Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 18 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 18 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Giúp HS biết:

 - Phân biệt 3 thể của chất, kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

 - HS nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

 - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

 - GD hứng thú học tập, tìm tòi của HS.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bộ phiếu ghi tên một số chất: Cát, ô xi, nước đá, ni tơ, cồn, nhôm, muối, hơi nước, đường, xăng, dầu ăn, nước.

 - 2 bảng phụ kẻ sẵn và chia thành 3 phần: thể rắn, thể lỏng, thể khí.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 18 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn: 21/12/2012
Ngày dạy: từ 24/12/2012 đến 28/12/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC 
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu: Giúp HS biết: 
 - Phân biệt 3 thể của chất, kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
 - HS nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - GD hứng thú học tập, tìm tòi của HS.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bộ phiếu ghi tên một số chất: Cát, ô xi, nước đá, ni tơ, cồn, nhôm, muối, hơi nước, đường, xăng, dầu ăn, nước.
 - 2 bảng phụ kẻ sẵn và chia thành 3 phần: thể rắn, thể lỏng, thể khí.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu tác nhân gây bệnh viêm gan A.
+ Nêu cách đề phòng bệnh viêm gan A
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài
a) HĐ1:Trò chơi tiếp sức: Phân biệt 3 thể của chất.
*Mục tiêu: : HS biết phân biệt 3 thể của chất.
*Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử 5 hoặc 6 em tham gia.
- HS 2 đội đứng thành hàng dọc trước bảng, cạnh mỗi đội là 1 hộp đựng các tấm phiếu có cùng nội dung, cùng số lượng.
- Treo 2 bảng phụ " 3 thể của chất'' lên bảng lớp.
GV nhận xét - kết luận. 
b. HĐ2 :Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất, công dụng của một số vật liệu đã học.
* Cách tiến hành.
Bước 1: tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ
Bước 2: tổ chức cho HS chơi - - Đánh giá, nhận xét,kết luận.
c. HĐ3: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày 
* Cách tiến hành.
Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát hình 73 ; nêu sự chuyển thể của nước?
- GV nhấn mạnh: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Bước 2: Yêu cầu HS nêu thêm VD
GV tuyên dương HS tìm được VD đúng.
d) HĐ4: Trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng" 
* Mục tiêu : Giúp HS.
 - Kể được tên 1 số chất ở thể rắn, lỏng, khí.
- Kể được tên 1 số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* Cách tiến hành.
- GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm phát cho 1 bảng phụ, 1 bút dạ.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét - đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò: Gọi HS đọc mục bạn cần biết...
- Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau 
- 2 HS lần lượt trả lời
- HS dưới lớp nhận xét
- HS đọc đầu bài
- Các đội cử đại diện lên chơi, lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội rút được phiếu dán vào cột tương ứng
- Cùng đánh giá kết quả 
 Đáp án:
+ Thể rắn: Cát trắng, đường, nhôm, nước đá, muối.
+ Thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng.
+ Thể khí: Hơi nước, Ô- xi, Ni-tơ.
HS nhận xét. 
- 3 nhóm( 3 tổ) mỗi nhóm ghi đáp án ra bảng con và giơ bảng
- Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét - bổ sung. 
+ Đáp án: 1- b; 2 – c; 3 – a.
- HS quan sát trả lời.
- Hình 1: nước ở thể lỏng.
- Hình2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở điều kiện bình thường.
- Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
- HS tự tìm một số VD khác.	
- Làm việc theo nhóm tổ (3’)
- HS thi trình bày kết quả dán phiếu lên bảng.
- Cả lớp cùng kiểm tra tìm nhóm thắng cuộc.
*********************************
ĐỊA LÍ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Theo đề của Sở Giáo dục và Đào tạo)
*********************************
LỊCH SỬ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Theo đề của Sở Giáo dục và Đào tạo)
*********************************
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về các hành vi đạo đức đã học.
 - Vận dụng tốt các hành vi, chuẩn mực đạo đức.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Ôn các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học:
- HS: Tự xem lại 8 bài đạo đức đó học.
	- HS: Một số em nêu các chuẩn mực đạo đức đã học trong HK I.
 	- GV: Kết luận.
 2. Thực hành xử lí tình huống:
GV: Nêu một số tình huống điển hình cho 3 nhóm thảo luận, giải quyết tình huống:
+ Em mượn sách ở thư viện đem về, không may để em bé làm rách.
+ Bạn em làm một điều sai trái, em khuyên ngăn nhưng bạn không nghe.
+ Tuần tới, lớp em tổ chức hái hoa dân chủ và và tổ em được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này. Nếu là thành viên của tổ, các em sẽ dự kiến thực hiện nhiệm vụ như thế nào? 
