Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Gia Phú

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Gia Phú

Tập đọc

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng :

Tranh minh hoạ ở bài đọc ở SGK

III. Hoạt động dạy học:

1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

Gọi 2 HS: Đọc thuộc lòng bài thơ : Cao Bằng và trả lời câu hỏi : ? Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

? Nhắc lại nội dung chính của bài?

2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài

 Phải là một người thông minh mới có thể làm sáng tỏ được các vụ án. Bằng cách xử lí rất bất ngờ và chính xác ông quan xử án trong bài tập đọc này sẽ đem đến cho các em sự hồi hợp và lí thú.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Gia Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai, ngày 14 tháng 02 năm 2011
Tập đọc
Phân xử tài tình
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
	- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng : 
Tranh minh hoạ ở bài đọc ở SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 HS: Đọc thuộc lòng bài thơ : Cao Bằng và trả lời câu hỏi : ? Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
? Nhắc lại nội dung chính của bài?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
	Phải là một người thông minh mới có thể làm sáng tỏ được các vụ án. Bằng cách xử lí rất bất ngờ và chính xác ông quan xử án trong bài tập đọc này sẽ đem đến cho các em sự hồi hợp và lí thú.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- 1 tốp 3 em đọc tiếp sức theo yêu cầu cầu của GV.
 	- GV kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc từ khó, câu khó đọc( khó đọc: vãn cảnh, sẽ rõ )
 	- Tiếp tục gọi 1 tốp 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
 	- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của các từ ngữ được chú giải : quan án; vãn cảnh; biện lễ; sư vãn; đàn; chạy đàn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. Các cặp thi đọc với nhau. 1 em đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm lại toàn bài 
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1: Cả lớp trả lời câu hỏi:
? Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? ( HS trả lời : - Về việc mình bị mất cắp vải .Người nọ tố cáo người kia và nhờ quan phân xử )
- GV ghi lên bảng từ : Công đường và hướng dẫn HS giải nghĩa .
- GV: Đoạn một chính là phần mở đầu của câu chuyện. Vậy em hãy cho biết ý đoạn 1 là gì ? 
- Yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm 2: Đọc đoạn 2 và cho biết : Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?
- Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ? ( HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân) 
	- GV chốt lại: Quan án thông minh, hiểu tâm lý con người nên 
nghĩ ra một phép thử đặc biệt xé đôi tấm vải...)
? Vậy ý của đoạn 2 là gì ? ( HS trả lời : Cách phân xử tài tình, thông minh của vị quan án trong vụ việc mất vải)
* GV chuyển ý sang tìm hiểu đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3 cho biết: kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ? ( HS trả lời theo ngôn ngữ kể). – GV ghi từ niệm phật -> giải thích.
- Vì sao quan án lại dùng cách trên? Vậy ý đoạn 3 là gì? 
- Yêu cầu cả lớp đọc lướt toàn bài và cho biết : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? HS trả lời theo suy nghĩ.
? Vậy nội dung chính của bài là gì? ( HS trả lời – GV nhận xét đưa ra ý đúng và nội dung chính lên bảng -> 2 HS nhắc lại.
5. Hoạt động 5: Đọc diễn cảm 
? Câu chuyện có mấy nhân vật?( 3 nhân vật : 2 người đàn bà; quan án)
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án)
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai của câu chuyện.
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện.
************************************
Chính tả 
 Nhớ - viết : Cao Bằng
I.Yêu cầu cần đạt: 
	- Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
	- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người tên địa lí Việt Nam (BT2,BT3).
II. Đồ dùng : 
Bảng phụ ghi các câu văn ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên Địa lý Việt Nam.
Gọi 3 em lên bảng - cả lớp viết vào nháp viết tên 2 người, 2 tên địa lý Việt Nam theo suy nghĩ.
GV nhận xét- ghi điểm 
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 GV ghi mục bài lên bảng - 2 em nhắc lại .
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài chính tả 
