Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt Lớp 4 ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt Lớp 4 ở trường Tiểu học

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Lý do chọn đề tài :

“Góp phần nâng cao đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta phải đưa giáo dục - đào tạo là “Quốc sách hàng đầu” một ý nghĩ chiến lược coi trọng công tác giáo dục vì sự nghiệp đào tạo của đất nước ta hiện nay. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người mới xã hội chủ nghĩa vừa có tài, vừa có đức để giúp ích cho đất nước.

Nước ta là một nước nền văn hoá giáo dục lại xuống dốc trầm trọng (đạo đức) mà chúng ta là những người làm công tác giáo dục. Cho nên chúng ta phải thức tỉnh sớm để góp phần công lao động xây dựng đất nước.

Trong Tiểu học, tôi thấy lớp 4 cũng rất quan trọng, là nền móng cho lớp Đoàn viên, thanh niên sau. Vì vậy vấn đề đưa công tác giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 4 của trường Tiểu học Hương Thuỷ 2 như sau :

- Cá biệt về tư cách đạo đức kém

- Văn hoá kém

Tôi rút ra bài học cho người giáo viên trong việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh để làm tròn trách nhiệm “Người mẹ ở trường”.

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt Lớp 4 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 
 Giáo dục học sinh cá biệt lớp 4 ở trường tiểu học
I - Đặt vấn đề :
1. Lý do chọn đề tài :
“Góp phần nâng cao đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta phải đưa giáo dục - đào tạo là “Quốc sách hàng đầu” một ý nghĩ chiến lược coi trọng công tác giáo dục vì sự nghiệp đào tạo của đất nước ta hiện nay. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người mới xã hội chủ nghĩa vừa có tài, vừa có đức để giúp ích cho đất nước.
Nước ta là một nước nền văn hoá giáo dục lại xuống dốc trầm trọng (đạo đức) mà chúng ta là những người làm công tác giáo dục. Cho nên chúng ta phải thức tỉnh sớm để góp phần công lao động xây dựng đất nước.
Trong Tiểu học, tôi thấy lớp 4 cũng rất quan trọng, là nền móng cho lớp Đoàn viên, thanh niên sau. Vì vậy vấn đề đưa công tác giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 4 của trường Tiểu học Hương Thuỷ 2 như sau :
- Cá biệt về tư cách đạo đức kém
- Văn hoá kém
Tôi rút ra bài học cho người giáo viên trong việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh để làm tròn trách nhiệm “Người mẹ ở trường”.
2. Nhiệm vụ đề tài :
Ngay từ đầu năm, tôi đã phát hiện những học sinh cá biệt.
Những nhiệm vụ sau :
Học sinh kém về đạo đức và văn hoá
Nguyên nhân : Do bản thân gia đình và quá trình học tập
a) Em Bạch Đình Toàn
Gia đình khó khăn, đông con, bản thân nghịch ngợm, bướng bỉnh, lười học, bố mẹ bận công việc (làm ruộng) nên không có thời gian dạy dỗ con cái, từ chỗ đó con lêu lỗng không có sự ràng buộc của gia đình, em đã bị hư hỏng.
b) Em Tô Văn Tài
Hoàn cảnh em Tài bố mất sớm ở với mẹ, mặc dù mẹ không lấy chồng khác nhưng anh chị thì đi làm ăn xa, mẹ lại bận công việc đồng áng nên không ai dạy dỗ, kèm cặp. Từ đó em sinh ra bướng bỉnh, lầm lì.
c) Em Nguyễn Viết Mạnh