HS: Các nhóm tìm cách xử lí tình huống và nêu ý kiến trước lớp.
GV kết luận, nêu một số ý kiến.
 3. Liên hệ thực tế:
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS tự liên hệ bản thân mình, VD:
+ Em thấy mình có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5?
+ Tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm đến nay?
 4. Hoạt động tiếp nối:
GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành.
Dặn HS: Thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học.
*********************************
KĨ THUẬT
THỨC ĂN NUÔI GÀ (tiết 2)
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS:
 - Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
 - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
 - Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Tranh, ảnh, một số mẫu thức ăn (lúa, ngô, tấm, đỗ, thức ăn hỗn hợp)
- Phiếu học tập. (giấy to – bút dạ)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài mới:
a, Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vitamin, thức ăn tổng hợp:
b. Đánh giá kết quả học tập:
Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
Gọi lần lượt các nhóm trình bày theo nội dung đã thảo luận.
 GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loaị thức ăn theo SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp
Kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm.... có thể cho gà ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn qua chế biến tuỳ từng loại.
Nêu câu hỏi cuối bài
Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS thảo luận theo nhóm 4 
- Đại diện 4 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS trả lời
HS trả lời.
3. Nhận xét, dặn dò: Đọc bài: Nuôi dưỡng gà
*********************************
KHOA HỌC
HỖN HỢP
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp ( Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,) 
- Gây hứng thú học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Mỗi tổ chuẩn bị: Muối trắng, mì chính, hạt tiêu, chén nhỏ, thìa, cát trắng, nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước, dầu ăn, chậu nước, gạo lẫn sạn, giá vo gạo.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1 - Kiểm tra: Các chất thường tồn tại ở thể nào? Cho ví dụ.
2 - Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng: Nêu mục tiêu bài học.
a. HĐ1: Thực hành tạo 1 hỗn hợp gia vị.
* Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
* Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Giao nhiệm vụ: Tạo ra 1 hỗn hợp gia vị gồm: muối tinh, mì chính, hạt tiêu.
- Làm việc cả lớp: Yêu cầu các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
+ Vậy hỗn hợp là gì?
- Làm việc theo nhóm 4.
- HS thực hành dưới sự điều khiển của nhóm trưởng
- Mời các nhóm thử - nhóm khác nhận xét.
- 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
b. HĐ 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Kể tên được 1số hỗn hợp.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
- Theo bạn không khí là hỗn hợp hay là 1 chất?
- Kể tên 1 số hỗn hợp mà em biết?
Bước 2: Gọi đại diện trình bày trước lớp
- GV kết luận
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi SGK.
- HS trình bày - HS khác nhận xét.
c. HĐ 3: Trò chơi: "Tách các chất ra khỏi hỗn hợp"
* Mục tiêu: HS nắm được phương pháp tách các chất trong 1 hỗn hợp.
* Cách tiến hành.
Bước 1: - GV nêu câu hỏi ứng với mỗi hình, các nhóm ( bàn ) thảo luận ghi đáp án vào bảng con, nhóm nào xong cầm bảng lên đứng từ trái sang phải.
Bước 2:Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
+Phương pháp sàng sảy ứng với hình nào?
- Tổ chức cho HS chơi từng phần - nhận xét nhóm nào đúng và nhanh nhất. 
- HS nghe cách chơi.
- Đáp án : H1: Làm lắng
 H2: Sàng sảy
 H3: Lọc 
d. HĐ 4: Thực hành : Tách các chất trong hỗn hợp.
* Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện như yêu cầu SGK - 75.
- Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét - kết luận.
Nhóm 1: Lọc qua phễu
Nhóm 2: Cho vào cốc rồi lấy thìa hớt.
Nhóm 3: Đổ gạo lẫn sạn vào giá rồi đãi trong chậu nước, bốc gạo ở phía trên còn sạn ở phía dưới.
- HS nhận xét.
3- Củng cố - dặn dò: Gọi 1- 2 HS nêu phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài - thực hành ở nhà.
Ngày soạn: 21/12/2012
Ngày dạy: từ 24/12/2012 đến 28/12/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TIẾNG VIỆT (ôn)
ÔN VẦN: UÔT - ƯƠT
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS nắm chắc vần uôt, ươt, đọc, viết được các tiếng, từ có vần uôt, ươt.
 - Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
 - GDHS lòng yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Vở bài tập .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: uôt, ươt
- GV ghi bảng: uôt, ươt, chuột nhắt, trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ...
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà...
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: trắng muốt ( 1 dòng)
 ẩm ướt ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 18.doc