GV cho HS xung phong đọc 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng . Cả lớp nghe, nêu nhận xét.
GV nêu yêu cầu : Các em phải nhớ và thuộc lòng 4 khổ thơ đó để viết vào vở. Chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu đặc biệt những chữ dễ viết sai.
4. Hoạt động 4: Viết bài 
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ tự viết bài
 - GV chấm 5- 7 bài. 
 - Dưới lớp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi 
 GV nhận xét chung.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập - cả lớp theo dõi SGK.
GV mở bảng phụ đã viết sẵn các câu ở bài tập 1. HS làm bài vào VBT.
GV mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức : Điền nhanh, điền đúng.
Đại diện các nhóm đọc kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lí mưu sát Mắc na-ma-ra là anh Nguyên Văn Trỗi.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài : Cửa gió Tùng Chinh 
GV nói về các địa danh trong bài. 
GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập 
Cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Viết sai
Sửa lại
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
pù xai
Hai Ngàn
Ngã Ba
Pù Mo
Pù Xai
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò
Em hãy nhắc lại ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà: Ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam
********************************
Toán
Xăng ti -mét khối. Đề- xi - mét khối.
I.Yêu cầu cần đạt: 
Giúp HS 
	- Có biểu tượng về Xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
	- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích: Xăng-ti-mét khối, Đề-xi-mét khối.
II. Đồ dùng : 
Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III.Hoạt động dạy học.
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 ở SGK tiết 10.
 Cả lớp và GV theo dõi, nhận xét, ghi điểm 
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
Trong tiết học toán trước các em đã được biết về thể tích của một hình. Vậy người ta dùng đơn vị nào để đo thể tích của một hình? Bài học hôm nay cxhungs ta cùng tìm hiểu về đơn vị đo thể tích xăng-ti-met khối và đề-xi-mét khối.
Ghi mục bài lên bảng. 3 em nhắc lại mục bài.
3.Hoạt động 3: Hình thành biểu tượng Xăng- ti- mét khối và Đề- xi mét khối.
- GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để - HS quan sát nhận xét. Từ đó GV giới thiệu về Đề - xi - mét khối 
- GV yêu cầu 3 HS nhắc lại : Tiếp theo GV cho HS quan sát mô hình như SGK.
? Xăng- ti- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài bao nhiêu? 2 HS trả lời. 1 HS nhắc lại.
- GV chốt ý và ghi bảng : Xăng - ti- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
- GV giới thiệu cách viết tắt Xăng - xi - mét khối : cm3
 ? Đề - xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài bao nhiêu? và được viết tắt như thế nào ? 2 HS trả lời - GV ghi lên bảng.
? Hình lập phương cạnh 1 dm sẽ gồm bao nhiêu hình lập phương cạnh 1cm? 
- Yêu cầu HS tính nháp và trả lời ( Gồm 1000 hình lập phương cạnh 1cm)
? Em làm thế nào để biết được gồm : 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
GV: Vậy: 1dm3 = 1000cm3 -> Ghi bảng - 3 HS nhắc lại.
1000cm3 = ? dm3 
Vậy giữa 2 đơn vị đo này có mối quan hệ như thế nào? 2 HS trả lời - 1HS nhận xét. GV chốt ý. 
4.Hoạt động 4: Thực hành 
Bài 1. Rèn kỹ năng đọc viết đúng các số đo.
GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi bài làm cho bạn kiểm tra và tự nhận xét.
GV yêu cầu một số HS nêu kết quả.
GV đánh giá bài làm của HS. 
Viết số
Đọc số
76 cm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-met khối
519 dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối.
85,08 dm3
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối.
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-met khối.
Bài 2: Củng cố mối quan hệ cm3 và dm3. 
Gọi HS đọc yêu cầu: 1 HS đọc
GV yêu cầu 2 em làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
Hết thời giân cả lớp cùng đối chiếu với bài của bạn , nhận xét . GV chốt ý , chuẩn kiến thức.
	a.	5,8 dm3 = 5800 cm3
	1 dm3 = 1000 cm3
	375 dm3 = 0,375 m3
	b.	2000 cm3 = 2 dm3
	154 cm3 = 154 dm3
 3.Củng cố - dặn dò :
Hôm nay chúng ta đã tìm hiểu những đơn vị đo thể tích nào ? Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo này?
GV nhận xét chung tiết học. 
*******************************
Buổi chiều:
Khoa học 
Sử dụng năng lượng điện