Mặc dầu sống trong gia đình có bố mẹ (bố là xóm trưởng của xóm) đông anh chị em nhưng cảnh nông thôn mấy ai bày vẽ cho nhau. Em bề ngoài rất ít nói nhưng ngồi học lại rất hay chuyện riêng, quay nganh, quay dọc làm ảnh hưởng đến nhiều bạn khác. Hễ cô giáo nhắc đến tận lại khóc; đã mấy lần giáo viên báo cáo với gia đình nhưng cũng đến vài ba hôm nay gia đình mới đến gặp giáo viên chủ nhiệm với nhà trường.
- Những biểu hiện của học sinh về đạo đức, văn hoá kém đã nêu ở trên.
- Những biện pháp sáng tạo của bản thân bồi dưỡng học sinh nhận thấy khuyết điểm mà phấn đấu.
- Từ những đối tượng nghiên cứu trên đây khái quát lên phương pháp cần thiết, biện pháp của học sinh như năng lực phấn đấu trong học tập.
- Đọc, nói, viết, ngoan ngoãn với cha mẹ, tuân theo kỷ luật trật tự, lễ phép với cô giáo, thầy giáo, với người lớn.
- Những bài học cho bản thân trong việc giáo dục học sinh cá biệt là :
* Phương pháp nghiên cứu
Trao đổi, trực tiếp trò chuyện với học sinh, với nhà trường, cha mẹ, Đội thiếu niên, đặc biệt là cha mẹ, bạn bè đối tượng.
* Phương pháp quan sát :
Giáo viên theo dõi sự hoạt động trên lớp như lao động vui chơi ở nhà với bạn bè, về tinh thần, tư cách của học sinh, tìm hiểu sản phẩm em đó.
* Phương pháp đo đạc quan hệ xã hội :
- Tập thể, nhà trường, thầy cô giáo, anh chị phụ trách Đội, kết hợp gia đình, đánh giá học sinh đó.
* Phương pháp phóng vấn viết 
- Quan hệ xã hội, bài tập ở lớp, ở nhà của học sinh
II - Đặc điểm nội dung
1. Đặc điểm đối tượng
- Giới thiệu lớp mình cho anh chị tổng phụ trách đội, khối, thu nhập ý kiến học sinh, kết hợp môi trường, hoàn cảnh, giáo viên theo dõi và uốn nắn biết được những học sinh cá biệt về từng mặt, giáo viên ghi rõ họ tên, tuổi, cha mẹ, nghề nghiệp để tiện theo dõi (sổ chủ nhiệm).
Từ những em trên có những cái chung
- Khái quát
Những em này về mặt đạo đức kém, học lực kém
Giáo viên kẻ bảng thống kê tên để theo dõi học kỳ I về đạo đức, học tập.
TT
Họ và tên
Học sinh
Tháng 9+10
Tháng 11 + 12
Ngày nghỉ học
ĐĐ
HL
VSCĐ
ĐĐ
HL
VSCĐ
Có phép
O phép
1
Bạch Đình Toàn
K
Yếu
C
K
TB
B
1
2
Tô Văn Tài
CCG
TB
B
CCG
T.B
B
1
3
Nguyễn Văn Mạnh
K
Yếu
C
K
T.B
B
2
Nguyên nhân kém về tư cách đạo đức và văn hoá do hoàn cảnh gia đình tạo ra cái kém của từng em.
2. Những biện pháp sáng tạo của cô giáo trong việc giáo dục học sinh cá biệt (tư cách đạo đức, văn hoá).
Sắp xếp chỗ ngồi cho các em trên lớp cho phù hợp, cô giáo trước hết bằng tình cảm đối với gia đình, với học sinh, luôn gần gũi học sinh, gây tình cảm ban đầu để giáo dục học sinh.
- Biện pháp giảng dạy trên lớp
Khen và chê là hai tác nhân kích thích sự phát triển đạo đức của trẻ. Khen để thúc đẩy những hành vi tốt, còn chê tức là kìm hãm những hành vi chưa tốt. Việc khen và chê nhỏ dưới ảnh hưởng của biện pháp giáo dục này, trẻ sẽ nhanh chóng tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực quy định.
- Sở dĩ đối với học sinh lớp 4 khen và chê có hiệu quả cao vì lứa tuổi các em còn nhỏ dại, sống chủ yếu bằng tình cảm, bằng sự động viên, thích khen nhiều hơn thích chế.
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên phải luôn khen ngợi, giúp đỡ các em đủ việc làm chưa tốt lắm nhưng cũng phải khen, phải động viên. Chẳng hạn như chấm bài, chữa bài, hướng dẫn làm bài tập ở nhà, giáo viên phải khen kịp thời để học sinh vui và thích làm tốt công việc của mình.
