Đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Liên Hương

Đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Liên Hương

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 1

Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:

Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.

Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.

a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.

b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .

c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

 

doc 122 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Liên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi tiếng việt số 1
Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.
Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .
 Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.
 Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà thơ Tố Hữu có viết :
Bác sống như trời đất của ta
 Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu ?
Câu 6 (6 điểm) 
“Nghé hôm nay đi thi
Cũng dạy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ di
 Nghé vừa đi vừa nhảy”
 Thi nghé- Huy Cận
Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng hôm Nghé dạy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.
đề thi tiếng việt số 2
Câu 1 ( 2 điểm) Những từ đeo , cõng , vác , ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai được không? Vì sao?
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
 ( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của , để , do , bằng , với , hoặc .
Câu 3 ( 2điểm) Tìm những đại từ được dùng trong câu thơ sau:
Ta với mình , mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi , mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu.
 ( Tố Hữu)
Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn bàn về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã , em nâng”
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc 2 câu ca dao :
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
 Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.
Rủ nhau đi cấy đi cày 
Bây giờ khó nhọc , có ngày phong lưu.
 Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người ?
Câu 6 ( 6 điểm) Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn lệ hường . Em có dịp đứng ngắm ngôi nhà thứ 2 thân yêu của mình . Hãy tả lại trường em lúc ấy .
đề thi tiếng việt số 3
Câu 1 ( 2 điểm ) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. ( Tố Hữu)
Việt Nam đất nước ta ơi ! 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn . ( Nguyễn Đình Thi)
Đây suối Lê - nin , kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh)
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió 
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. ( Hồ Chí Minh)
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ xuân, em hãy đặt một câu :
Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba ( xuân là danh từ ).
Chỉ tuổi trẻ , sức trẻ (xuân là tính từ ).
Chỉ một năm ( xuân là danh từ ) .
Câu 3 ( 2 điểm) Tìm nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp sử dụng dưới đây , rồi phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại , nghĩa gốc , nghĩa chuyển.
 -Bụng no ; - đau bụng ;
_ mừng thầm trong bụng ; - ăn no chắc bụng ; 
- sống để bụng , chết mang đi ; - có gì nói ngay không để bụng ; 
- suy bụng ta ra bụng người ; tốt bụng ; - xấu bụng ; 
- miệng nam mô , bụng bồ dao găm; - thắt lưng buộc bụng ;
- bụng đói đầu gối phải bò ; - bụng đói ; 
- bụng mang dạ chữa ; - mở cờ trong bụng ;
 một bồ chữ trong bụng . - bụng bảo dạ ; 
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết đoạn văn tả cảnh vật mà em yêu thích , trong đó có dùng 2 – 3 từ chỉ màu xanh khác nhau.
Câu 5 ( 4 điểm) Trong bài Chiếc xe lu , nhà thơ Trần Nguyên Đào có viết:
Tớ là chiếc xe lu Tớ là phẳng như lụa
Người tớ to lù lù Trời nóng như lửa thiêu
Con đường nào mới đắp Tớ vẫn lăn đều đều
Tớ san bằng tăm tắp Trời lạnh như ướp đá
Con đường nào rải nhựa Tớ càng lăn vội vã
Theo em , qua hình ảnh chiếc xe lu ( xe lăn đường ) , tác giả muốn ca ngợi ai ? Ca ngợi những phẩm chất gì đáng quý ?