 I .Yêu cầu cần đạt:Sau bài học, HS biết :
	Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
II. Đồ dùng : 
Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
Bàn là, máy sấy tóc...
 Tranh ảnh trang 92 - 93 SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
? Con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước trong những việc gì ?
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 Nêu rõ mục đích, yêu cầu của tiết học.
 GV ghi mục bài lên bảng 
 3 HS nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Thảo luận 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6. 
? Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết?
- Hết thời gian GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả theo lối tiếp sức. Nhóm nào kể được nhiều đồ dùng và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi : 
? Năng lượng mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
 ( 3 HS trả lời - HS nhận xét-)
GV giảng : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
4. Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận 
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. Quan sát các tranh ảnh trang 92 và vật thật mà nhóm sưu tầm được.
? Kể tên các vật đó? 
? Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
? Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó?
? Hết thời gian yêu cầu đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp?
5. Hoạt động 5: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ?
 	GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi và 1 tổ trọng tài gồm 3 người.GV gắn lên bảng các thẻ từ : ghi tên các lĩnh vực : sinh hoạt hàng ngày ; học tập; thông tin; giao thông; nông nghiệp ; giải trí ;thể thao ... 
Yêu cầu 2 đội tiếp sức nhau ghi tên các dụng cụ máy móc máy móc sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó. 2 đội thực hiện chơi.
Hết thời gian mời đại diện tổ, trọng tài thông báo kết quả chấm điểm.
Qua trò chơi, GV cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cuộc sống cho con người.
6.Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò
Nêu tác dụng của năng lượng điện?
Dặn: Chuẩn bị bài : Lắp mạch điện đơn giản 
***********************************
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
(Bù 1 tiết sáng thứ năm - nghỉ rằm)
I. Yêu cầu cần đạt: 
Sau bài học HS biết:
	Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây  ... h trong nhóm đều thực sự hợp tác, em nào cũng làm việc.
* Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc:
	- Mỗi nhóm sẽ chọn đại diện thi thuyết trình kết quả làm việc của nhóm.
 - HS nêu tiêu chí chấm điểm chương trình hoạt động. ( về nội dung, về hình thức, trình bày báo cáo...).
 - Học sinh lập nhóm trọng tài gồm 3 học sinh.
 - Các đại diện tự gắn chương trình hoạt động của nhóm mình lên bảng lớp, lần lượt trình bày kết quả.
3.HĐ3: Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh CTHĐ, viết lại vào vở.
**********************************
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
	- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lại xe đãng trí (BT1), tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép (BT2).
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ 
- Băng giấy 
III.Các hoạt động dạy học:
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 Yêu cầu HS làm lại các bài tập 2,3 tiết”Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh “( trang 48 SGK)
2. HĐ2: Giới thiệu bài
	GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
3. HĐ 3: Phần nhận xét
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu một HS lên bảng phân tích cấu tạo của câu ghép( xác định 2 vế câu, bộ phận C- V trong mỗi vế, khoanh tròn cặp QHT nối các 
vế câu). Trong câu ghép sau : 
 Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.
 - Trong câu ghép trên cặp quan hệ từ nào dùng để nối 2 vế câu?( Chẳng những... mà...) 
 - GV : Câu văn sử dụng cặp QHT “ Chẳng những... mà...” thể hiện quan hệ tăng tiến.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - GV đưa ra một số câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến và yêu cầu HS tìm cặp QHT trong các câu đó.
 - Yêu cầu HS kể tên những cặp QHT nối các vế câu có quan hệ tăng tiến.
( Không những... mà, chẳng những... mà, không chỉ... mà...)
 - GV kết luận như phần ghi nhớ trong SGK.
4. HĐ4: Phần ghi nhớ
