Giáo án Tiếng việt lớp 3 tuần 12

Giáo án Tiếng việt lớp 3 tuần 12

Tập đọc – Kể chuyện.

Nắng phương nam.

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai:đông nghịch, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộc

- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

 

doc 19 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2178Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 3 tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: 
Thứ , ngày tháng năm 200
Tập đọc – Kể chuyện.
Nắng phương nam.
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai:đông nghịch, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộc 
Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
Thái độ: 
Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm đẹp giữa các miền với nhau.
B. Kể Chuyện.
Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK. Hs kể được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Nắng phương nam.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ : Chõ bánh khúc của dì tôi.
- Gv gọi 2 em lên đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi.
+ Vì sao tác giả không quên được mùi vị bánh khúc quê hương?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc sôi nổi, ; diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật ; nhấn giọng các từ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn miền Nam.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
 Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy? (Nhấn giọng ở những từ in đậm).
 Vui / nhưng sao mà / lạnh dễ sợ luôn.
 Hà Nội đang rạo rực những ngày giáp Tết. Trời cuối Đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu 1 Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
 + Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước gì?
- Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
- Gv chốt lại: Vì cành mai chở nắng phương nam đến cho Vân. Cành mai ở ngoài Bắc không có nên rất quí..
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- GV chi Hs ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs.
- Gv yêu cầu Hs đọc truyện theo phân vai từng nhân vật
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs dựa vào các gợi ý trong SGK, các em nhớ và kể lại từng đạn của câu chuyện.
- Gv mở bảng phụ đã viết phần gợi ý.
- Gv mời 1 Hs nhìn phần gợi ý, nhớ nội dung kể mẫu đoạn 1.
Đi chợ tết.
- Chuyện xảy ra vào lúc nào?
- Uyên và các bạn đi đâu?
- Vì sao mọi người sững lại?
b) Đoạn 2: Bức thư.
- Vân là ai?
- Tết ngoài bắc ra sao?
- Các bạn mong ước đều gì?
c) Đoạn 3: Món quà.
- Sáng kiến của Phương.
- Quay lại chợ hoa.
- Gv yêu yêu cầu từng cặp Hs kể chuyện
- Ba Hs tiếp nối nhau kể ba đoạn của câu chuyện.
- Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs đọc lại các câu này.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Một Hs đọc cả bài
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
Cả lớp đọc thầm.
Uyên , Huê, Phương cùng một số bạn ở TP. HCM..
Hs đọc thầm đoạn 1.
Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết.
Gửi cho Vân được ít nắng phương nam.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Gửi tặng Vân ngoài Bắc một cành mai.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 1.
Hs nhìn phần gợi ý kể đoạn 2.
Hs nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 3.
Từng cặp Hs kể từng đoạn của câu chuyện. 
Ba Hs thi kể chuyện.
Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện.
Hs nhận xét.
 5. Tổng kết – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20
Tập viết
Bài : H – Hàm nghi.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa H Viết tên riêng “Hàm nghi ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa H.
	 Các chữ Ghềnh ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ H hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ H.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ H
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: 
 H, N, V. 
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “H, N, V” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Hàm Nghi .
 - Gv giới thiệu: Hàm Nghi ( 1872 – 1943) làm vua 12 năm tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt rồi đưa đi dày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Hải vân bát ngát nghìn trùng.
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
- Gv giải thích câu ca dao: tả cảnh đẹp thiên nhiên và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm ở giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ H: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ N, V: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Hàm nghi : 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là H. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Hàm Nghi.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Hải Vân, Hòn Hồng.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa I
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ... g đựơc vào thăm đồng bào miền Nam.
+ Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng lúc tỉnh, vẫn mong hỏi tin trong Nam. Bác luôn nghỉ đến miền Nam trong chiến đấu và mong chiến thắng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 3.
- Gv cho vài Hs thi đọc lời của Bác .
- Gv mời hai Hs thi đọc lại cả bài .
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs nhìn bảng tập đọc theo.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
Hs luyện đọc lại các câu.
Hs giải nghĩa từ khó và đặt câu với những từ này.
3 Hs đọc từng đoạn trong nhóm .
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh .
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1.
Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác .. trăm tuổi.
. Đồng bào miềm Nam rất dũng cảm, không sợ giặc Mĩ, chỉ sợ không gặp Bác.
. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như một người cha trong gia đình.
. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác.
Hs đọc thầm 2 đoạn còn lại.
Hs thảo luận.
Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Ba Hs thi đọc lời Bác.
Hai Hs thi đọc cả bài.
Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài:Ngừơi con của Tây Nguyên.
Nhận xét bài cũ.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Chính tả
Nghe – viết : Cảnh đẹp quê hương.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bốn câu ca dao cuối của bài “ Cảnh đẹp non sông”.
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: ch/tr hay at/ac . 
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Chiều trên sông hương”.
Gv mời 3 Hs lên bảng tìm các từ có tiếng bắt đầu ch/tr hoặc có vần oc/ooc.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc bốn câu ca dao cuối bài Cảnh đẹp non sông.
Gv mời 1 HS đọc thuộc lòng lại.
 Cả lớp đọc thầm 4 câu ca dao sẽ viết.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày các câu ca dao.
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
+ Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: nước biếc, họa đồ, bát ngát, nước chảy, thẳng cánh. 
Gv đọc cho viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
Phần a)
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a) : cây chuối - chữa bệnh - trông.
Phần b)
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào vở.
- GV mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Câu b) : vác – khát – thác.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
Một Hs đọc lại.
Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ôli. Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 1 ôli.
Cả 2 chữ đầu mỗu dòng cách lề 1 ôli.
Hs viết ra nháp..
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Ba Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài vào vở.
Ba Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Nói viết về cảnh đẹp đất nước.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Hs dựa vào một bức tranh, một cảnh đẹp nước ta, Hs nói những điều đã biết về thắng cảnh đó.
- Biết viết những điều mình nói thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu.
Kỹ năng: 
- Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
- Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm đối với cảnh vật ở trong tranh.
Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Aûnh biển Phan Thiết trong SGK phóng to.
 Bảng phụ viết gợi ý câu hỏi BT1.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- Gv gọi 1 Hs kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11.
- Hai Hs làm lại BT2.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết nói những điều đã biết về cảnh đẹp.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Gv kiểm tra việc Hs chuẩn bị tranh ảnh cho tiết học.
- Gv yêu cầu mỗi em đặt một bức tranh (ảnh) đã chuẩn bị.
- Gv hướng dẫn: Hs có thể nói bức ảnh Phan Thiết trong SDK.
- Gv mở bảng phụ đã viết sẵn câu hỏi.
Tranh (ảnh )vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Gv mời 1 Hs làm mẫu: nói đầy đủ về cảnh đẹp của biển Phan Thiết trong ảnh.
- Gv yêu cầu Hs nói theo cặp.
- Gv cho 3 Hs tiếp nối nhau thi nói.
- Gv nhận xét chốt lại:
+ Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
+ Bao trùm lên cả nước là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ.
+ Núi và biển kề nhau thật đẹp.
+ Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những cảnh đẹp như thế.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập 2.
Mục tiêu: Giúp các em biết viết được những điều đã biết thành một đoạn văn ngắn.
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs viết bài vào vở. Nhắc nhở các em về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Gv theo dõi các em làm bài.
- Gv mời 5 Hs đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương bài viết hay.
PP: Quan sát, thực hành.
1 Hs đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát câu hỏi và bức tranh.
Một Hs đứng lên làm mẫu
Hs nói theo cặp.
Ba Hs thi nói về cảnh đẹp.
Hs nhận xét.
PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài
Hs viết bài vào vở.
 5 Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Chuẩn bị bài: Viết thư.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 12.doc