Câu 6 ( 6 điểm) Lần đầu tiên em cắp sách tới trường , đầy bỡ ngỡ và xúc động . Ngôi trường thật lạ , không giống trường mẫu giáo của em . Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang chờ em khám phá . Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và xúc động của ngày đầu tiên ấy.
đề thi tiếng việt số 4
Câu 1 ( 2 điểm) Trong những câu nào dưới đây, các từ đi mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Nó chạy còn tôi đi . Anh đi ô tô,còn tôi đi xe đạp
 Cụ ốm nặng , đã đi hôm qua rồi. Thằng bé đã đến tuổi đi học.
 Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
 Ghế thấp quá không đi được với bàn.
Câu 2 ( 3 điểm ) Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng :
Cây bị đổ nên gió thổi mạnh . - Trời mưa và đường trơn.
Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn .
Câu 3 ( 2 điểm ) Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây : 
 Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh động . Đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào, Cô mặc yếm thắm, một bộ áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước ( Theo Trần Hoài Dương)
Tìm động từ, tính từ trong đạn trích trên
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : Xinh tươi, dịu dàng, rực rỡ
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau :
Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng
Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ
d)Tìm các từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng nào ?
e) Hình ảnh “ Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hoá ?
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn tả hoặc kể về một người, một vật, một việc mà em muốn nói.Trong đoạn văn, có sử dụng dấu phẩy. Viết xong, hãy khoanh tròn các dấu phẩy trong đoạn văn.
Câu 5 ( 4 điểm ) Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập ( 1945), Bác Hồ đã viết : 
“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
 Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào ?
Câu 6 ( 6 điểm ) Mới ngày nào em còn là học sinh lớp một bỡ ngỡ, rụt rè, khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay máI trường Tiểu học thân thương đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, mỗi chỗ ngồi, mỗi chiếc bảng đen, ô cửa sổ nơi đây đều gắn bó với em cùng biết bao kỉ niệm vui buồn. Em ngắm nhìn tất cả, lòng tràn ngập bâng khuâng , xao xuyến. Hãy tả lại trường em trong giờ phút chia tay lưu luyến
đề thi tiếng việt số 5
Câu 1: ( 2 điểm ) Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau . Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này.
a)Mình về với Bác đường xuôi Hoan hô anh giải phóng quân!
 Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Kính chào Anh , con người đẹp nhất 
 Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Lịch sử hôn Anh , chàng trai chân đất 
áo nâu túi vải , đẹp tươi lạ thường! Sống hiên ngang , bất khuất trên đời 
 ( Tố Hữu) Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.
 ( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Nừu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt , trong sự dã man.
Cởu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành này mà cậu còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
Mặc dù khuôn mặt bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn còn tươi trẻ .
Tuy làng mạc bị phá tàn nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa.
Câu 3 ( 2 điểm ) Phân loại các câu dưới đây thành hai loại : câu đơn và câu ghép . Em dựa vào đây để phân chia như vậy ?
Mùa thu năm 1929 , Lý Tự Trọng về nước , được giao nhiệm vụ làm liên lạc , chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển .
Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi .
Mờy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
Mưa rào rào trên sân gạch , mưa đồm độp trên phên nứa .
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn . Trong đoạn văn , có sử dụngh phép thay thế từ ngữ để liên kết câu . ( Viết xong , gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế trong đoạn văn )
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc bài thơ sau:Cả nhà đi học
