Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 30

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 30

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.

2. Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.

3. Thái độ :

 - GD bình đẳng nam nữ.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
	=======================================
Tập đọc 
Tiết 59. CON GÁI (T112)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
3. Thái độ :
	- GD bình đẳng nam nữ.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kết hợp trong phần luyện đọc. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc chung (Giọng thủ thỉ, tâm tình).
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Gọi HS đọc bài kết hợp TLCH về nội dung bài.
b) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 10 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc nối tiếp và TLCH do GV nêu.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế về quan niệm con trai-con gái ở địa phương.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Tà áo dài Việt Nam.
=====================================
Toán
Tiết 146. ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH (T154)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
2. Kĩ năng :
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (Bài tập 1).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các đơn vị đo diện tích đã học.
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- Nêu phần chú ý, mời HS nêu kết quả 1ha = m2.
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
* Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để viết được số thích hợp.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào SGK, 7 em lên điền nối tiếp trên bảng phụ.
- Nghe và nêu miệng.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi - bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở ý a và ý b cột 1 (HS làm nhanh làm cả bài), 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng :
 a)1m2=100dm2=10000cm2=1000000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
 b) 1m2 = 0,01dam2 ; 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha ; 
 1ha = 0,01km2 ; 4ha = 0,04km2
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài ra nháp cột 1 (HS làm nhanh làm cả bài).
- 3 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét- chữa bài :
a) 65 000m2 = 6,5 ha 
 846 000m2 = 84,6ha ; 5000m2 = 0,5ha.
b) 6km2 = 600ha ; 9,2km2 = 920ha ;
 0,3km2 = 30ha.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
=======================================
Đạo đức
Tiết 30. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1-T44)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
	- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng :
	- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
3. Thái độ :
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Thẻ màu.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nêu những hiểu biết về Liên Hợp Quốc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 44, SGK).
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trong bài, thảo luận theo các câu hỏi trong SGK.
- Kết luận và mời một số HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ.
- Đọc thầm và thảo luận nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, 1 em đọc - lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau ; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm việc cá nhân.
- 1 số em trình bày ; các em khác nhận xét, bổ sung : i, k không phải là tài nguyên thiên nhiên.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (Bài tập 3, SGK)
- Nêu từng ý kiến.
- Mời HS giải thích lí do.
- Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
- Giơ thẻ màu theo quy ước :
 + Thẻ đỏ : Tán thành.
 + Thẻ xanh : Không tán thành.
 + Không giơ thẻ : Phân vân.
- 1, 2 em giải thích : Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS đọc Ghi nhớ, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò : 
	- GV yêu cầu HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để giờ sau tiếp tục nội dung bài học. 
=========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 44. LUYỆN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG 
(T81-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, giữa các đơn vị đo khối lượng ; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, giữa các đơn vị đo khối lượng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 3 bài tập.
 + HS còn lại làm bài 1, bài 2 ý a và b cột 1, bài 3 mỗi ý 1 dòng.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Nhận nhiệm vụ.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=============================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện từ và câu)
Tiết 63. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (T94 -Tiếng Việt 5 nâng cao)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 3 bài tập.	
 + HS còn lại làm bài 1, 2. 
- Hướng dẫn HS làm bài 2 : Xác định kiểu câu, từ đó phát hiện dấu câu dùng sai để sửa lại, chép lại đoạn văn vào vở.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm bài, nhận xét, chữa bài với các
- Nhận nhiệm vụ.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Chữa bài : 
nhóm đối tượng HS.
* Bài 1. Các dấu câu lần lượt cần điền là : (.), (?), (!), (?), (!), (?), (?), (!), (!), (?).
* Bài 2. Các câu dùng sai dấu câu đã được sửa lại : 
 + Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình.
 + Ai đã giẫm lên giường của tôi ?
