Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên Tiểu học - Phạm Văn Liêm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên Tiểu học - Phạm Văn Liêm

2. Cơ sở khoa học hoặc cơ sở lí luận:

Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá, để khỏi tụt hậu, để tiến lên. Vì vậy giáo dục ngày nay lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết mà trước hết là nói đến chất lượng giáo dục ở tất cả các Quốc gia, các dân tộc nói chung và từng trường phổ thông nói riêng.

Ngoài ra, chúng ta trung thực, thẳng thắn nhìn nhận thì chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay chưa đồng đều, nhiều giáo viên còn yếu về trình độ chuyên môn. Một bộ phận giáo viên do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thật sự an tâm công tác, chưa có đầu tư thoả đáng cho công tác giảng dạy. Mặc dù có thuận lợi hơn so với một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh; vẫn còn là một trong các huyện về điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho dạy và học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại. Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng lớn, có vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy hiện nay của các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Hòa Chánh 2 nói riêng. Hồ Chủ Tịch đã nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo dục vào tháng 6 năm 1957: “Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được”;

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên Tiểu học - Phạm Văn Liêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT U MINH THƯỞNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNGTIỂU HỌC HÒA CHÁNH 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, SÁNG KIẾN
- Họ tên: PHẠM VĂN LIÊM
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học hòa Chánh 2
1. Tên sáng kiến, đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên tiểu học
2. Cơ sở khoa học hoặc cơ sở lí luận:
Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá, để khỏi tụt hậu, để tiến lên. Vì vậy giáo dục ngày nay lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết mà trước hết là nói đến chất lượng giáo dục ở tất cả các Quốc gia, các dân tộc nói chung và từng trường phổ thông nói riêng.
Ngoài ra, chúng ta trung thực, thẳng thắn nhìn nhận thì chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay chưa đồng đều, nhiều giáo viên còn yếu về trình độ chuyên môn. Một bộ phận giáo viên do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thật sự an tâm công tác, chưa có đầu tư thoả đáng cho công tác giảng dạy. Mặc dù có thuận lợi hơn so với một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh; vẫn còn là một trong các huyện về điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho dạy và học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại. Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng lớn, có vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy hiện nay của các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Hòa Chánh 2 nói riêng. Hồ Chủ Tịch đã nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo dục vào tháng 6 năm 1957: “Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được”;
Nhìn chung phương pháp giảng dạy GV còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến việc học của học sinh còn thụ động, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em. Bên cạnh đó, tỉ lệ giáo viên có trình độ tin học thực sự sử dụng được máy vi tính lại còn hạn chế, hầu như chưa biết sử dụng thành thạo nên việc áp dụng tin học vào công tác soạn giảng, chuẩn bị phiếu học tập, sử dụng máy chiếu cho bài giảng điện tử ... gặp rất nhiều khó khăn. Cũng tùy theo điều kiện từng đơn vị nhưng có thể nói:
"Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi.” Ngạn ngữ Trung Quốc;