 Đưa con đến lớp mỗi ngày 
Như con , mẹ cũng “ thưa thầy” , “ chào cô”
Chiều qua bố đón , tình cờ 
Con nghe bố cũng “ chào cô” , “ thưa thầy” 
Cả nhà đi học , vui thay !
Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà 
Hèn chi mười điểm hôm qua 
Nhà mình như thể ba điểm mười.
( Cao Xuân Sơn)
Câu 6 ( 6 điểm) Mùa xuân đến . Cây cối đâm chồi nảy lộc , chim hót véo von . Vạn vật bừng sức sống sau một mùa đông lạnh giá .Em hãy tả lại cảnh sắc màu xuân tươi đẹp đó 
đề thi tiếng việt số 6
Câu 1 ( 2 điểm) Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm , từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
 - Tấm lòng vàng.
 - Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị đánh bắt hải sản.
 b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây chát tường nhanh thoăn thoắt.
 - Sếu mang giang lạnh đang bay ngang trời.
 - Đạn bay rào rào.
 - Chiếc áo này đã bay màu.
Câu 2 ( 3 điểm) Chuyển những cặp câu sau đây thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ :
 a)Rùa biết mình chậm chạp . Nó cố gắng chạy thật nhanh .
 b)Thỏ cắm cổ chạy miết . Nó vẫn không đuổi kịp Rùa .
 c)Thỏ chủ quan , coi thường người khác . Thỏ đã thua Rùa .
 d)Câu chuyện này hấp dẫn , thú vị . Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc 
Câu 3 ( 2 điểm) 
 a)Vạch danh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1 . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong từng vế câu .
 Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?
Câu 4 ( 3 điểm) Viết một đoạn văn tả lại cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời.
Câu 5 ( 4 điểm) Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ được nhà thơ Bằng Việt gợi tả qua những câu thơ trong bài Mẹ như sau:
 Con bị thương , nằm lại một mùa mưa 
 Nhớ dáng mẹ ân  ... nhân hoá 	cho 0,5 điểm.
Đưa ra được những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây dừa như con người: tiếng dừa, gọi, múa reo, đứng canh, đủng đỉnh... 	cho 1 điểm.
Nêu được cảm nhận của bản thân em về cây dừa: Cây dừa thật gần gũi, gắn bó với con người, cây dừa đã điều hoà được khí hậu, là nơi tụ hội của chim muông, cây dừa đã làm đẹp cho quê hương đất nước. Hình ảnh về cây dừa cũng là biểu tượng của con người Việt nam nói chung, con người miền Nam nói riêng. cho 2 điểm 
- Biết cách sắp xếp ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh 	cho 0,5 điểm
- Lưu ý : Học sinh có thể vừa bình vừa lồng cảm xúc nhưng phải nêu bật nội dung của khổ thơ và cảm nhận về cây dừa.
Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh trừ 0,5 điểm ở từng nội dung. 
Câu 2: (10 điểm)Học sinh biết quan sát chân dung Bác Hồ, nhớ lại những bài hát về Bác dành cho Thiếu niên Nhi đồng, những bài học của môn Tiếng Việt, môn Lịch sử gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại (Tuyên ngôn Độc lập: 2/9/1945) và những điều các em biết về Bác với trí tưởng tượng phong phú để làm bài đảm bảo những yêu cầu sau:
1- Yêu cầu:- Nội dung phong phú làm nội bật hình ảnh Bác Hồ kính yêu khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử với những nét tiêu biểu về hình dáng: dáng người, vầng trán, mái tóc, chòm râu, ánh mắt... trang phục của Bác. Trong từng chi tiết khi miêu tả gắn liền với những hoạt động và lời nói của Bác và những liên tưởng của các em về sự hi sinh lớn lao của Bác với dân tộc Việt Nam.
- Kết hợp khi miêu tả Bác cần miêu tả đồng bào có mặt trong buổi lễ cảnh vật không khí chung tại Quảng trường trong giờ phút thiêng liêng đó.
-Thể hiện rõ phương pháp viết văn tả người xen tả cảnh và lồng cảm xúc. Biết chọn lọc và khắc hoạ những nét tiêu biểu nhất về Bác. 
- Diễn đạt trong sáng lưu loát đúng ngữ pháp. Viết đúng chính tả rõ ràng dễ xem.
2-Bậc điểm:Điểm 9- 10 : Như yêu cầu châm chước một vài chi tiết chưa thực sự sinh động. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt. 	Quá qui đinh trừ 0,5 điểm.
Điểm 7- 8 : Nội dung tương đối phong phú đã tả được Bác Hồ với những nét về hình dáng và hoạt động của Bác trên Quảng trường gần như yêu cầu nhưng còn đôi chỗ chưa thật tiêu biểu về các hoạt động, lời nói , không khí chung, sai không quá 3 lỗi diễn đạt. Quá qui đinh trừ 0,5 điểm.
