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
+ Cụ giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy. Thầy mời học trò cùng tới thăm. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ, cung kính thưa với cụ 
- Hết -
Trường TH Bình An Kiểm tra Giữa kì 2 - Năm học : 2012- 2013 
 Môn Tiếng Việt Lớp 5 
 Đề kiểm tra Đọc hiểu - Luyện từ và câu
 Thời gian : 30 phút
A. Học sinh đọc thầm bài đọc sau : ( khoảng 12 đến 15 phút )
 Bài đọc : Lập làng giữ biển
 Nhụ nghe bố nói với ông : 
- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. 
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo : 
- Thế là thế nào ? - Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối. 
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh : 
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai ? 
 Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng dường nào. 
 - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang
 Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ.
 TRẦN NHUẬN MINH
B. Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất ở mỗi câu dưới đây : 
1/. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
a) Sẽ họp làng để đưa dân ra đảo.
b) Sẽ đưa Nhụ và ông ra đảo. 
c) Sẽ đưa cả nhà ra đảo.
2/. Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
a) Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài.
b) Ngoài đảo có đất để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. 
c) Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
3/. Những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ, cuối cùng đồng tình với bố Nhụ là :
a) Ông Nhụ bước ra võng.
b) Ông ngồi xuống võng vặn mình.
c) Ông ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông.
4/. Câu : Không những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.
 Cặp quan hệ từ trong câu trên biểu thị quan hệ gì ?
a) Quan hệ nguyên nhân – kết quả
b) Quan hệ tăng tiến
c) Quan hệ tương phản
5/. Từ “ đi ” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
a) Anh Tuấn đã đi Hà Nội.
b) Trời lạnh nên em phải đi vớ cho ấm.
c) Bé Na đi lon ton trước sân.
6/. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả ?
a) sâu sắt 
b) quân giặc 
c) xanh biếc 
7/. Trong câu : “ Trên cành cây, mấy chú chim đang hót ríu rít. ”, chủ ngữ là :
a) Trên cành cây
b) mấy chú chim
c) Trên cành cây, mấy chú chim
8/. Từ “ đậu ” trong 2 câu sau : 
 - Chim đậu trên cành.
 - Em rất thích ăn xôi đậu.
 là các từ :
a) Nhiều nghĩa 
b) Đồng nghĩa
c) Đồng âm
9/. Gạch dưới cặp quan hệ từ trong câu sau : 
 Tuy nhà ở xa trường nhưng bạn Lan vẫn luôn đi học đúng giờ.
10/. Đặt 1 câu với cặp quan hệ từ : Vì  nên  
...
...
...
...
...
 - Hết -
Trường TH Bình An Kiểm tra Giữa kì 2 - Năm học : 2012- 2013 
 Môn Tiếng Việt Lớp 5 
 ( Kiểm tra Đọc hiểu - luyện từ và câu )
 Đáp án 
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
c
c
b
c
a
b
c
 Câu 9 : Tuy nhà ở xa trường nhưng bạn Lan vẫn luôn đi học đúng giờ.
 Câu 10 : Học sinh đặt 1 câu với cặp quan hệ từ “ Vì ...nên ... ” đúng ngữ pháp và có nghĩa được 0,5 điểm.
 - Hết -
Trường TH Bình An Kiểm tra Giữa kì 2 - Năm học : 2012- 2013 
 Môn Tiếng Việt Lớp 5 
 ( Phần Viết )
 Thời gian : 40 phút
A/ Chính tả : ( 15 phút )
 Bài viết : Trí dũng song toàn
 Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
 Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng :
 - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. 
 Điếu văn của vua Lê còn có câu : “ Ai cũng sống, sống như ông thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.”
 Theo Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh và Trung Lưu
B/ Tập làm văn : ( 25 phút )
 Đề bài : Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
 - Hết -
Trường TH Bình An Kiểm tra Giữa kì 2 - Năm học : 2012- 2013 
 Môn Tiếng Việt Lớp 5 
 Bài Kiểm tra Viết 
 Đáp án
 I/ Chính tả : (5 điểm)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : (5đ)
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai phụ âm đầu, vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
 Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,  trừ 1 điểm toàn bài.
II/ Tập làm văn : (5 điểm)
 1/ Hình thức : (1 điểm)
 2/ Nội dung : (4 điểm) Viết đúng thể loại văn tả đồ vật.
 a) Mở bài : Giới thiệu đồ vật em định tả ? Em thấy nó hoặc có nó khi nào ? 
 (0,5 điểm)
 b) Thân bài : (3 điểm)
 - Tả bao quát hình dáng của đồ vật ( nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc, ... (1 điểm) 
 - Tả các bộ phận của đồ vật ( hình dáng, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; ... ) 
 (1,5 điểm) 
 - Nêu công dụng của đồ vật... (0,5 điểm)
 c) Kết bài :
 Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp và công dụng của đồ vật đó ?
 (0,5 điểm)
 - Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG KTGK 2.doc