- Yêu cầu 2HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Gọi 2 HS nêu lại nội dung ghi nhớ( không nhìn SGK)
5. HĐ5: Phần luyện tập
Bài tập1: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập : 
+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó.
- HS làm bài vào VBT.
- Gọi một HS lên bảng chữa bài ở bảng phụ.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài theo nhóm.
Mời đại diện 3 nhóm lên thi làm.
Lớp nhận xét
GV nhận xét, biểu dương các nhóm làm đúng.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học 
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau
******************************
Toán
Thể tích hình hộp chữ nhật
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp HS 
 	- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật
	- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
	- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng dạy học toán 5 
III.Các hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ 
- Gọi 1 HS chữa bài tập 3 vào VBT
- GV nhận xét, cho điểm.
2. HĐ2: Giới thiệu bài 
 	GV nêu yêu cầu tiết học
3. HĐ3: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích tính hình hộp chữ nhật.
- GV cho HS quan sát mô hình hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật.
- Nêu ví dụ SGK và ghi bảng : Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16 cm và chiều cao 10cm.
- Gọi HS nhắc lại.
- GV nêu: Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng Xăng - ti- mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp.
- Cho HS quan sát hình SGK
- GV: Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
 ? Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3?
HS trả lời: Mỗi lớp có : 20 x 16 320 ( hình lập phương 1cm3)
? 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3?
HS trả lời: 320 x 10 = 3200( hình lập phương 1cm3)
- GV: Vậy thể tích hình hộp chữ nhật là : 
 230 x 16 x10 = 3200( cm3)
? Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
- HS nêu quy tắc như SGK
- GV: Gọi V là thể tích ; a là chiều dài; b là chiều rộng; c là chiều cao thì ta có công thức như thế nào?
 - HS: V = a x b x c
- GV lưu ý : Khi tính các kích thước phải cùng đơn vị đo 
4. HĐ4: Thực hành
 Hướng dẫn các HS làm các bài tập 1,2,3 SGK sau đó chữa bài.
 Bài 1: 
- Vận dụng trực tiếp công thức
- HS tự làm vào vở 
- Gọi 3 HS đọc kết quả 
- GV nhận xét và chữa bài:
a. V = 5 x 4 x9 = 180 cm3
b. V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 cm3
c. 2/5 x 1/3 x 3/4 = 1/10 cm3
 Bài 2:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ
- GV gợi ý chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật, tính tổng thể tích 2 hình. 
- HS làm bài, 1 HS nêu kết quả
- GV nhận xét
 - GV chữa bài:
Giải
Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 là
15 x 6 x 5 = 450 (cm3 )
Chiều rộng của hình hộp thứ hai là
12 - 6 = 6 (cm3) 
Thể tích của hình hộp chữ nhật hai là
8 x 6 x 5 = 240 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là
450 + 240 = 690 (cm3)
Đáp số: 690 cm3
Bài 3: 	- GV gợi ý, HS tự làm
	- Gv chữa bài:
Giải
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật ( Phần nước dâng lên) có đáy của bể cá và có chiều cao là:
7 – 5 = 2 (cm)
Thể tích hòn đá là
10 x 10 x 10 = 200 (cm3)
Đáp số: 200 cm3
5.HĐ5: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
************************************
Thứ sáu, ngày 18 tháng 02 năm 2011 
Tập Làm Văn
Trả bài văn người kể chuyện
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS 
	Nhận biết và sửa được bài làm của mình và sửa lỗi chung, viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc cho hay hơn.
II. Đồ dùng:
 Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết cuối tuần 22, mỗi số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý... cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy học.
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
GV mời 2 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã học trong tiết tập làm văn trước. GV chấm điểm.
2.HĐ2: Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu, của tiết học.
- GV nhận xét chungvề kết quả bài làm của cả lớp.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý...
3.HĐ3. Nhận xét về kết quả làm bài 
- Những ưu điểm chính. Nêu một số ví dụ cụ thể kèm theo tên HS.
- Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một số ví dụ cụ thể kèm theo tên HS.
4.HĐ4. Thông báo điểm số cụ thể 