- Trong lao động :
Học sinh khi lao động vui chơi thường thể hiện cái xấu trong lao động kỹ luật, trật tự. Giáo viên phải theo dõi, uốn nắn những hành vi xấu dễ dùi dắt các em. Trong hoạt động đội, lao động nên giáo viên những công việc vừa sức phù hợp tâm lý, động viên khéo léo, nhưng nguyên tắc khéo léo phải kết hợp với tình thương yêu học sinh bao nhiêu thì càng yêu cầu cao đối với học sinh bấy nhiêu.
- Biện pháp phối hợp với gia đình
+ Đến thăm phụ huynh, trao đổi việc học tập của con mình cho phụ huynh rõ.
+ Yêu cầu phụ huynh phải sắm dụng cụ học tập, sách vở, góc học tập, hướng dẫn bài tập làm ở nhà, thường xuyên uốn nắn giáo dục các em có những biểu hiện xấu, không tốt với bạn bè, người lớn như : Hỗn láo, nói tục, nói cộc cằn, bướng bỉnh, tránh dùng roi vọt mà chỉ sử dụng biện pháp tình cảm.
+ Trao đổi với lãnh đạo địa phương, Hội phụ huynh, phụ nữ địa phương, thanh niên kết hợp Đội thanh niên để giáo dục học sinh.
+ Trao đổi với lãnh đạo nhà trường và tập thể giáo viên trong Hội đồng nhà trường để giáo dục các em.
3. Những hiểu hiện tiến bộ của học sinh
( Về học tập, tư cách đạo đức) trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường, sinh hoạt Đội (được của rơi, giúp đỡ người già và em nhỏ)
TT
Họ và tên
Học sinh
Tháng 9+10
Tháng 11 + 12
Ngày nghỉ học
ĐH
HL
VSCĐ
ĐĐ
HL
SCĐ
Có phép
O phép
1
Bạch Đình Toàn
K
TB
B
T
TB
B
1
2
Tô Văn Tài
K
TB
A
T
TB
A
2
3
Nguyễn Văn Mạnh
K
TB
B
K
TB
A
1
4. Những bài học cho bản thân :
(Từ những thực tế)
- Phát hiện học sinh kém về đạo đức, học tập, hoàn thành của từng em dẫn đến kém về đạo đức, về học tập.
* Nguyên nhân kém của từng em :
+ Em Bạch Đình Toàn : Do hoàn cảnh gia đình, mức độ học của em không kém.
+ Em Võ Văn Tài : Do lười học, mảng chơi
+ Em Nguyễn Văn Mạnh thích khen, động viên, nói nhỏ nhẹ, bản tính hay nghịch ngộ, học lực không yếu.
Giáo viên phải có biện pháp sáng tạo quan tâm đúng mức đối với những học sinh cá biệt, có tình cảm yêu thương học sinh, gần gũi học sinh, phải có yêu cầu cao đối với những em có khi giáo viên đã chiếm được ưu thế tình cảm.
Biết khéo léo, phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội (ở lớp thời gian ngắn) đại bộ phận ở nhà và xã hội.
Dư luận lên án, chê bai những thói hư tật xấu của học sinh, động viên, khích lệ những biểu hiện tốt của học sinh (cha mẹ đóng vai trò quan trọng).
- Bài học của bản thân : Đã là cô giáo thì phải có tình thương và trách nhiệm đối với tập thể lớp. Không lùi bước trước những khó khăn, cùng vui buồn với học sinh như người mẹ hiền ở lớp. Đó là món ăn tinh thần của người giáo viên đào tạo những Mầm non cho đất nước.
5. Phương pháp hạn chế bổ cứu :
- Trong 3 em, tôi đã bồi dưỡng, theo dõi. Tuy kết quả đã đạt được như vậy nhưng còn có những tồn tại chưa thực hiện được.
III – Kết luận : 
Với cương vị là người giáo viên, bản thân tôi đã đem hết khả năng nhiệt tình trong công tác.
Cố gắng tìm tòi để giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, là những nhân tài cho đất nước. Năm tới, tôi sẽ giáo dục nhiều học sinh cá biệt hơn nữa và thu nhiều kết quả cao hơn./.
Ngày 20 tháng 3 năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_lop_4_o_truo.doc