Điểm 5 -6 : Đã xác định được trọng tâm tả người thể hiện được các đặc điểm của Bác đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập nhưng còn một số điểm chưa hợp lí, chưa kết hợp được hình dáng với lời nói của Bác và khung cảnh chung cũng như sự liên tưởng trong quá trình miêu tả. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt. Quá qui đinh trừ 0,5 điểm.
Điểm 3- 4 : Chưa xác định rõ trọng tâm tả người, thiếu những nét cụ thể, còn tả chung chung, lẫn lộn giữa tả người với tả cảnh. Còn khá nhiều chi tiết không hợp lí. Cảm xúc mờ nhạt. sai không quá 5 lỗi diễn đạt. Quá qui đinh trừ 0,5 điểm.
đề thi tiếng việt số 99
Câu 1 : ( 1 điểm ) 
a) Giải nghĩa hai từ sau : lạc quan , lạc hậu.
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
Câu 2 : ( 1 điểm ) 
Tìm 4 câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa.
Câu 3 : ( 3 điểm ) 
	Tìm các kiểu câu kể (Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?) trong đoạn văn dưới đây. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu tìm được :
	Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Chích bông gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Chích bông là bạn của trẻ em và là bạn của bà con nông dân.	
Câu 4 : ( 2,5 điểm )
	Đọc kĩ doạn văn sau :
	Ngày chủ nhật, mẹ dẫn con đi chơi vườn hoa. Sao vườn hoa đẹp thế mẹ nhỉ. Con nhìn đâu cũng thấy những bông hoa đủ màu sắc. Sao lại có những bông hoa đẹp thế hả mẹ. Giữa vòm lá um tùm, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, bông hoa dập dờn trước gió, khi ẩn khi hiện. Lại gần, con mới biết đó là một bông hồng. Mẹ ơi, mẹ hãy giả vờ quay đi chỗ khác một tí, để cho con ngắt bông hoa đi, mẹ. 
	a) Đoạn văn trên có nhiều chỗ sử dụng dấu câu chưa đúng, em hãy chữa lại và chỉ ra các câu hỏi, câu cảm và câu khiến.
	b) Tìm các trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn trong đoạn văn.
Câu 5 : ( 2,5 điểm )
	Đọc bài ca dao sau :
	Cày đồng đang buổi ban trưa
	 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
	 Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
	 Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
	Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài ca dao ? Các biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được điều gì ?
Câu 6 : ( 8 điểm ) Chọn một trong hai đề sau :
	a) Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và một người bạn thân trong lớp. 
	b) Tả lại cảnh mẹ con một loài vật quấn quýt bên nhau và nêu cảm nghĩ của em.
* Lưu ý : Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm.
Hướng dẫn chấm Môn tiếng việt lớp 5
Câu 1 : ( 1 điểm )
	a) Giải nghĩa đúng mỗi từ cho 0,25đ. 
	- Lạc quan : vui sống, luôn tin vào tương lai.
- Lạc hậu : bị tụt lại phía sau, không theo kịp thời đại.
	b) Đặt đúng mỗi câu cho 0,25đ.
Câu 2 : ( 1 điểm ) 
	Tìm được mỗi câu cho 0,25đ.	
Câu 3 : ( 3 điểm )
	+ Kiểu câu Ai làm gì ? 
	- Chích bông (CN) / gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt (VN).
	+ Kiểu câu Ai thế nào ?
	- Hai chân (CN) / xinh xinh bằng hai chiếc tăm (VN).
	- Hai chiếc cánh (CN) / nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút (VN).
	- Cặp mỏ chích bông (CN) / tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại (VN).
	+ Kiểu câu Ai là gì ?	- Chích bông (CN) / là một con chim ... thế giới loài chim (VN).
	- Chích bông (CN) / là bạn ..... nông dân (VN).
	Chỉ ra được mỗi kiểu câu cho 0,25đ.
	Tách được chủ ngữ và vị ngữ ở mỗi câu cho 0,25đ.
 Câu 4 : ( 2,5 điểm ) 
	a) Chữa lỗi dùng dấu câu và gọi tên câu theo mục đích nói :
	- Sao vườn hoa đẹp thế mẹ nhỉ ! (câu cảm) 
	- Sao lại có bông hoa đẹp thế hả mẹ ? (câu hỏi)
	- “ Mẹ ơi, mẹ hãy giả vờ quay đi chỗ khác một tí, để cho con ngắt bông hoa đi, mẹ ! ” (câu khiến)
	Chữa đúng mỗi dấu câu cho 0,25đ. Gọi đúng tên mỗi câu cho 0,25đ.
	b) Trạng ngữ chỉ thời gian : Ngày chủ nhật (0,25đ)
Trạng ngữ chỉ nơi chốn : Giữa vòm lá ... sương đêm (0,25đ), Lại gần (0,25đ).
Câu 5 : ( 2,5 điểm ) HS phải nêu được 2 ý :
a) Chỉ được các biện pháp nghệ thuật : so sánh (0,25đ) (mồ hôi như mưa 0,25đ) và đối lập (0,25đ) (dẻo thơm >< muôn phần (0,25đ).