Hướng dẫn chữa bài
- GV trả bài cho từng HS.
- Hướng dẫn HS sữa lỗi chung.
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết ở bảng phụ.
- 1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại bài cho đúng bằng phấn màu( nếu sai)
5.HĐ5. Hướng dẫn sữa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy ( cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sữa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sữa lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
6.HĐ6. Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay.
- GV gọi HS có đoạn văn hay, bài văn hay đọc cho cả lớp nghe. Cả lớp thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đúng của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình .
 - HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 - Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn viết lại( So sánh với đoạn cũ)
- GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
********************************
Toán 
Thể tích hình lập phương
I.Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS 
	- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
	- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
II. Đồ dùng: 
 	Bộ đồ dùng dạy toán 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
- Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật ? ( 2 HS)
 - 2 em làm bài tập 3 SGK – GV nhận xét – ghi điểm 
2.HĐ2: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV cho HS quan sát hình lập phương có cạnh 3cm yêu cầu HS tính thể tích của hình đó. 
- GV lưu ý : Cách tính thể tích hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
- HS dựa vào lưu ý của GV, mỗi cá nhân tự tìm cách tính rồi báo cáo kết quả ( 3 HS báo cáo- 2 HS nhận xét- GV ghi lên bảng.
- Nếu hình lập phương có cạnh 3 cm thì thể tích là :
 V = 3 x 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
- Vậy muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào? ( 4 HS trả lời – HS nhận xét - GV chốt ý và ghi quy tắc tính thể tích hình lập phương lên bảng. 
- Nếu gọi cạnh của hình lập phương là a. Em hãy ghi công thức tính thể tích hình lập phương? ( HS ghi vào giấy nháp và báo cáo kết quả - GV ghi.
 Hình lập phương có cạnh a thì thể tích Vlà : 
V = a x a x a
3.HĐ3. Thực hành
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương.
 - GV tổ chức cho HS tự làm bài vào vở. 
 - GV yêu cầu HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV yêu cầu HS nêu kết quả
 - GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
 - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.
 - HS tự làm bài toán.
 - Gọi một số HS nêu kết quả. 
 - HS khác nhận xét, GV kết luận.
Giải
0,75 m = 7,5 dm
Thể tích của khối kim loại đó là
7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (dm2)
Khối kim loại đó cân nặng là
421,875 x 15 = 6328,125 ( kg)
Đáp số: 6328,125
Bài 3 : 
- GV gọi một HS đọc đề bài , 
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán . 
- 1 em làm ở bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở.
- Hết thời gian cả lớp chữa bài.
Giải
Thể tích của hình hộp chữ nhật là
8 x 7 x 9 = 504 (cm2)
Số đo của cạnh hình lập phương là
(8 + 7 +9 ) : 3 = 8 (cm)
Thêt tích của hình lập phương là
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số: 512 cm3 
4. HĐ4: Củng cố - dặn dò 
 Nêu cách tính hình lập phương? 
 	 Dặn : Chuẩn bị bài : Luyện tập chung
**************************
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I . Yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được những ưu điểm và tồn tại của lớp trong tuần 23
- Nắm dược kế hoạch tuần 24.
II. Sinh hoạt
 1.HĐ1: ổn định tổ chức 
Hát tập thể, GV nhắc nhở ổn định tổ chức lớp
 2.HĐ3: Tiến hành sinh hoạt : 
Lớp trưởng điều khiển 
* Các tổ trưởng báo cáo, lớp trởng nhận xét chung
- Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ
+ Thực hiện các quy định của đội đồng phục, khăn quàng đỏ
 - Về việc học tập : sách vở đầy đủ, phát biểu
* Nhận xét của GV chủ nhiệm.
* Đề xuất tuyên dương, phê bình
- Tuyên dương: Hiền B, Dung, Mên
- Phê bình: Cường, Mạnh, Hải
 * Đề ra kế hoạch tuần tới
- Thảo luận đa ra biện pháp khắc phục những nhợc điểm trong tuần qua.
 - Đa ra kế hoạch tuần tới: 
	 + Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp: Vệ sinh trực , sinh hoạt 15 phút đầu giờ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 23.doc