 + Có ai đã nằm vào giường của tôi ?
 + Cô bé này đẹp quá !
 + Tên cô là gì ?
 + Em tên là Bạch Tuyết.
 + Sao cô lại tới đây ?
* Bài 3. HS tự đặt câu và nêu miệng nối tiếp. Ví dụ :
 + Mẹ em là giáo viên.
 + Bạn đã làm bài tập chưa ?
 + Bông hoa này đẹp tuyệt !	
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=======================================
Địa lí
Tiết 30. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI (T129)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Biết tên 4 đại dương : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Bawbg Dương ; biết Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
2. Kĩ năng :
	- Nhận biết và nêu được vị trí 4 đại dương trên lược đồ (quả Địa cầu).
	- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
3. Thái độ :
	- Yêu thích tìm hiểu, khám phá thế giới.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Lược đồ, quả Địa cầu.
	- HS : VBT (Thay phiếu).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Đại Dương. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí của các đại dương.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoàn thành bài tập 1 trong VBT-T44.
- Nhận xét, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Quan sát và làm việc cá nhân.
- Một số em trình bày, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên Quả địa cầu.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số đặc điểm của các đại dương. 
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu trao đổi theo gợi ý :
 + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
 + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự : vị trí địa lí, diện tích.
- Nhận xét, kết luận : Trên bề mặt Trái đất có 4 Đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
- Đọc bảng số liệu, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 vài em lên bảng chỉ, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS đọc phần Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài Ôn tập cuối năm. 
=====================*****====================
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 147. ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH (T155)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, ... :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Gợi ý, hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại ý kiến đúng.
- Cho HS quan sát hình trong SGK để nhận biết về các loại Huân chương.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T74, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét, chữa bài :
 Anh hùng Lực lượng vũ trang
 Huân chương Sao vàng
 Huân chương Độc lập hạng Ba
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Làm bài theo nhóm 6.
- Đại diện một số nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung :
a) Huân chương Sao vàng
b) Huân chương Quân công
c) Huân chương Lao động
- Cả lớp cùng quan sát.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức.
5. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS xem lại những lỗi mình hay viết sai tập viết lại cho đúng.
=======================================
Buổi chiều
Lịch sử 
Tiết 30. XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH (T61)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Biết Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ...
2. Kĩ năng :
	- Trình bày được nội dung kiến thức.
3. Thái độ :
	- Tự hào về sự phát triển của đất nước.
	- Có ý thức sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả năng lượng điện.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Ảnh Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu ý nghĩa lịch sử của việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.	
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : GV nêu tình hình nước ta sau năm 1975.
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về quá trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận các câu hỏi :
 + Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức xây dựng khi nào ?
 + Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng ở đâu ?
 + Sau bao nhiêu lâu thì hoàn thành ?
- Nhận xét, chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho HS quan sát ảnh để giới thiệu về Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Treo bản đồ, mời HS lên chỉ vị trí Nhà máy thủy điện Hòa Bình. 
- Đọc thầm, thảo luận nhóm 4 ; đại diện nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung :
 + Ngày 6-11-1979, nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công.
 + Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông Đà (Hòa Bình).
 + Ngày 30-12-1988, tổ máy đầu tiên bắt đầu phát điện.
 + Ngày 4-4-1994, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia. 
- Cả lớp cùng quan sát.
- 1 vài em lên bảng chỉ, lớp quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tinh thần lao động của cán bộ công nhân Việt Nam - Liên Xô.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi : Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao ? 
- Nhận xét, kết luận về tinh thần lao động của cán bộ công nhân Việt Nam - Liên Xô.
- Đọc SGK, thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Nêu câu hỏi thảo luận :
 + Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước ?
 + Việc xây dựng thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa gì đối với Cách mạng nước ta ?
- Nhận xét, chốt ý đúng, ghi bảng.
- Đọc SGK, thảo luận nhóm 6 ; đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung :
 + Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ; Cung cấp điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
 + Là công trình tiêu biểu đầu tiên thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH ; Là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
4. Củng cố : 
	- HS đọc phần Ghi nhớ, nêu cảm nghĩ sau khi học bài, nêu tên một số nhà máy thuỷ điện lớn của nước ta đã và đang xây dựng.
	- GV lưu ý HS về vai trò của năng lượng điện đối với cuộc sống và nhắc nhở HS về ý thức sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả năng lượng điện.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS học bài và hướng dẫn chuẩn bị bài Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
=============================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 65. ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về tả con vật.
2. Kĩ năng :
- Viết được bài văn tả con vật đủ 3 phần.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả con vật.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G : Viết hoàn chỉnh bài văn tả con vật có sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá.
 + HS còn lại : Viết bài văn tả con vật đủ ba phần, có sử dụng một vài hình ảnh so sánh, nhân hoá.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS
- Nhận xét, khen CN thực hiện tốt.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân vào vở, 1 vài em trình bày miệng bài văn.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết bài văn tả con vật để vận dụng ; dặn HS chuẩn bị cho bài Ôn tập về tả cảnh giờ sau.
===========================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài 
Chương trình Hội trại Chúng em tiến bước lên Đoàn-Luyện viết chữ lớp 5)
=================*****==================
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 150. PHÉP CỘNG (T158)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng :
-Ứng dụng kiến thức trong giải toán.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Ôn tập :
- Nêu biểu thức : a + b = c.
- Yêu cầu HS : 
 + Nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức.
 + Nêu một số tính chất của phép cộng.
- Theo dõi.
- 1 số em nêu miệng, lớp theo dõi - bổ sung.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng PS, STP.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Mời HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 3 : 
- Kết luận câu trả lời đúng.
* Bài 4 : 
- Mời HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài. 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài vào bảng con. Kết quả :
 a) 986 280 ; d) 1476,5 ; b) ; c) .
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm cột 1 vào nháp (HS làm nhanh làm luôn cột 2 và nêu miệng kết quả).
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) 1689 ; 1878 ; b) ; 
 c) 38,69 ; 136,98.
- Làm việc nhóm đôi, nêu miệng kết quả và giải thích : x = 0.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
Một giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là :
 (thể tích bể)
 = 50%
 Đáp số : 50% thể tích bể.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại thành phần và các tính chất của phép cộng.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa luyện tập, xem lại về phép trừ STN, PS, STP.
===========================================
Tập làm văn
Tiết 60. TẢ CON VẬT (T125)
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về văn tả con vật.
2. Kĩ năng :
	- Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; dùng từ, đặt câu đúng.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra :
- Mời HS đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS, nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
3.3. HS làm bài kiểm tra :
- Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Thu bài.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị cho tiết Ôn tập về tả cảnh.
========================================
Âm nhạc
Tiết 30. HỌC HÁT BÀI : DÀN DỒNG CA MÙA HẠ (T48)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng : 
 	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát.
3. Thái độ :
- GD cho HS tình cảm gắn bó với mái trường.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- HS : Thanh phách.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài TĐN số 8.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu đôi nét về bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
3.2. Dạy bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
- Hát mẫu.
- Cho HS đọc lời ca.	
- Hát lại bài hát.
- Dạy hát từng câu, đoạn, cả bài.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp.
- Hướng dẫn HS hát đối đáp, đồng ca : Chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát hai câu đối đáp nhau, hai câu cuối đồng ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
- Lắng nghe.
- Đọc CN, đồng thanh.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Chia nhóm và thực hiện theo HD.
- Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. 
4. Củng cố :
- HS kể tên những bài hát về chủ đề mùa hè.
5. Dặn dò :
- GV nhắc nhở HS ôn lại bài hát Dàn đồng ca mùa hạ, tìm các động tác thích hợp để phụ họa cho nội dung bài hát.
===========================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 29 + 30
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt, khắc phục những tồn tại.
	- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
	- Ôn tập tốt kiến thức chuẩn bị cho kì thi Hoàn thành chương trình Tiểu học.	
====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 30.doc