b) Cảm nhận của HS về bài ca dao :
	- Hình ảnh so sánh ở dòng ca dao thứ hai cho ta thấy công việc đồng áng của người nông dân vô cùng vất vả, khó nhọc (0,5đ).
	- Hình ảnh đối lập ở dòng ca dao thứ tư là lời nhắn gửi của người nông dân : mỗi hạt gạo dẻo thơm đã chứa đựng biết bao nỗi gian lao, cay đắng của những người lao động chân tay để nuôi sống con người (0,75đ). 	
Câu 6 : ( 8 điểm )
	Đề a :
	* Yêu cầu cần đạt : Bài viết có cấu trúc rõ ràng, đúng thể loại kể chuyện, có thể kể về một kỉ niệm vui hoặc buồn, đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, khó quên. Nêu được diễn biến của câu chuyện từ khi mở đầu đến khi kết thúc, biết nhấn mạnh các tình tiết, sự việc chính để tạo sự chú ý của người đọc. Lời kể tự nhiên, chân thực, thể hiện thái độ và cảm xúc. Diễn đạt lưư loát. Cách dùng từ hay. Câu văn không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. 
	* Biểu điểm :
	+ Điểm 7-8 : Bài làm đạt các yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ. Kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Hành văn trôi chảy, ngữ điệu thích hợp gây cảm xúc, tạo ấn tượng. Không sai lỗi chính tả và ngữ pháp.
	+ Điểm 5-6 : Bài làm đủ ý. Bố cục chưa được hợp lí. Tình tiết khá rõ ràng. Diễn đạt tương đối mạch lạc. ít sai lỗi chính tả và ngữ pháp.
	+ Điểm 3-4 : Bài làm còn thiếu một số ý. Diễn đạt lủng củng, thiếu cảm xúc. Kể thiếu mạch lạc. Sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
	+ Điểm 1-2 : ý tưởng nghèo nàn, diễn đạt vụng về. Sai quá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
	+ Điểm 0,5 : Chưa hiểu đề bài hoặc lạc đề.
	Đề b :
	* Yêu cầu cần đạt : Bài viết có bố cục rõ ràng, đúng kiểu bài tả loài vật. Câu văn không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. Xác định được yêu cầu trọng tâm của đề : tả kết hợp hình dáng, hoạt động của cả mẹ và con trong sự quấn quýt, âu yếm bên nhau. Thể hiện cảm xúc chân thật, tự nhiên. Diễn đạt trôi chảy.
	* Biểu điểm :
	- Điểm 7 - 8 : Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. Có thể còn sai một vài lỗi nhỏ về chính tả hoặc ngữ pháp.
	- Điểm 5 - 6 : Bài làm đầy đủ ý. Bố cục chặt chẽ. Diễn đạt khá trôi chảy. Có cảm xúc nhưng chưa thật hay. ít sai lỗi ngữ pháp và chính tả.
	- Điểm 3 - 4 : Bài làm đúng trọng tâm nhưng chưa đủ ý. Hành văn thiếu mạch lạc. Cảm xúc thiếu tự nhiên. Sai khá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
	- Điểm 1 - 2 : ý nghèo. Diễn đạt lủng củng. Thiếu cảm xúc. Sai quá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. 
	- Điểm 0,5 : Không hiểu đề. 
	Lưu ý :
	- Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm	
	- Cho điểm thập phân đến 0,25.
	- Điểm toàn bài không làm tròn.
	- Giáo viên chấm vận dụng linh hoạt thang điểm trên.
 =================================
đề thi tiếng việt số 100
I.Phần trắc nghiệm khách quan ( 4,0 điểm )
 	Đọc thầm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và ghi chữ cái đứng trước đáp án đó (A hoặc B, hoặc C) vào bài thi.
	Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
(Trích mùa xuân và phong tục việt nam)
	Câu 1. Trong đoạn văn trên, tác giả tả những gì?
Tả vẻ đẹp của hoa mai và hoa đào
Tả vẻ đẹp của nụ và cánh hoa mai
Tả vẻ đẹp của nụ hoa, cánh hoa và hương thơm của hoa mai vàng
 	Câu 2. Cánh hoa mai được so sánh như thế nào?
To hơn cánh hoa đào
Mịn màng như lụa
Cả hai ý trên
 	Câu 3. Trong đoạn văn trên, mấy câu có thành phần trạng ngữ?
Một câu Hai câu Ba câu
 	Câu 4. “Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích.” 
Câu văn trên thuộc loại câu kể nào?
Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì?
 II. phần tự luận (16 điểm).
Câu 2. (10 điểm)
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!
Bà rằng: Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à!
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!
 Theo nguyễn văn thắng
	Dựa vào nội dung bài thơ trên,bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, em hãy kể lại câu chuyện cảm động về người bà kính yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tieng_viet_lop_5_nguyen_thi_lien_huong.doc