	Dạy học từ lâu được xem là nghề nghiệp luôn cần sự sáng tạo của người thầy. Liệu người thầy có thể phát huy sự sáng tạo của mình hay không nếu luôn nơm nớp lo sợ bởi sự kiểm tra gắt gao của người khác. Cho nên vấn đề đặt ra là việc dự giờ để kiểm tra tay nghề của giáo viên hiện nay có cần hay không? Thiết nghĩ giáo viên đều tốt nghiệp trường sư phạm, họ đã được sát hạch qua các đợt kiến tập, thực tập trong những năm học ở trường sư phạm. Ngoài ra trước khi vào biên chế nhà nước họ cũng được kiểm tra tay nghề qua các tiết dự giờ tại trường. Vì vậy mỗi giáo viên đều có đủ năng lực để đứng trên bụt giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Không thể chỉ qua một vài tiết dự giờ mà có thể đánh giá tay nghề giáo viên yếu kém được. Vả lại chưa chắc một số bộ phận Cán bộ Quản lí nhà trường có năng lực dạy tốt hơn giáo viên nên việc họ đánh giá tiết dạy của giáo viên e rằng không chính xác và trung thực. Không làm cho giáo viên tâm phục, khẩu phục mà cũng không quá máy móc dẫn đến tình trạng căn thẳng, nên có tính cởi mở cho giáo viên rồi tư vấn, thúc đẩy là hiệu quả nhất.
"Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.” Gôlôbôlin 
Còn chúng ta là một người CBQL thì nhìn thấy giáo viên mình thành đạt hay nói cụ thể hơn là giỏi về chuyên môn thì cảm giác của người quản lý chuyên môn rất nhẹ nhàng, phấn khởi. Trước tiên người CBQL chuyên môn phải biết được các chức năng và vai trò quản lí của mình.
Các chức năng quản lí
- Chức năng lập kế hoạch
- Chức năng tổ chức
- Chức năng lãnh đạo
- Chức năng kiểm tra 
Các vai trò của Cán bộ quản lí
- Vai trò quan hệ với con người
- Vai trò thông tin
- Vai trò quyết định
+ Lập Kế hoạch năm học; Kế hoạch tháng; Thời khóa biểu giảng dạy.
+Tổ chức nghiên cứu văn bản chuyên môn, áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.
+Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; hướng dẫn sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy học.
+ Kiểm tra chất lượng giảng dạy theo kế hoạch, kiểm tra nề nếp lớp học, chế độ chấm điểm, đánh giá xếp loại học sinh,...
Nếu như tổ chuyên môn hoạt động tốt giáo viên đồng tình ủng hộ với nhiệt quyết đó chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
3. Thực trạng yêu cầu:
Giáo viên chưa nắm quy trình dự giờ, cách đánh giá, hỏi han lung tung không biết dựa theo các tiêu chí, còn lúng túng trong thảo luận, góp ý chưa sâu, ít chịu phát biểu ý kiến.
- Chưa được tập huấn về công tác đánh giá theo CV 10358 quy định của BGDĐT. 
- Thực hiện công tác ghi chép theo tiến trình chưa rõ ràng, chưa biết cách nhận xét từng hoạt động cho cụ thể.
- Nhận xét đánh giá cuối tiết dạy còn mang tính chung chung. Giáo viên an bài không phản ứng với người góp ý.
4. Các nội dung chính của sáng kiến, đề tài nghiên cứu, việc triển khai thực hiện:
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm tra - đánh giá giờ dạy trên lớp cho tất cả giáo viên trong trường vì khi mỗi giáo viên có nhận thức tốt thì họ sẽ cố gắng trong công tác giảng dạy và đi đến sự đánh giá chính công việc của bản thân mình. Họ sẽ tự cảm thấy những phần còn hạn chế để khắc phục, những mặt mạnh để phát huy. Do đó CBQL phải tuyên truyền vận động triển khai các văn bản của ngành kịp thời qua các buổi họp, các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng, nhân rộng: (sáng kiến đề tài phải mới, không sao chép; có phạm vi ảnh hưởng như thế nào? Hiệu quả kinh tế, chính trị làm lợi cho tập thể)
Đề tài này tôi đã tâm đắc tự nghiên cứu qua các tài liệu văn bản chỉ đạo để vận dụng cho bản thân và những ai làm công tác quản lý chuyên môn ở cơ sở, có thể ứng dụng tốt cho các tổ chuyên môn và giáo viên trong công tác dự giờ đánh giá đều đem lại hiệu quả và chất lượng dạy và học. 
 Thúc đẩy việc hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thi đua tiếp cận với cái mới trong công nghệ thông tin, thi đua áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, thi đua có những tiết dạy hay...thúc đẩy được các hoạt động của tổ chuyên môn, thúc đẩy được cá nhân tích cực trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
6. Kết luận: Sáng kiến này tác động trực tiếp đến toàn thể giáo viên dạy lớp. Giúp giáo viên biết chủ động quản lí giờ dạy của mình diễn ra hàng ngày nâng cao chất lượng của từng tiết dạy dẫn đến số lượng giáo viên dạy giỏi ngày càng nhiều, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà ngày một tăng cao so với mặt bằng chung của huyện.
Đánh giá của Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng thi đua khen thưởng
Người báo cáo Xác nhận của Hội đồng TĐKT Trường
	 (Ký tên, ghi họ tên) HIỆU TRƯỞNG
	Phạm Văn Liêm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc